Cần ban hành cơ chế tài chính đặc thù cho hoạt động tư vấn - phản biện

Đó là kiến nghị của TS Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng ban Khoa học và Hợp tác quốc tế Liên hiệp Hội Việt Nam trong tham luận tại Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030.

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) là tổ chức chính trị – xã hội của trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN), với 156 hội thành viên và 570 đơn vị KH&CN trực thuộc, là nơi quy tụ đông đảo đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực.

Là tổ chức được Đảng, Chính phủ giao nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (Thể hiện quan QĐ -22-2002/QĐ-TTg. QĐ 14-2014/QĐ-TTg), trong những năm qua, Liên hiệp Hội đã đóng vai trò trung tâm trong việc cung cấp luận cứ khoa học, phản biện chính sách, tham mưu chiến lược cho Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Liên hiệp Hội đã tích cực phối hợp với các cơ quan như Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban KH&CNMT của Quốc hội, các Bộ, ngành để tổ chức hội thảo, diễn đàn chuyên đề nhằm góp ý các dự thảo luật, nghị quyết và chiến lược quốc gia.

Đặc biệt, Liên hiệp Hội đã tham gia góp ý kiến sâu sắc vào Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Dự thảo Chiến lược phát triển đội ngũ trí thức, và nhiều chính sách liên quan đến phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

ts-le-cong-luong.jpg
TS Lê Công Lương phát biểu tại Hội thảo "Vai trò của trí thức khoa học và công nghệ Liên hiệp Hội Việt Nam trong việc thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị"

Liên hiệp Hội Việt Nam đã nghiêm túc triển khai chương trình kế hoạch hành động thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, đặc biệt trong Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW. Liên hiệp Hội Việt Nam đã và đang xây dựng, triển khai 4 đề án lớn giai đoạn 2025–2030 gồm: Chuyển đổi số, Phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo, Thúc đẩy tư vấn – phản biện, và Phổ biến tri thức.

Đề xuất các cơ chế đặc thù về tài chính, nhân lực, tổ chức cho các tổ chức KH&CN ngoài công lập, thúc đẩy liên kết công – tư – trí thức trong nghiên cứu và ứng dụng.

Từ những việc đã làm được trong thời gian qua, Liên hiệp Hội Việt Nam nhận thấy, cần đặt công tác tư vấn, tham mưu trong tổng thể chiến lược phát triển đất nước, có tầm nhìn dài hạn và thực tiễn sâu sắc.

Coi trọng và phát huy vai trò của trí thức trong và ngoài hệ thống Liên hiệp Hội như một nguồn lực quan trọng, đồng hành với Đảng trong hoạch định chính sách.

Tăng cường năng lực thể chế, số hóa hoạt động, và kết nối liên ngành để nâng cao hiệu quả tư vấn phản biện.

Từ đó, chúng tôi có một số kiến nghị đề xuất Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần quan tâm, bố trí kinh phí cho Liên hiệp Hội Việt Nam triển khai 4 đề án lớn giai đoạn 2025–2030 gồm: Chuyển đổi số, Phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo, Thúc đẩy tư vấn – phản biện, và Phổ biến tri thức; giao cho Liên hiệp Hội chủ trì thực hiện một số nhiệm vụ KH&CN, đề án chiến lược về chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Ban hành cơ chế tài chính đặc thù cho hoạt động phản biện – tư vấn, trong đó có ngân sách ổn định và cơ chế khoán sản phẩm.

Cho phép các hội thành viên tham gia cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực KH&CN và đổi mới sáng tạo.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tăng cường cơ chế phối hợp 3 bên: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Liên hiệp Hội Việt Nam và đội ngũ trí thức KH&CN để làm tốt công tác tư vấn, phản biện, giám định và giám sát xã hội, cung cấp luận cứ khoa học, phản biện chính sách, tham mưu chiến lược cho Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo góp phần to lớn hơn nữa vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đảng bộ VUSTA gắn kết đội ngũ trí thức nhờ chuyển đổi số

Chuyển đổi số vào công tác Đảng giúp nâng cao chất lượng chỉ đạo, quản lý, điều hành, góp phần lan tỏa tri thức, gắn kết đội ngũ trí thức cả nước.

TS Đỗ Nguyên Hưng, Bí thư chi bộ cơ quan Hội Tự động hóa Việt Nam nhấn mạnh như trên khi trao đổi với PV Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống về đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác Đảng tại Đảng bộ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), yêu cầu khách quan và giải pháp trọng tâm trong giai đoạn mới.

77.jpg
TS. Đỗ Nguyên Hưng, Bí thư chi bộ cơ quan Hội Tự động hóa Việt Nam

VUSTA góp ý dự thảo báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH

Các chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều ý kiến đóng góp về tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, an ninh quốc phòng…

Ngày 23/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã tổ chức Hội thảo Đóng góp ý kiến đối với dự thảo báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030.

Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Ngọc Linh và Tổng Thư ký VUSTA Nguyễn Quyết Chiến đồng chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện các tổ chức thành viên của VUSTA.

Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Ngọc Linh chúc mừng Báo Tri thức và Cuộc sống

Sáng 19/6, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) Phạm Ngọc Linh đã đến chúc mừng Báo Tri thức và Cuộc sống nhân 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

Thay mặt Thường trực Đoàn Chủ tịch VUSTA, PGS.TS Phạm Ngọc Linh - Phó Chủ tịch VUSTA gửi lời chúc mừng tới toàn thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Tri thức và Cuộc sống nhân 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

09062a9c-e6ec-4852-92db-6fc4e15ab06b.jpg
Lãnh đạo Báo Tri thức và Cuộc sống nhận bó hoa chúc mừng tươi thắm từ VUSTA. Ảnh: Anh Sơn.