Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Cách UAV Lancet mới của Nga đối phó với HIMARS

30/11/2023 13:07

Quân đội Nga thích ứng với chiến trường rất nhanh, khi UAV tự sát Lancet (Cây thương) với khả năng thông minh tự động tìm kiếm mục tiêu đã được ra mắt và những ngày tươi đẹp của HIMARS đã qua.

Tiến Minh (theo Sohu)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Mới đây, hệ thống tên lửa cơ động cao HIMARS của Mỹ viện trợ cho Ukraine, một lần nữa ghi thành tích trên chiến trường Ukraine, khi phá hủy hơn 10 trực thăng Nga trong một ngày. Khả năng tấn công tầm xa có độ chính xác cao của loại vũ khí này, đã phủ bóng đen rất lớn lên quân đội Nga.
Mới đây, hệ thống tên lửa cơ động cao HIMARS của Mỹ viện trợ cho Ukraine, một lần nữa ghi thành tích trên chiến trường Ukraine, khi phá hủy hơn 10 trực thăng Nga trong một ngày. Khả năng tấn công tầm xa có độ chính xác cao của loại vũ khí này, đã phủ bóng đen rất lớn lên quân đội Nga.
Tuy nhiên, vũ khí phản công hiệu quả của quân đội Nga dường như đã “nhìn thấy ánh sáng”, và đó lại là một huyền thoại khác trên chiến trường Ukraine; đó chính là UAV tự sát Lancet và có thể coi đây là mẫu tên lửa hành trình “mini”. UAV Lancet với những cải tiến thông minh, có thể chấm dứt hoàn toàn huyền thoại về HIMARS.
Tuy nhiên, vũ khí phản công hiệu quả của quân đội Nga dường như đã “nhìn thấy ánh sáng”, và đó lại là một huyền thoại khác trên chiến trường Ukraine; đó chính là UAV tự sát Lancet và có thể coi đây là mẫu tên lửa hành trình “mini”. UAV Lancet với những cải tiến thông minh, có thể chấm dứt hoàn toàn huyền thoại về HIMARS.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, UAV Lancet được nâng cấp công nghệ, gần đây “thường xuyên báo tin vui”. Tại sân bay quân sự Ukraine cách chiến tuyến 70km, chiếc UAV cảm tử này đã phá hủy thành công một máy bay chiến đấu MiG-29.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, UAV Lancet được nâng cấp công nghệ, gần đây “thường xuyên báo tin vui”. Tại sân bay quân sự Ukraine cách chiến tuyến 70km, chiếc UAV cảm tử này đã phá hủy thành công một máy bay chiến đấu MiG-29.
Còn trên chiến trường, UAV Lancet thực sự trở thành “hung thần”, khi thường xuyên tiêu diệt các xe bọc thép và pháo tự hành do châu Âu hỗ trợ cho quân đội Ukraine. Đến mức quân đội Ukraine phải gấp rút lắp mái che bảo vệ cho những chiếc xe tăng và xe bọc thép phương Tây này.
Còn trên chiến trường, UAV Lancet thực sự trở thành “hung thần”, khi thường xuyên tiêu diệt các xe bọc thép và pháo tự hành do châu Âu hỗ trợ cho quân đội Ukraine. Đến mức quân đội Ukraine phải gấp rút lắp mái che bảo vệ cho những chiếc xe tăng và xe bọc thép phương Tây này.
Hiện tại có ba mẫu tên UAV Lancet chính, đó là "Sản phẩm 51", "Sản phẩm 52" và "Sản phẩm 53". Hai mẫu đầu tiên còn được gọi là Lancet-1 và Lancet-3. "Sản phẩm 53" là sản phẩm thế hệ thứ 3 của Lancet, không chỉ có cự ly bay xa hơn, ở trên không lâu hơn mà còn có "khả năng chia sẻ thông tin" và có thể tạo thành "bầy đàn" để tấn công theo cụm.
