
Tại Việt Nam, cá anh vũ được gọi là "cá tiến vua". Bởi xưa kia, loài cá này chỉ dùng để tiến vua, dân thường không được ăn. Ảnh: Internet

Theo ghi nhận của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và mạng lưới dành cho các nhà khoa học ReseachGate, cá anh vũ mới chỉ được ghi nhận tại Trung Quốc và Việt Nam. Ảnh: Nông nghiệp

Tại Trung Quốc, cá anh vũ được xếp vào loài có nguy cơ tuyệt chủng trong danh sách đỏ về động vật có xương sống. Tại Việt Nam, cá anh vũ đã được đưa vào Sách Đỏ với mức độ đe dọa bậc V và các loài cần được bảo vệ của ngành thủy sản. Ảnh: Internet

Cá anh vũ thân dày, thuôn dần về phía đuôi, không có râu. Ảnh: Internet

Thân cá màu xám tro, bụng màu vàng nhạt. Miệng phía dưới, rạch ngang, có môi dưới rộng hình tam giác, với nhiều gai thịt tròn nổi. Ảnh: Internet

Ở ngoài tự nhiên, cá anh vũ chỉ xuất hiện vào cuối thu đầu đông khi trời có sương mù, không có mưa trên thượng nguồn, nước trong. Mùa hè mưa nhiều, nước nguồn đục thì hầu như cá không xuất hiện. Ảnh: Internet

Tại Việt Nam, cá anh vũ có thể phân ra làm 3 loại, bao gồm cá anh vũ Tây Nguyên, cá anh vũ Phú Thọ và cá anh vũ đầu vàng. Ảnh: Facebook

Trong đó, cá anh vũ Tây Nguyên sống trong điều kiện môi trường nhiều thức ăn, rong rêu hơn nên trọng lượng lớn, thịt trắng, thơm ngon hơn bất cứ loại cá nào khác. Ảnh: Báo Đà Nẵng

Hiện nay, cá anh vũ đã được nhân giống và nuôi thành công. Cá anh vũ thương phẩm giá dao động từ 4-10 triệu đồng/kg nhưng số lượng ít. Ảnh: Dân Việt

Những người từng được thưởng thức cá anh vũ cho biết loài cá này ít xương dăm, thịt thơm và ngọt. Ảnh: Internet

Cá anh vũ chế biến thành món nướng, chả, nấu và hấp lá gừng đều rất ngon. Ảnh: Internet