Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Thế giới

Cám cảnh cuộc sống nghèo khó của người dân Nepal

22/07/2017 08:00

(Kiến Thức) - Vì nghèo khó, nhiều người dân Nepal rời quê hương đi xuất khẩu lao động với hy vọng sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thiên An (Theo Al Jazeera)

Ảnh độc về lễ hội tắm thánh Swasthani Brata Katha ở Nepal

Tò mò cuộc sống của người dân ở Nepal năm 1972

Chùm ảnh lễ hỏa táng nạn nhân động đất Nepal

Ly kỳ chuyện “thánh sống” Nepal lần đầu lộ mặt vì động đất

Cảnh điêu tàn của Nepal sau động đất nhìn từ trên cao

Al Jazeeera đưa tin, hiện nay, khoảng 3 triệu người dân Nepal (tương đương 10% dân số nước này) làm việc ở nước ngoài. Ảnh: Nema Sangya Tamang đứng trong ngôi nhà mới được xây ở huyện Sindhulpachok. Được biết, hầu hết số tiền xây nhà do các con của ông đang làm việc tại nước ngoài gửi về. Ảnh: AJ.
Al Jazeeera đưa tin, hiện nay, khoảng 3 triệu người dân Nepal (tương đương 10% dân số nước này) làm việc ở nước ngoài. Ảnh: Nema Sangya Tamang đứng trong ngôi nhà mới được xây ở huyện Sindhulpachok. Được biết, hầu hết số tiền xây nhà do các con của ông đang làm việc tại nước ngoài gửi về. Ảnh: AJ.
Mỗi ngày, hàng nghìn người Nepal lên máy bay ở thủ đô Kathmandu tới các nước khác trên thế giới. Họ làm việc trong các nhà hàng ở Châu Âu hay đồn điền ở Đông Á. Ngoài ra, ngày càng nhiều lao động nhập cư Nepal được thuê làm những công việc chân tay tại các quốc gia Vùng Vịnh. Ảnh: AJ.
Mỗi ngày, hàng nghìn người Nepal lên máy bay ở thủ đô Kathmandu tới các nước khác trên thế giới. Họ làm việc trong các nhà hàng ở Châu Âu hay đồn điền ở Đông Á. Ngoài ra, ngày càng nhiều lao động nhập cư Nepal được thuê làm những công việc chân tay tại các quốc gia Vùng Vịnh. Ảnh: AJ.
Ram Pradmad Sah ngồi trong nhà ở làng Dhanusha. Ram từng làm việc tại Qatar, Malaysia và Ả-rập Xê-út trong 12 năm. Ông dùng số tiền kiếm được để nuôi hai con ăn học, mua đất và xây ngôi nhà này. Ram hy vọng, sau này các con của ông sẽ trở thành kỹ sư. Ảnh: AJ.
Ram Pradmad Sah ngồi trong nhà ở làng Dhanusha. Ram từng làm việc tại Qatar, Malaysia và Ả-rập Xê-út trong 12 năm. Ông dùng số tiền kiếm được để nuôi hai con ăn học, mua đất và xây ngôi nhà này. Ram hy vọng, sau này các con của ông sẽ trở thành kỹ sư. Ảnh: AJ.
Anit Adhikari chải đầu cho con gái khi chồng cô, Udaya, chuẩn bị đi làm. Được biết, sau hơn 10 năm làm việc ở Ả-rập Xê-út và Qatar, Anit trở về quê hương ba năm trước. Anit chia sẻ, con gái út của anh, Upasana, muốn làm bác sĩ còn con gái lớn thích trở thành kiến trúc sư. Ảnh: AJ.
Anit Adhikari chải đầu cho con gái khi chồng cô, Udaya, chuẩn bị đi làm. Được biết, sau hơn 10 năm làm việc ở Ả-rập Xê-út và Qatar, Anit trở về quê hương ba năm trước. Anit chia sẻ, con gái út của anh, Upasana, muốn làm bác sĩ còn con gái lớn thích trở thành kiến trúc sư. Ảnh: AJ.
Darshana Nepali, 16 tuổi, dỗ dành đứa em họ. Được biết, mẹ của Darshana đang làm việc tại Malaysia. Ảnh: AJ.
Darshana Nepali, 16 tuổi, dỗ dành đứa em họ. Được biết, mẹ của Darshana đang làm việc tại Malaysia. Ảnh: AJ.
Ramaya Tamang, 65 tuổi, trò chuyện với cháu trai Bikek, 16 tuổi, trong nhà ở huyện Sindhulpachok. Được biết, bà Tamang đã chăm sóc hai anh em Bibek suốt gần 10 năm nay do mẹ của Bibek tới Iraq làm việc, còn cha của Bibek đã qua đời khi làm việc tại Ả-rập Xê-út. Ảnh: AJ.
Ramaya Tamang, 65 tuổi, trò chuyện với cháu trai Bikek, 16 tuổi, trong nhà ở huyện Sindhulpachok. Được biết, bà Tamang đã chăm sóc hai anh em Bibek suốt gần 10 năm nay do mẹ của Bibek tới Iraq làm việc, còn cha của Bibek đã qua đời khi làm việc tại Ả-rập Xê-út. Ảnh: AJ.