Hiện tại có ba mẫu tên UAV Lancet chính, đó là "Sản phẩm 51", "Sản phẩm 52" và "Sản phẩm 53". Hai mẫu đầu tiên còn được gọi là Lancet-1 và Lancet-3. "Sản phẩm 53" là sản phẩm thế hệ thứ 3 của Lancet, không chỉ có cự ly bay xa hơn, ở trên không lâu hơn mà còn có "khả năng chia sẻ thông tin" và có thể tạo thành "bầy đàn" để tấn công theo cụm.
Một số thành quả gần đây về UAV cảm tử của Nga có thể là kiệt tác của "Sản phẩm 53". Cải tiến mang tính đột phá nhất của "Sản phẩm 53" không phải là phạm vi hoạt động và khả năng công phá, mà là công nghệ thông minh của nó.
Một số thành quả gần đây về UAV cảm tử của Nga có thể là kiệt tác của "Sản phẩm 53". Cải tiến mang tính đột phá nhất của "Sản phẩm 53" không phải là phạm vi hoạt động và khả năng công phá, mà là công nghệ thông minh của nó.
UAV Lancet "Sản phẩm 53" được trang bị hệ thống quang điện tiên tiến và công nghệ nhận dạng thông minh, "Sản phẩm 53" có được chức năng sử dụng tự động, phát hiện và nhận dạng mục tiêu độc lập.
UAV Lancet "Sản phẩm 53" được trang bị hệ thống quang điện tiên tiến và công nghệ nhận dạng thông minh, "Sản phẩm 53" có được chức năng sử dụng tự động, phát hiện và nhận dạng mục tiêu độc lập.
Kênh Telegram của Nga đã công bố đoạn video về UAV Lancet "Sản phẩm 53". Trong đoạn video cho thấy, mục tiêu tấn công được UAV Lancet tự động nhận dạng, được bao phủ bởi một màu màu xanh lá cây và hiển thị dòng chữ "Target Acquired (đánh dấu mục tiêu)", chứng minh đầy đủ mức độ tình báo của loại UAV này.
Kênh Telegram của Nga đã công bố đoạn video về UAV Lancet "Sản phẩm 53". Trong đoạn video cho thấy, mục tiêu tấn công được UAV Lancet tự động nhận dạng, được bao phủ bởi một màu màu xanh lá cây và hiển thị dòng chữ "Target Acquired (đánh dấu mục tiêu)", chứng minh đầy đủ mức độ tình báo của loại UAV này.
Trên chiến trường Ukraine, các bệ phóng tên lửa HIMARS mà Ukraine nhận được của Mỹ, rất khó bị quân đội Nga tiêu diệt; lý do là HIMARS có tầm bắn xa hơn và có thể ẩn nấp cách mặt trận từ 50-100 km.
Trên chiến trường Ukraine, các bệ phóng tên lửa HIMARS mà Ukraine nhận được của Mỹ, rất khó bị quân đội Nga tiêu diệt; lý do là HIMARS có tầm bắn xa hơn và có thể ẩn nấp cách mặt trận từ 50-100 km.
Mặt khác, HIMARS có khả năng cơ động chiến thuật cao và tên lửa có thể thay đổi quỹ đạo, khiến radar chống pháo của Nga khó phát hiện. Ngoài ra, quân đội Nga thiếu máy bay trinh sát có thể xâm nhập sâu vào Ukraine; thậm chí, nếu phát hiện được vị trí của HIMARS, cũng khó có thể tiến hành tấn công kịp thời và chính xác.
Mặt khác, HIMARS có khả năng cơ động chiến thuật cao và tên lửa có thể thay đổi quỹ đạo, khiến radar chống pháo của Nga khó phát hiện. Ngoài ra, quân đội Nga thiếu máy bay trinh sát có thể xâm nhập sâu vào Ukraine; thậm chí, nếu phát hiện được vị trí của HIMARS, cũng khó có thể tiến hành tấn công kịp thời và chính xác.
Tuy nhiên, với sự xuất hiện của Lancet tầm xa thông minh, “những ngày tươi đẹp” của HIMARS có thể đã kết thúc. Loại vũ khí này vừa có khả năng trinh sát, tấn công, có thể xâm nhập sâu vào Ukraine, hệ thống nhận dạng thông minh có thể phát hiện mục tiêu nhanh chóng, chính xác và sau đó tự động tiêu diệt mục tiêu khi phát hiện.
Tuy nhiên, với sự xuất hiện của Lancet tầm xa thông minh, “những ngày tươi đẹp” của HIMARS có thể đã kết thúc. Loại vũ khí này vừa có khả năng trinh sát, tấn công, có thể xâm nhập sâu vào Ukraine, hệ thống nhận dạng thông minh có thể phát hiện mục tiêu nhanh chóng, chính xác và sau đó tự động tiêu diệt mục tiêu khi phát hiện.
