Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Cận cảnh quy trình làm loại hương đen độc đáo của làng Choá

09/04/2023 07:02

Kinh Bắc nổi tiếng là đất trăm nghề, trong đó có nghề làm hương đen. Sản xuất hương đen không chỉ là làm nghề mà còn là sự giữ gìn, phát huy truyền thống.

Nguyễn Hải

Làng hương 300 năm tuổi tất bật vào Tết Nguyên Đán

Lý do Cty tổ chức giải bơi Oceanman bị xử phạt

Quảng Bình: Hiệu trưởng, hiệu phó cãi vã, đánh nhau ngay trong sân trường

Làng nghề làm hương đen trăm tuổi hối hả vào vụ Tết

Sốc: MiG-29 Slovakia viện trợ cho Ukraine do kỹ sư Nga đại tu

Từ xưa, làng Chóa xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã nổi tiếng với với nghề làm hương đen. Người dân ở đây đến con nít cũng biết se hương đều tăm tắp. Đối với họ, nghề làm hương đen không chỉ mang giá trị cao về truyền thống làng nghề mà còn là văn hoá đặc trưng của làng Choá.
Từ xưa, làng Chóa xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã nổi tiếng với với nghề làm hương đen. Người dân ở đây đến con nít cũng biết se hương đều tăm tắp. Đối với họ, nghề làm hương đen không chỉ mang giá trị cao về truyền thống làng nghề mà còn là văn hoá đặc trưng của làng Choá.
 Hương đen làng Choá khác biệt với những loại hương khác bởi nguyên liệu không hoá chất, khi đốt sẽ có mùi thơm mát đặc trưng của nhựa trám, khói vào mắt cũng không cay và không đen nhà. Hương mang màu đen bóng, nhẵn tuy nhiên lại không bị nhọ tay, dù có bôi vào áo trắng cũng không để lại vết. Đặc biệt dù hương có ngâm nước vẫn cháy bình thường.
Hương đen làng Choá khác biệt với những loại hương khác bởi nguyên liệu không hoá chất, khi đốt sẽ có mùi thơm mát đặc trưng của nhựa trám, khói vào mắt cũng không cay và không đen nhà. Hương mang màu đen bóng, nhẵn tuy nhiên lại không bị nhọ tay, dù có bôi vào áo trắng cũng không để lại vết. Đặc biệt dù hương có ngâm nước vẫn cháy bình thường.
Bà Ngô Thị Bảy, gia đình có nhiều đời làm nghề hương đen truyền thống, nổi tiếng trong làng cho biết: "Làm ra một cây hương đen đặc trưng của làng nghề cần phải trải qua nhiều rất nhiều công đoạn. Để hương đốt lên có mùi thơm đặc biệt, cháy hết nén và xoắn vòng lộc... phải chọn vật liệu cẩn thận, kỹ càng. Vật liệu chính gồm tre (nứa), than hoa và nhựa trám. Trong đó, nhựa trám phải được nhập từ vùng cao, than hoa từ cây gỗ bạch đàn đã được loại bỏ sạch tạp chất".
Bà Ngô Thị Bảy, gia đình có nhiều đời làm nghề hương đen truyền thống, nổi tiếng trong làng cho biết: "Làm ra một cây hương đen đặc trưng của làng nghề cần phải trải qua nhiều rất nhiều công đoạn. Để hương đốt lên có mùi thơm đặc biệt, cháy hết nén và xoắn vòng lộc... phải chọn vật liệu cẩn thận, kỹ càng. Vật liệu chính gồm tre (nứa), than hoa và nhựa trám. Trong đó, nhựa trám phải được nhập từ vùng cao, than hoa từ cây gỗ bạch đàn đã được loại bỏ sạch tạp chất".
Đầu tiên họ mua nứa hoặc tre về ngâm. Tre, nứa yêu cầu phải thẳng, không mối mọt và ngâm khoảng 3 tháng rồi mới được vót thành que hương. Vót xong sẽ mang đi phơi khô dưới nắng, tẽ ra từng thẻ một để đảm bảo ánh nắng vào đủ giúp khô đều tăm hương.
