Cách nào để làm chủ cảm xúc?

Theo Phật giáo, để làm chủ cảm xúc cần phải huấn luyện và làm chủ tâm bằng cách thực hành thiền định.

Hỏi: Tôi là người nhạy cảm, hay suy nghĩ, tủi hờn và rất dễ rơi nước mắt. Chỉ cần ai đó gợi lại những chuyện buồn tôi vừa trải qua hoặc hỏi đến những việc mà tôi đang kìm nén thì liền bật khóc. Thật sự tôi không muốn khóc trước mặt mọi người. Theo Phật giáo, tôi phải rèn luyện thế nào để có thể làm chủ cảm xúc của mình?
(YẾN YÊN, yenanh...@gmail.com)
Cach nao de lam chu cam xuc?
 Ảnh minh họa. 
Bạn Yến Yên thân mến!
Không làm chủ được xúc động, bật khóc không kiểm soát là biểu hiện của hội chứng rối loạn cảm xúc. Y học ngày nay có khoa tâm lý chuyên trị liệu những rối loạn cảm xúc này. Trong các liệu pháp về thể chất và tinh thần của y học hiện đại dùng để điều chỉnh rối loạn cảm xúc, nhận thấy có sự thừa tiếp một số liệu pháp chuyển hóa và trị liệu tâm bệnh của Phật giáo.
Theo Phật giáo, để làm chủ cảm xúc cần phải huấn luyện và làm chủ tâm bằng cách thực hành thiền định.
Đơn giản nhất là thực tập thiền tập trung tâm ý vào hơi thở (hít vào - thở ra đếm 1… tiếp tục cho đến đếm 10 và quay lại đếm 1… cho đến 10). Sự tập trung vào hơi thở sẽ khiến tâm an tịnh, ít bị phân tán, dễ dàng nhận diện được cảm xúc (hình thành, phát triển, suy yếu, tan biến) để có thể kiểm soát cảm xúc được tốt hơn.
Có thể thực hành thiền chánh niệm, chú tâm theo dõi hơi thở vào ra, tỉnh giác để thấy rõ các thay đổi trong tâm, nhận diện tất cả các cảm xúc sinh diệt mà không phản ứng hay phán xét. Nhờ chánh niệm mà ta có thể chấp nhận được các biến đổi, tăng cường khả năng tự chủ để vượt qua sự quá nhạy cảm, xúc động của bản thân.
Tập suy nghĩ tích cực, nhận thức vấn đề theo hướng lạc quan sẽ khiến cho tâm mình bớt u ám. Mạnh dạn nói ra những điều không vừa ý đang dồn nén trong lòng. Khi trút bỏ được một phần phiền muộn, bực bội, bất mãn (được thải độc) thì tâm sẽ mạnh mẽ, cứng rắn, vững vàng hơn.
Thực hành thiền tha thứ bằng cách tha thứ cho những người đã làm khổ mình. Cầu mong người tha thứ cho mình khi mình từng gây đau khổ cho họ. Tự mình cũng tha thứ cho lầm lỗi của chính mình và phát nguyện sống cao thượng, trong sạch. Tập thiền tha thứ sẽ giúp nội tâm bớt dằn vặt, nhờ đó mà giảm thiểu và kiềm chế được các xúc động mạnh.
Rải tâm từ, trải lòng yêu thương rộng lớn đến với mọi người, mọi loài rộng ra khắp cả mười phương. Tâm từ một khi được nuôi lớn, trưởng dưỡng sẽ mang đến an vui, hỷ lạc, bình an, tĩnh tại trong tâm, nhờ vậy mà làm chủ được cảm xúc.
Thiết nghĩ, những rối loạn cảm xúc khi được xác định là bệnh thì trước cần phải điều trị theo y học. Sau đó kết hợp một cách đúng đắn, phù hợp với thiền Phật giáo để nâng cao hiệu quả trị liệu. Thiền Phật giáo có chức năng chính là thành tựu định, tuệ và giải thoát. Ngoài ra, thiền có tác dụng chữa lành những sang chấn do các tổn thương tâm lý gây ra. Vì thế, khi vận dụng thiền để hỗ trợ trị liệu một số hội chứng tâm lý, người bệnh cần phải tuân thủ theo phác đồ cùng những chỉ định, giám sát, điều chỉnh của các nhà chuyên môn.
Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ (tuvangiacngo@yahoo.com)

Những bức ảnh ôm hôn thời chiến mang nhiều cảm xúc

(Kiến Thức) - Khi chiến tranh nổ ra, nhiều chàng trai lên đường ra tiền tuyến đánh trận. Giây phút tạm biệt của người lính với vợ hoặc người yêu mang nhiều cảm xúc. Những bức ảnh ôm hôn của họ khiến nhiều độc giả cảm động.  

