Mỹ có chi nghìn tỷ đô để xóa sổ Nhà nước Hồi giáo?

(Kiến Thức) - Sau khi đã tiêu tốn cả nghìn tỷ đô trong hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan, liệu Mỹ có chi tiếp nghìn tỷ USD nữa để xóa sổ Nhà nước Hồi giáo?

Chi phí thực sự cho việc xóa sổ Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria là bao nhiêu? 
Cai gia nghin ty do de danh bai Nha nuoc Hoi giao
Tổng thống Barack Obama bị chê là không có chiến lược cụ thể để đánh bại cái gọi là Nhà nước Hồi giáo. 
Câu trả lời là Mỹ phải mất nghìn tỷ USD, nếu tính cả công cuộc tái thiết hai nước này sau khi đánh bại IS và ngăn chặn nguy cơ khủng bố nảy sinh ở Trung Đông. Một vấn đề gai góc nữa là Mỹ sẽ phải triển khai  một số lượng lớn bộ binh để đạt được mục tiêu và bảo vệ  thành quả đã đạt được.
Bất chấp việc thiết lập “Liên minh quân sự Hồi giáo chống IS" do Ả-rập Xê-út cầm đầu và thành công gần đây của quân đội Iraq trong việc xua đuổi phiến quân IS ra khỏi thành phố Ramadi, Mỹ vẫn không thể dựa vào các lực lượng bộ binh khu vực để đánh bại hoàn toàn cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.
Ả-rập Xê-út hiện đang bị mắc kẹt trong cuộc can thiệp quân sự kéo dài ở Yemen và “Liên minh quân sự Hồi giáo chống IS" mới ra đời vừa thiếu cả  ý chí chính trị lẫn số quân tham chiến. Khi quân đội Iraq tiến về phía bắc đến thành phố Mosul lớn gấp bội thành phố Ramadi,  liên minh do Mỹ cầm đầu sẽ không thể không kích ồ ạt mà không gây thương vong cho dân thường. Thậm chí nếu các lực lượng người Kurd có thể hợp lực tiến đánh Mosul, thì các cái giá về chính trị sẽ là quá cao đối với Thổ Nhĩ Kỳ và chính phủ trung ương Iraq. Thổ Nhĩ Kỳ không bao giờ muốn thấy một lực lượng người Kurd hùng mạnh ở ngay sát các đường biên giới của nước này, nhất là khi gần 16 triệu người Kurd ở trong nước đang đòi quyền tự trị.  Còn chính phủ ở Baghdad cũng không hề muốn một thực thể hùng mạnh của người Kurd thao túng miền bắc Iraq.
Tổng chi phí có thể sẽ là rất cao, nếu Mỹ tìm cách đánh bại hoàn toàn cái gọi là Nhà nước Hồi giáo và tái thiết Iraq và Syria cũng như cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các quốc gia khác trong khu vực để ngăn chặn sự gia tăng của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo.
Để đánh bại hoàn toàn Nhà nước Hồi giáo và ngăn chặn sự nảy sinh của nguy cơ khủng bố mới ở Trung Đông, Mỹ sẽ phải chi hàng nghìn tỷ USD nữa, chứ không phải vài tỷ hay vài trăm triệu.
Có một thực thế là nước Mỹ không thể chi thêm cả nghìn tỷ USD cho một cuộc chiến nữa ở Trung Đông. Mặc dù chiến lược chống IS của Tổng thống Obama bị chỉ trích là kém hiệu quả, thực tế trên chiến trường cho thấy các vùng lãnh thổ mà IS chiếm đóng đang ngày càng bị thu hẹp lại như “miếng da lừa” và nhiều thủ lĩnh khét tiếng của tổ chức này lần lượt bị liên quân tiêu diệt.
Cho đến nay, chính quyền Obama vẫn dứt khoát bác bỏ những đòi hỏi ở trong và ngoài nước về việc đưa bộ binh đánh IS ở Iraq và Syria. Washington vẫn rất miễn cưỡng trong việc thảo luận về chi phí thực sự của cuộc chiến chống IS.  Nếu cái gọi là Nhà nước Hồi giáo quả là một mối đe dọa trực tiếp thực sự đối với an ninh của nước Mỹ như đối với Nga, Châu Âu và các nước ở Trung Đông, thì công luận sẽ dễ dàng bỏ qua vấn đề chi phí cho cuộc chiến. Trái lại, những người đóng thuế sẽ phản đối việc chính quyền Obama lãng phí tiền bạc và sinh mạng  vào một cuộc chiến cách xa nước Mỹ hàng chục nghìn cây số.
Về phần mình, Tổng thống Barack Obama đã khẳng định rằng nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo chỉ có thể gây rối chứ không thể trực tiếp đe dọa an ninh của nước Mỹ. Điều này lý giải vì sao mà chính quyền của ông hết sức tránh việc đưa lục quân tham chiến và tránh sa vào một cuộc chiến “hao người tốn của” nữa ở Trung Đông.

Nhân tố quyết định làm nên chiến thắng Ramadi

(Kiến Thức) - Việc quân đội Iraq giành chiến thắng Ramadi trước phiến quân IS chỉ có thể đạt được, sau khi có sự  hòa giải giữa cộng đồng Hồi giáo Sunni và Shiite.

Các lực lượng Iraq tái chiếm thành phố Ramadi là một chiến thắng quan trọng và có ý nghĩa biểu tượng.
Nhan to quyet dinh lam nen chien thang Ramadi
Quân đội Iraq phất cờ chiến thắng tại Tòa thị chính thành phố Ramadi.
Chiến thắng Ramadi đã phá vỡ ngộ nhận rằng một Caliphate (Đế chế Hồi giáo” của IS  là không thể tránh khỏi hoặc khủng bố có thể giành được con tim và khối óc của người dân. Với việc mất đi một thành phố lớn có ý nghĩa chiến lược như Ramadi, cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang đánh mất sức hấp dẫn của nó đối với các tín đồ Hồi giáo.

Hỗn loạn Trung Đông vẫn kéo dài trong thời kỳ “hậu IS”

(Kiến Thức) - Tình trạng hỗn loạn và bạo lực vẫn kéo dài ở Trung Đông, ngay cả khi liên minh chống  “Nhà nước Hồi giáo” diệt trừ được nhóm khủng bố này.

Nguyên nhân trỗi dậy của IS ở Iraq và Syria
Các thể chế và các đường biên giới ranh giới ở Trung Đông do các cường quốc thực dân Châu Âu áp đặt sau khi Đế quốc Ottoman sụp đổ vào cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất đang bị tan rã. Điều này đã tạo ra lực ly tâm mạnh mẽ phá vỡ  chất keo kết dính các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc ngày càng đối kháng với nhau.