Đầu tiên họ mua nứa hoặc tre về ngâm. Tre, nứa yêu cầu phải thẳng, không mối mọt và ngâm khoảng 3 tháng rồi mới được vót thành que hương. Vót xong sẽ mang đi phơi khô dưới nắng, tẽ ra từng thẻ một để đảm bảo ánh nắng vào đủ giúp khô đều tăm hương.
Tiếp theo, nghiền than hoa cho thật nhuyễn. Sau khi nghiền xong thì nấu nhựa trám và pha trộn với nhau. Khâu trộn nguyên liệu quyết định phần lớn việc tạo nên hương thơm khác biệt cho loại hương đen đặc trưng này. Công thức pha trộn do bí quyết của từng nhà, pha chuẩn sẽ cho độ dẻo, thơm và có màu đen bóng.
Tiếp theo, nghiền than hoa cho thật nhuyễn. Sau khi nghiền xong thì nấu nhựa trám và pha trộn với nhau. Khâu trộn nguyên liệu quyết định phần lớn việc tạo nên hương thơm khác biệt cho loại hương đen đặc trưng này. Công thức pha trộn do bí quyết của từng nhà, pha chuẩn sẽ cho độ dẻo, thơm và có màu đen bóng.
Cuối cùng là công đoạn se hương, se xong sẽ mang đi phơi khô và có thể xuất xưởng.
Cuối cùng là công đoạn se hương, se xong sẽ mang đi phơi khô và có thể xuất xưởng.
Ngày nay, nhiều gia đình tại làng Choá đã chuyển sang làm hương đen theo hướng công nghiệp. Chồng bà Bảy - ông Đào Sỹ Bình là người tiên phong trong việc ứng dụng máy móc vào sản xuất. Ông Bình cho hay: “Tôi và con trai chế tạo thành công chiếc máy se hương tự động này từ năm 2005. Đã phải nghiên cứu, thử nghiệm rất vất vả và tốn thời gian. Chiếc máy này sẽ rút bớt được công đoạn se bằng tay, giúp tự động se vạn que đều như một, cho năng suất cao gấp 10 lần".
Ngày nay, nhiều gia đình tại làng Choá đã chuyển sang làm hương đen theo hướng công nghiệp. Chồng bà Bảy - ông Đào Sỹ Bình là người tiên phong trong việc ứng dụng máy móc vào sản xuất. Ông Bình cho hay: “Tôi và con trai chế tạo thành công chiếc máy se hương tự động này từ năm 2005. Đã phải nghiên cứu, thử nghiệm rất vất vả và tốn thời gian. Chiếc máy này sẽ rút bớt được công đoạn se bằng tay, giúp tự động se vạn que đều như một, cho năng suất cao gấp 10 lần".
"Việc thay thế sức người bằng máy móc cũng giúp giảm bớt người lao động, hiệu quả kinh tế cao hơn. Trước đây, nhà tôi thuê khoảng 15-20 nhân công, nhưng đến thời điểm có máy chỉ cần vài người là đáp ứng đủ lượng công việc, họ cũng đều là con cháu trong nhà, vừa làm vừa giữ nghề", ông Bình nói.
"Việc thay thế sức người bằng máy móc cũng giúp giảm bớt người lao động, hiệu quả kinh tế cao hơn. Trước đây, nhà tôi thuê khoảng 15-20 nhân công, nhưng đến thời điểm có máy chỉ cần vài người là đáp ứng đủ lượng công việc, họ cũng đều là con cháu trong nhà, vừa làm vừa giữ nghề", ông Bình nói.
Đối với gia đình ông bà Bảy – Bình, làm hương đen là nghề chính. Dù quy mô làng nghề đang dần bị thu hẹp, nhưng ông bà khẳng định sẽ không bỏ nghề mà sẽ ngày càng đầu tư, phát triển hơn nữa nghề hương đen.
Đối với gia đình ông bà Bảy – Bình, làm hương đen là nghề chính. Dù quy mô làng nghề đang dần bị thu hẹp, nhưng ông bà khẳng định sẽ không bỏ nghề mà sẽ ngày càng đầu tư, phát triển hơn nữa nghề hương đen.