Nga chưa công bố hiệu suất cụ thể của UAV Lancet "Sản phẩm 53", nhưng phiên bản Lancet-1 và 3 đã có cự ly bay 40-50 km và thời gian bay 30-40 phút. Việc một chiếc MiG-29 bị phá hủy gần đây chứng tỏ khoảng cách bay của Lancet "Sản phẩm 53" phải hơn 70 km, thậm chí có thể gần 100 km và thời gian trên không ước tính là một giờ.
Nga chưa công bố hiệu suất cụ thể của UAV Lancet "Sản phẩm 53", nhưng phiên bản Lancet-1 và 3 đã có cự ly bay 40-50 km và thời gian bay 30-40 phút. Việc một chiếc MiG-29 bị phá hủy gần đây chứng tỏ khoảng cách bay của Lancet "Sản phẩm 53" phải hơn 70 km, thậm chí có thể gần 100 km và thời gian trên không ước tính là một giờ.
Tính năng này có nghĩa là HIMARS đã hoàn toàn rơi vào tầm tấn công hỏa lực của UAV Lancet "Sản phẩm 53". Bởi tầm bắn của HIMARS khi sử dụng tên lửa chỉ là 70 km, đồng thời địa điểm triển khai của HIMARS thường cần phải sát chiến tuyến, để tấn công vào sâu phía sau quân đội Nga.
Tính năng này có nghĩa là HIMARS đã hoàn toàn rơi vào tầm tấn công hỏa lực của UAV Lancet "Sản phẩm 53". Bởi tầm bắn của HIMARS khi sử dụng tên lửa chỉ là 70 km, đồng thời địa điểm triển khai của HIMARS thường cần phải sát chiến tuyến, để tấn công vào sâu phía sau quân đội Nga.
Đối với phiên bản Lancet đời đầu, có thể khó tìm thấy HIMARS ở các khu vực do quân đội Ukraine kiểm soát. Bởi vì quân đội Ukraine sẽ tận dụng tối đa khả năng cơ động cao của HIMARS để sơ tán và nhanh chóng che giấu nó.
Đối với phiên bản Lancet đời đầu, có thể khó tìm thấy HIMARS ở các khu vực do quân đội Ukraine kiểm soát. Bởi vì quân đội Ukraine sẽ tận dụng tối đa khả năng cơ động cao của HIMARS để sơ tán và nhanh chóng che giấu nó.
Trong khi đó, thời gian bay của Lancet-1 và Lancet-3 chưa đến 40 phút, trừ khi những trắc thủ Nga là người điều khiển UAV có kỹ năng cao, nếu không sẽ rất khó để xác định được HIMARS ẩn nấp trong thời gian ngắn.
Trong khi đó, thời gian bay của Lancet-1 và Lancet-3 chưa đến 40 phút, trừ khi những trắc thủ Nga là người điều khiển UAV có kỹ năng cao, nếu không sẽ rất khó để xác định được HIMARS ẩn nấp trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, thời gian bay trên không của UAV Lancet "Sản phẩm 53" đã tăng lên rất nhiều, quan trọng hơn là nó được bổ sung công nghệ nhận dạng thông minh, có thể hỗ trợ người điều khiển UAV nhanh chóng xác định các mục tiêu khác nhau.
Tuy nhiên, thời gian bay trên không của UAV Lancet "Sản phẩm 53" đã tăng lên rất nhiều, quan trọng hơn là nó được bổ sung công nghệ nhận dạng thông minh, có thể hỗ trợ người điều khiển UAV nhanh chóng xác định các mục tiêu khác nhau.
Với công nghệ mới, giúp Lancet "Sản phẩm 53" nâng cao đáng kể hiệu quả phát hiện bệ phóng tên lửa HIMARS hoặc các vũ khí, phương tiện chiến đấu khác. Và nó có thể chỉ cần cập nhật thuật toán phần mềm và thay thế camera có độ phân giải cao hơn, là hiệu suất có thể được cải thiện đáng kể.
Với công nghệ mới, giúp Lancet "Sản phẩm 53" nâng cao đáng kể hiệu quả phát hiện bệ phóng tên lửa HIMARS hoặc các vũ khí, phương tiện chiến đấu khác. Và nó có thể chỉ cần cập nhật thuật toán phần mềm và thay thế camera có độ phân giải cao hơn, là hiệu suất có thể được cải thiện đáng kể.
