Cận cảnh vườn lan rừng bạc tỷ giữa phố Hà Nội

Thầy giáo trường làng Nguyễn Đỗ Thế Cường đang sở hữu vườn lan có nhiều giống lan quý, hiếm như uyên ương, quế lan hương… trị giá hàng tỷ đồng.

Can canh vuon lan rung bac ty giua pho Ha Noi
Thầy Cường chăm sóc các giò lan tại vườn của gia đình ở xã Hương Ngải. 
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình trồng hoa lan, đến nay thầy giáo trường làng Nguyễn Đỗ Thế Cường ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội đang sở hữu vườn lan có nhiều giống lan quý, hiếm như uyên ương, quế lan hương… trị giá hàng tỷ đồng.
Hiện, vườn lan của thầy giáo Cường đang có khoảng trên 5.000 giò lan với gần 100 loài lan rừng quý, hiếm khác nhau trị giá lên đến gần 2 tỷ đồng.Trong đó, có các giỏ lan được kết trên gỗ lũa cổ thụ tự nhiên rất đẹp, trị giá tứ 10 đến trên 20 triệu đồng/giò..., thầy Cường cho biết, việc kết lan rừng vào gỗ lũa cổ thụ không chỉ làm tăng thêm giá trị của lan mà tuổi thọ của các loài lan cũng lâu hơn các loại gỗ khác như nhãn, mít…
Theo tỷ phú lan rừng Nguyễn Đỗ Thế Cường, khi muốn lan rừng ra hoa sớm, lâu tàn, thì người chơi cần bón phân qua lá dành riêng cho lan, bằng cách phun các chất dinh dưỡng có bán ngoài thị trường lên lá lan, sẽ thúc đẩy nhanh quá trình ra hoa nhanh hơn so với bình thường.Khi người "chơi hoa" mua hoa lan về nuôi trồng trong môi trường nhà thường gặp nhiều khó khăn như cây không phát triển, héo rũ, không ra hoa. Về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan rừng để người yêu hoa có những giò lan phong cách tự nhiên, hoang dã và không gì khác là lan rừng.
Can canh vuon lan rung bac ty giua pho Ha Noi-Hinh-2
Các giò lan tại vườn của thầy Cường đua sắc quanh năm. 
Theo ông Cường, kinh nghiệm dân gian muốn cho lan sinh trưởng tốt, môi trường thuận lợi nhất cho lan bám vào cây tươi hoặc cây gỗ lũa nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Vì vậy, khi lan đưa vào trồng trong chậu cần chăm sóc từ từ cho cây quen dần, không bón thúc phân hóa học quá sớm. Lúc lấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá thân rễ. Chăm sóc cho lan một tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Ngoài ra, cần chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa đều không được nén chặt. Tránh để ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đêm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt.
“Khi muốn lan rừng ra hoa sớm, lâu tàn, thì người chơi cần bón phân qua lá dành riêng cho lan. Song cần rất hạn chế bón thúc cho hoa vì sau mỗi đợt bón như vậy cây sẽ yếu sức. Tốt nhất là cách hai tháng lại thay lót giò một lần bằng xơ dừa mạt cưa. Hoa tàn thì cắt ngay cuống lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây lại sức. Tưới nước nhẹ đều đặn ngày vài ba lần là cây sống khỏe không cần bón phân” – tỷ phú lan rừng ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội chia sẻ.
Cũng theo tỷ phú lan rừng Cường, một trong những đặc điểm sinh học của lan là loài cây khó tính ở chỗ lan có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Nếu lan bị ánh nắng trực tiếp nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng mặc dù vẫn được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan.
Can canh vuon lan rung bac ty giua pho Ha Noi-Hinh-3
Loài hoa lan sóc Lào đua sắc rực rỡ tại vườn của thầy giáo Cường. 
Để phòng ngừa tác hại của nắng hạn đối với lan, ông Cường cho rằng: "Các chủ vườn cần chủ động tiến hành một số biện pháp sau:Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào giỏ, bụi lan và toàn bộ giá thể (lồng lan), đặc biệt “kỵ” với nắng quái chiều và gió Tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà thì phải làm giàn bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quang hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm "2 ướt 1 khô" trong ngày đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ làm mát cây, ướt rễ và dự trữ".
Can canh vuon lan rung bac ty giua pho Ha Noi-Hinh-4
“Để làm hoa lan thành công, người chủ vườn phải có tình yêu thực sự với hoa và phải kiên trì mới có thể làm giàu được từ mô hình này”- ông Cường chia sẻ 

Khám phá về cá mó đặc sản miền Tây

(Kiến Thức) - Cá mó, còn có tên gọi khác là cá lưỡi mèo, là loại cá đặc sản miền Tây thường xuất hiện ở ở các vùng biển như Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang... vào mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch. 
 