Nhung buc anh om hon thoi chien mang nhieu cam xuc
 Người lính Mỹ ôm hôn tạm biệt người yêu tại nhà ga Penn ở New York tháng 4/1943. Đây là một trong số những bức ảnh ôm hôn thời chiến mang nhiều cảm xúc cho độc giả. 

Mối tình tuổi đôi mươi của nhà thơ Nguyễn Phan Hách trong “Hoa sữa“

Với thế hệ 7X, 8X, “Hoa sữa” cùng "Hương của tình yêu đầu nhắc nhở/ Có hai người xưa đã yêu nhau"... được chép trong hầu hết lưu bút. Bài thơ chính là mối tình đầy ly kỳ đến chính tác giả cũng không ngờ tới.

Moi tinh tuoi doi muoi cua nha tho Nguyen Phan Hach trong “Hoa sua“
 Nguyễn Phan Hách tên thật là Nguyễn Xuân Hách, sinh năm 1944 tại Bắc Ninh. Ông sáng tác thơ văn từ sớm, nhưng nổi tiếng với 2 bài thơ Làng quan họ và bài thơ Hoa sữa sau này được phổ nhạc thành Làng quan họ quê tôi và Mối tình đầu rất nổi tiếng.
Moi tinh tuoi doi muoi cua nha tho Nguyen Phan Hach trong “Hoa sua“-Hinh-2
Nguyễn Phan Hách sáng tác Hoa sữa khi đã ngoại tứ tuần. Tác phẩm chinh phục con tim bao thế hệ những cung bậc cảm xúc, ngọt ngào, trong trẻo đến bùi ngùi tiếc nuối cho một mối tình. “Tình yêu đầu tưởng không gì chia cắt/Vậy mà tan trong sương gió mong manh”. 
Moi tinh tuoi doi muoi cua nha tho Nguyen Phan Hach trong “Hoa sua“-Hinh-3
Chuyện kể rằng, Hoa sữa chính là cảm xúc của nhà thơ khi nhớ về mối tình thời trai trẻ. Thời ấy, chàng 20, nàng là cô sinh viên đang theo học hát quan họ ở độ tuổi mười sáu trăng tròn.  
Moi tinh tuoi doi muoi cua nha tho Nguyen Phan Hach trong “Hoa sua“-Hinh-4
Vào mỗi buổi chiều thu, khi nắng đã tắt dần, ngồi trên ghế đá ở hồ Thiền Quang chàng tình tứ đọc thơ cho nàng nghe còn nàng dạy chàng hát quan họ. Tuy nhiên tình yêu chẳng thành. 
Moi tinh tuoi doi muoi cua nha tho Nguyen Phan Hach trong “Hoa sua“-Hinh-5
 Bẵng đi nhiều năm, mỗi lần đi làm về trên con phố Nguyễn Du đầy hoa sữa, ghé qua hồ Thiền Quang, Nguyễn Phan Hách bùi ngùi xúc động nhớ về cô thiếu nữ bé nhỏ trong tình thơ năm xưa: "Tuổi mười lăm em lớn từng ngày/ Một buổi sớm em bỗng thành thiếu nữ...".
Moi tinh tuoi doi muoi cua nha tho Nguyen Phan Hach trong “Hoa sua“-Hinh-6
 Bài thơ viết xong cũng chỉ để cất vào ký ức bởi vì theo nhà thơ Nguyễn Phan Hách hồi đó, đất nước vừa bước qua chiến tranh, những bài thơ về tình yêu đôi lứa rất ít khi dùng. 
Moi tinh tuoi doi muoi cua nha tho Nguyen Phan Hach trong “Hoa sua“-Hinh-7
Nữ sĩ Xuân Quỳnh là người đầu tiên tuyển chọn bài thơ "Hoa sữa" để in trong tập thơ "Tình bạn tình yêu" của NXBGD. Sau đó, Nguyễn Phan Hách mạnh dạn gửi lên Báo Văn nghệ cùng với chùm thơ của ông. Từ đó bài thơ đến với đông đảo người đọc, đặc biệt là lứa tuổi học trò.
Moi tinh tuoi doi muoi cua nha tho Nguyen Phan Hach trong “Hoa sua“-Hinh-8

Nguyễn Phan Hách cũng không ngờ duyên phận của bài thơ "Hoa sữa" lại ám ảnh dai dẳng ông như vậy. Khi về cuối đời, có cô gái sinh viên văn khoa vì yêu bài thơ "Hoa sữa" mà tìm đến với ông, trao cho ông tình yêu nồng nàn của tuổi trẻ.