Trên thực tế, con át chủ bài của Nga không chỉ là dòng UAV Lancet, mà còn là UAV tự sát "Sản phẩm 54 (Product 54) mới nhất, hay còn gọi là "Italmas", có tầm hoạt động tới 200 km và mang đầu đạn lớn hơn nhiều so với UAV Lancet.
Trên thực tế, con át chủ bài của Nga không chỉ là dòng UAV Lancet, mà còn là UAV tự sát "Sản phẩm 54 (Product 54) mới nhất, hay còn gọi là "Italmas", có tầm hoạt động tới 200 km và mang đầu đạn lớn hơn nhiều so với UAV Lancet.
Tất nhiên, UAV "Sản phẩm 54" này cũng có kích thước lớn hơn, không nhỏ như "Sản phẩm 51/52/53" và gần với UAV Pelargonium-2 hơn. Đánh giá từ các chỉ số kỹ thuật như tầm bay, mục tiêu của "Sản phẩm 54", rõ ràng là nhằm vào các mục tiêu phía sau như bệ phóng tên lửa HIMARS.
Tất nhiên, UAV "Sản phẩm 54" này cũng có kích thước lớn hơn, không nhỏ như "Sản phẩm 51/52/53" và gần với UAV Pelargonium-2 hơn. Đánh giá từ các chỉ số kỹ thuật như tầm bay, mục tiêu của "Sản phẩm 54", rõ ràng là nhằm vào các mục tiêu phía sau như bệ phóng tên lửa HIMARS.
Nếu UAV "Sản phẩm 54" cũng có công nghệ nhận dạng thông minh tương tự UAV Lancet "Sản phẩm 53" thì dù HIMARS có ẩn nấp xa hơn cũng khó thoát khỏi đòn tấn công của UAV tự sát lảng vảng của Nga.
Nếu UAV "Sản phẩm 54" cũng có công nghệ nhận dạng thông minh tương tự UAV Lancet "Sản phẩm 53" thì dù HIMARS có ẩn nấp xa hơn cũng khó thoát khỏi đòn tấn công của UAV tự sát lảng vảng của Nga.
Tất nhiên, điều này cũng đặt ra yêu cầu cao hơn về khả năng trinh sát mục tiêu của quân đội Nga, đòi hỏi phải nắm bắt hiệu quả các mục tiêu cơ động ở khu vực khá xa, sau tuyến hỏa lực của quân đội Ukraine bằng UAV trinh sát tầm cao, vệ tinh trinh sát và radar trinh sát pháo binh.
Tất nhiên, điều này cũng đặt ra yêu cầu cao hơn về khả năng trinh sát mục tiêu của quân đội Nga, đòi hỏi phải nắm bắt hiệu quả các mục tiêu cơ động ở khu vực khá xa, sau tuyến hỏa lực của quân đội Ukraine bằng UAV trinh sát tầm cao, vệ tinh trinh sát và radar trinh sát pháo binh.
Khách quan đánh giá, bệ phóng tên lửa HIMARS ra đời từ chiến tranh Lạnh, công nghệ không mấy tiên tiến; nhưng nó có thể tạo huyền thoại trên chiến trường Ukraine, bởi Nga chưa có kinh nghiệm hoặc thậm chí là tâm lý chủ quan, tạo thành "lợi thế bất đối xứng".
Khách quan đánh giá, bệ phóng tên lửa HIMARS ra đời từ chiến tranh Lạnh, công nghệ không mấy tiên tiến; nhưng nó có thể tạo huyền thoại trên chiến trường Ukraine, bởi Nga chưa có kinh nghiệm hoặc thậm chí là tâm lý chủ quan, tạo thành "lợi thế bất đối xứng".
Nhưng một khi Nga nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới nhất, đặc biệt nếu Moskva làm chủ được khả năng sản xuất UAV và tên lửa hành trình mới, vũ khí HIMARS của Mỹ sẽ trở lại “hình dáng ban đầu” và biến mất như UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng một khi Nga nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới nhất, đặc biệt nếu Moskva làm chủ được khả năng sản xuất UAV và tên lửa hành trình mới, vũ khí HIMARS của Mỹ sẽ trở lại “hình dáng ban đầu” và biến mất như UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Bạn có thể quan tâm