Kalpana Thapa sống tại một ngôi làng ở huyện Jhapa. Được biết, chồng của Thapa đã làm việc ở Qatar trong suốt 18 năm và số tiền mà chồng cô gửi về dùng để nuôi cậu con trai ăn học, xây nhà và mua đất. Ảnh: AJ.
Kalpana Thapa sống tại một ngôi làng ở huyện Jhapa. Được biết, chồng của Thapa đã làm việc ở Qatar trong suốt 18 năm và số tiền mà chồng cô gửi về dùng để nuôi cậu con trai ăn học, xây nhà và mua đất. Ảnh: AJ.
Những người phụ nữ làm việc trong mùa gặt lúa ở huyện Dhanusha. Họ phải làm vất vả hơn trong vụ mùa do ngày càng nhiều nam giới đi xuất khẩu lao động. Ảnh: AJ.
Những người phụ nữ làm việc trong mùa gặt lúa ở huyện Dhanusha. Họ phải làm vất vả hơn trong vụ mùa do ngày càng nhiều nam giới đi xuất khẩu lao động. Ảnh: AJ.
Payal Gupta, 12 tuổi, và anh trai Rohit, 16 tuổi, trong cửa hàng chè của gia đình. Được biết, hai người anh lớn của họ sắp sang Dubai để kiếm việc làm. “Các anh ra nước ngoài làm việc để kiếm tiền xây nhà và lo cho cháu ăn học”, Payal chia sẻ. Ảnh: AJ.
Payal Gupta, 12 tuổi, và anh trai Rohit, 16 tuổi, trong cửa hàng chè của gia đình. Được biết, hai người anh lớn của họ sắp sang Dubai để kiếm việc làm. “Các anh ra nước ngoài làm việc để kiếm tiền xây nhà và lo cho cháu ăn học”, Payal chia sẻ. Ảnh: AJ.
Nhiều công trình được xây dựng khắp ngôi làng Sabila - một trong những nơi có nhiều người dân đi xuất khẩu lao động nhất ở huyện Dhanusha. Ảnh: AJ.
Nhiều công trình được xây dựng khắp ngôi làng Sabila - một trong những nơi có nhiều người dân đi xuất khẩu lao động nhất ở huyện Dhanusha. Ảnh: AJ.
Do không tìm được việc ở địa phương, nhiều nam giới cho biết họ không có lựa chọn nào khác ngoài tìm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, những người dân Nepal làm việc ở nước ngoài cũng đối mặt với nhiều rủi ro. Họ có thể bị bóc lột sức lao động, thậm chí tử vong ở nơi đất khách quê người... Ảnh: AJ.
Do không tìm được việc ở địa phương, nhiều nam giới cho biết họ không có lựa chọn nào khác ngoài tìm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, những người dân Nepal làm việc ở nước ngoài cũng đối mặt với nhiều rủi ro. Họ có thể bị bóc lột sức lao động, thậm chí tử vong ở nơi đất khách quê người... Ảnh: AJ.
Ảnh trong điện thoại là chồng của Rina Yadav. “Tôi muốn cho con gái mình đi học. Tôi hiểu rằng, mù chữ có thể khiến chúng ta gặp phải nhiều vấn đề trong cuộc sống”, Rina cho biết. Ảnh: AJ.
Ảnh trong điện thoại là chồng của Rina Yadav. “Tôi muốn cho con gái mình đi học. Tôi hiểu rằng, mù chữ có thể khiến chúng ta gặp phải nhiều vấn đề trong cuộc sống”, Rina cho biết. Ảnh: AJ.
Rina Yadav cùng hai con đang sống ở nhà chồng. Được biết, chồng của Rina đang làm tại Ả-rập Xê-út. Vợ chồng cô dự định dùng số tiền kiếm được để cho các con đi học. Ảnh: AJ.
Rina Yadav cùng hai con đang sống ở nhà chồng. Được biết, chồng của Rina đang làm tại Ả-rập Xê-út. Vợ chồng cô dự định dùng số tiền kiếm được để cho các con đi học. Ảnh: AJ.
Babita Kumari Yadav đang chuẩn bị đồ ăn cho con gái Arti đi học. Vợ chồng cô hy vọng Arti sẽ được học hết lớp 10. Ảnh: AJ.
Babita Kumari Yadav đang chuẩn bị đồ ăn cho con gái Arti đi học. Vợ chồng cô hy vọng Arti sẽ được học hết lớp 10. Ảnh: AJ.
Rahul Yadav, 14 tuổi, sống trong ngôi làng nghèo Potohr ở huyện Dhanusha. Cha của Rahul đã làm việc tại Qatar trong suốt gần 10 năm và dùng số tiền kiếm được để xây nhà cũng như cho anh em Rahul đi học. Ảnh: AJ.
Rahul Yadav, 14 tuổi, sống trong ngôi làng nghèo Potohr ở huyện Dhanusha. Cha của Rahul đã làm việc tại Qatar trong suốt gần 10 năm và dùng số tiền kiếm được để xây nhà cũng như cho anh em Rahul đi học. Ảnh: AJ.