Dù nhiều gia đình đã chuyển sang làm hương đen theo hướng công nghiệp, nhưng vẫn còn một số nhà giữ nghề se hương bằng tay. Ngồi bên chiếc bàn gỗ dài được kê nghiêng, với đôi bàn tay khéo léo, nhanh thoăn thoắt, bà Ngô Văn - người vẫn gắn bó với nghề se hương bằng tay chia sẻ: “Se hương thủ công sẽ mang lại độ mịn màng hơn, que hương đốt được lâu hơn, việc bảo quản cũng tốt hơn. Đặc biệt, hương se tay mang giá trị cao về truyền thống làng nghề".
Dù nhiều gia đình đã chuyển sang làm hương đen theo hướng công nghiệp, nhưng vẫn còn một số nhà giữ nghề se hương bằng tay. Ngồi bên chiếc bàn gỗ dài được kê nghiêng, với đôi bàn tay khéo léo, nhanh thoăn thoắt, bà Ngô Văn - người vẫn gắn bó với nghề se hương bằng tay chia sẻ: “Se hương thủ công sẽ mang lại độ mịn màng hơn, que hương đốt được lâu hơn, việc bảo quản cũng tốt hơn. Đặc biệt, hương se tay mang giá trị cao về truyền thống làng nghề".
Hương đen làng Chóa có nhiều loại, tùy theo kích thước yêu cầu của khách, từ 30cm đến 1m2, giá dao động từ 25.000 – 350.000 nghìn đồng/100 cây. Ngày nay, thị trường tiêu thụ loại hương này đã mở rộng hơn, được nhiều nơi biết đến, hương được bán toàn quốc và cả nước ngoài.
Hương đen làng Chóa có nhiều loại, tùy theo kích thước yêu cầu của khách, từ 30cm đến 1m2, giá dao động từ 25.000 – 350.000 nghìn đồng/100 cây. Ngày nay, thị trường tiêu thụ loại hương này đã mở rộng hơn, được nhiều nơi biết đến, hương được bán toàn quốc và cả nước ngoài.
Trao đổi với PV, ông Ngô Quang Thu, Chủ tịch UBND xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong cho biết: "Toàn thôn hiện có trên 600 hộ và chỉ còn hơn 100 gia đình vẫn đang sản xuất hương đen, nhưng tất cả đều chỉ tập trung vào thời điểm 3 tháng cận Tết Nguyên đán. Còn làm quanh năm thì chỉ khoảng 30 hộ. Hiện nhiều hộ đã sản xuất theo hướng công nghiệp nên lượng hương vẫn đáp ứng đủ cho thị trường. UBND xã cũng đã tích cực tuyên tuyền, vận động, tạo điều kiện tốt nhất cho bà con trong sản xuất hương đen để họ có thể duy trì và phát huy nghề truyền thống".
Trao đổi với PV, ông Ngô Quang Thu, Chủ tịch UBND xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong cho biết: "Toàn thôn hiện có trên 600 hộ và chỉ còn hơn 100 gia đình vẫn đang sản xuất hương đen, nhưng tất cả đều chỉ tập trung vào thời điểm 3 tháng cận Tết Nguyên đán. Còn làm quanh năm thì chỉ khoảng 30 hộ. Hiện nhiều hộ đã sản xuất theo hướng công nghiệp nên lượng hương vẫn đáp ứng đủ cho thị trường. UBND xã cũng đã tích cực tuyên tuyền, vận động, tạo điều kiện tốt nhất cho bà con trong sản xuất hương đen để họ có thể duy trì và phát huy nghề truyền thống".
>>> Mời độc giả xem thêm video Những ngành nghề đã thay đổi thế nào trong 100 năm qua? (Nguồn: Kienthucnet)

Top tin bài hot nhất

Con trâu đực cào chân xuống đất tố tội ác kinh hoàng trong bụi rậm

Con trâu đực cào chân xuống đất tố tội ác kinh hoàng trong bụi rậm

06/05/2025 07:05
Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

26/04/2025 07:30
Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

05/05/2025 13:30
Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

20/04/2025 20:31
Người phụ nữ chết tức tưởi vì “lời hẹn ước đến kiếp sau“

Người phụ nữ chết tức tưởi vì “lời hẹn ước đến kiếp sau“

21/04/2025 06:45

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status