Cá mó sống ở vùng nước mặn. Loài cá này có nhiều ở các vùng biển miền Tây như Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang. 0975710348Tên gọi của các loài cá này trong tiếng Anh là parrotfish (= cá vẹt) là do miệng giống chim vẹt chứa đá vôi của chúng. Ảnh rausachgiasi.
 Cá mó sống ở vùng nước mặn. Loài cá này có nhiều ở các vùng biển miền Tây như Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang. 0975710348Tên gọi của các loài cá này trong tiếng Anh là parrotfish (= cá vẹt) là do miệng giống chim vẹt chứa đá vôi của chúng. Ảnh rausachgiasi.
Cá mó dùng cái miệng này để quắp và ăn những động vật không xương sống nhỏ sống trong san hô. Để bắt được cá mó, các ngư dân phải dùng đáy để đánh bắt. Ảnh blogspot.
Cá mó dùng cái miệng này để quắp và ăn những động vật không xương sống nhỏ sống trong san hô. Để bắt được cá mó, các ngư dân phải dùng đáy để đánh bắt. Ảnh blogspot.
Cá mó có ngoại hình không được đẹp mắt như nhiều loài cá khác. Cá có mình dẹp, thân màu trắng hồng, có vảy bạc, đầu hơi tròn, miệng méo. Ảnh blogspot.
 Cá mó có ngoại hình không được đẹp mắt như nhiều loài cá khác. Cá có mình dẹp, thân màu trắng hồng, có vảy bạc, đầu hơi tròn, miệng méo. Ảnh blogspot.
Đổi lại, cá mó nhiều thịt, ít xương, thơm ngon nên rất được ưa chuộng. Ảnh: Cá mó và cá khác được đánh bắt, nguồn ảnh: ytimg.
 Đổi lại, cá mó nhiều thịt, ít xương, thơm ngon nên rất được ưa chuộng. Ảnh: Cá mó và cá khác được đánh bắt, nguồn ảnh: ytimg.
Cá mó được chế biến thành nhiều món như nấu lẩu, làm gỏi, nấu canh chua... Ảnh baoquangngai.
 Cá mó được chế biến thành nhiều món như nấu lẩu, làm gỏi, nấu canh chua... Ảnh baoquangngai.
Cá mó còn có tên gọi khác là cá lưỡi mèo. Họ Cá mó bao gồm 10 chi với khoảng 100 loài cá sinh sống trong môi trường nước mặn, chủ yếu là vùng biển nhiệt đới. Ảnh bachhoaxanh.
 Cá mó còn có tên gọi khác là cá lưỡi mèo. Họ Cá mó bao gồm 10 chi với khoảng 100 loài cá sinh sống trong môi trường nước mặn, chủ yếu là vùng biển nhiệt đới. Ảnh bachhoaxanh.
Cá mó là loại cá đặc sản miền Tây thường xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch. Ảnh haisanmiennam.
 Cá mó là loại cá đặc sản miền Tây thường xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch. Ảnh haisanmiennam.

Mời quý vị xem video: Những hình ảnh động vật vui nhộn

Chú chim bỗng nổi tiếng thế giới nhờ biết sống hưởng thụ

(Kiến Thức) - Có rất nhiều loài chim bay lượn đỉnh cao, thế nhưng sẽ chẳng có con chim nào có thể bay một cách nhàn nhã và biết cách hưởng thụ, ở trạng thái hưng phấn như chú chim hải âu này.

Mới đây, nhiếp ảnh gia Karen Munro thực hiện chuyến đi khám phá thiên nhiên và cuộc sống hoang dã xung quanh hòn đảo nhỏ ở ngoài khơi bờ biển Scotland.
Cũng tại hòn đảo nhỏ này, Karen đã có cơ hội gặp gỡ một chú chim biển hạnh phúc nhất thế giới, đó là một chú chim hải âu cực kỳ hưởng thụ.
 
Tuy nhiên, Karen thực không nhận ra rằng mình đã có cơ hội được gặp chú chim hải âu hạnh phúc, rất biết thưởng thức cuộc sống cho đến về nhà.
 
"Khi về nhà, tôi xem qua các bức ảnh của mình, hầu hết không có gì đặc biệt vì ánh sáng hôm đó không tốt. Tuy nhiên, ngay khi nhìn thấy bức ảnh của chú chim hải âu này, tôi đã bật cười ngay tức khác, trông chú chim này như đang mỉm cười rất vui vẻ và nhắm mắt tận hưởng chuyến bay một cách chẳng giống ai", cô Karen nói.

Mời quý vị xem video: Những hình ảnh động vật đáng yêu vô cùng

Có người nhận thấy, trong bức ảnh, chim hải âu đang ở trong trạng thái hưng phấn, giống như đang làm người mẫu cho quảng cáo dầu gội suôn mượt. Bên cạnh đó, một số người đưa ra thắc mắc, tại sao trong tư thế đó mà con chim vẫn bay được. 
Về vấn đề này, cô Karen đã đưa ra lời giải thích rằng, sở dĩ cô chụp được khoảnh khắc thú ví này là nhờ bản chất của loài hải âu sống trên đảo. Chúng thường xuyên bay trên biển, đôi cánh và bộ lông dễ bị ướt. Vì vậy khi bay trên không chúng, những con hải âu sẽ tự lắc mình để những sợi lông vũ khô nhanh hơn. 
Được biết, con chim hải âu hạnh phúc này thuộc loài hải âu Fulmar phương Bắc, tên khoa học Fulmarus glacialis, là một loài chim trong họ Procellariidae.