Top tin bài hot nhất

Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

20/04/2025 20:31
Bức ảnh gây sốt về Công chúa Anh 10 tuổi

Bức ảnh gây sốt về Công chúa Anh 10 tuổi

15/05/2025 12:50
Top sự thật kinh ngạc ít người biết về đất nước Uruguay

Top sự thật kinh ngạc ít người biết về đất nước Uruguay

15/05/2025 09:02
Phát hiện thi thể không nguyên vẹn trong khuôn viên trường đại học

Phát hiện thi thể không nguyên vẹn trong khuôn viên trường đại học

08/05/2025 20:30
Kinh ngạc cuộc sống bộ tộc du mục cuối cùng ở Nepal

Kinh ngạc cuộc sống bộ tộc du mục cuối cùng ở Nepal

08/05/2025 07:10

Bạn có thể quan tâm

Tàu hải quân Mexico đâm vào cầu Brooklyn, nhiều thương vong

Tàu hải quân Mexico đâm vào cầu Brooklyn, nhiều thương vong

Toàn cảnh mưa bão tàn phá nước Mỹ khiến hàng chục người chết

Toàn cảnh mưa bão tàn phá nước Mỹ khiến hàng chục người chết

Trú dưới gốc cây, thai phụ bị sét đánh tử vong

Trú dưới gốc cây, thai phụ bị sét đánh tử vong

Nga nói về khả năng Tổng thống Putin gặp ông Zelensky

Nga nói về khả năng Tổng thống Putin gặp ông Zelensky

Kinh ngạc bên trong phòng giam của nhà tù khắp thế giới

Kinh ngạc bên trong phòng giam của nhà tù khắp thế giới

Bức tượng Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump bị lấy trộm

Bức tượng Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump bị lấy trộm

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status