Lữ đoàn Azov chịu tổn thất nặng ở mặt trận Lyman

Lữ đoàn Azov chịu tổn thất nặng ở mặt trận Lyman

Tích hợp UAV vào đạn 155mm, pháo binh Trung Quốc nhân đôi sức mạnh

Tích hợp UAV vào đạn 155mm, pháo binh Trung Quốc nhân đôi sức mạnh

UAV mồi nhử Nga bị bắn hạ trên bầu trời Kiev

UAV mồi nhử Nga bị bắn hạ trên bầu trời Kiev

Israel chuẩn bị vũ khí từ nhiều thập kỷ để tấn công Iran

Israel chuẩn bị vũ khí từ nhiều thập kỷ để tấn công Iran

Israel “đập nát như cám” radar chống tàng hình Iran ngay trong giờ đầu tiên

Israel “đập nát như cám” radar chống tàng hình Iran ngay trong giờ đầu tiên

Chỉ huy chiến trường trở thành mục tiêu tấn công của Nga và Ukraine

Chỉ huy chiến trường trở thành mục tiêu tấn công của Nga và Ukraine

Nga hủy hệ thống phòng không Patriot của Ukraine

Nga hủy hệ thống phòng không Patriot của Ukraine

Ukraine dùng UAV tấn công tầm xa tập kích nhiều mục tiêu ở Crimea

Ukraine dùng UAV tấn công tầm xa tập kích nhiều mục tiêu ở Crimea

Triều Tiên sử dụng hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga để bảo vệ Bình Nhưỡng

Triều Tiên sử dụng hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga để bảo vệ Bình Nhưỡng

Tàu không người lái Ukraine tung chiêu mới

Tàu không người lái Ukraine tung chiêu mới

Chiến dịch không kích Iran của Israel sẽ không thành nếu lực lượng này

Chiến dịch không kích Iran của Israel sẽ không thành nếu lực lượng này

150 tỷ đô ngân sách quốc phòng Mỹ vừa thông qua chi vào đâu?

150 tỷ đô ngân sách quốc phòng Mỹ vừa thông qua chi vào đâu?

Top tin bài hot nhất

UAV mồi nhử Nga bị bắn hạ trên bầu trời Kiev

UAV mồi nhử Nga bị bắn hạ trên bầu trời Kiev

08/07/2025 13:30
Israel chuẩn bị vũ khí từ nhiều thập kỷ để tấn công Iran

Israel chuẩn bị vũ khí từ nhiều thập kỷ để tấn công Iran

08/07/2025 07:00
Lữ đoàn Azov chịu tổn thất nặng ở mặt trận Lyman

Lữ đoàn Azov chịu tổn thất nặng ở mặt trận Lyman

08/07/2025 19:33
Tích hợp UAV vào đạn 155mm, pháo binh Trung Quốc nhân đôi sức mạnh

Tích hợp UAV vào đạn 155mm, pháo binh Trung Quốc nhân đôi sức mạnh

08/07/2025 15:38
Loài côn trùng tưởng đã tuyệt chủng bỗng tái xuất thần kỳ

Loài côn trùng tưởng đã tuyệt chủng bỗng tái xuất thần kỳ

08/07/2025 06:40

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status