Các tỷ phú USD Việt Nam đang sở hữu bao nhiêu tiền?

Theo cập nhật mới nhất (tính đến 16/2/2024) của Forbes, Việt Nam hiện có 6 tỷ phú USD với tổng tài sản 13,3 tỷ USD.

6 tỷ phú USD đến từ Việt Nam gồm: Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng; Chủ tịch VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo; Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long; Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương cùng gia đình; Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang.
Theo Forbes, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đứng đầu với khối tài sản 4,6 tỷ USD, xếp thứ 641 trên thế giới. Cách xếp hạng tỷ phú của Forbes dựa trên giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái. Vì vậy, quy mô tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có sự khác biệt so với đánh giá của Bloomberg bởi tính toán liên quan đến sở hữu tại VinFast.
Cac ty phu USD Viet Nam dang so huu bao nhieu tien?
 6 tỷ phú USD Việt Nam. 
Bloomberg Billionaires Index ước tính tài sản của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng ở mức 7,24 tỷ USD, giảm gần 23% so với cuối năm 2023 nhưng vẫn cao hơn 2,64 tỷ USD so với ước tính của Forbes.
Xếp vị trí số 2 trên bảng xếp hạng tỷ phú Việt là Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long với 2,4 tỷ USD, xếp hạng 1.316 thế giới. Ngày giáp Tết, khối tài sản của ông Long tăng thêm 8 triệu USD, khi cổ phiếu HPG tăng nhẹ 0,36%.HPG đang có chuỗi 5 phiên tăng giá liên tục.
Tiếp theo là bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietjet Air với 2,4 tỷ USD, đứng thứ 1326 thế giới.
Với 1,5 tỷ USD, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh xếp thứ 1898 thế giới.
Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương cùng gia đình sở hữu khối tài sản 1,4 tỷ USD, xếp hạng 2004 thế giới.
Trong khi đó, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang đứng thứ 2511 thế giới với 1 tỷ USD. Trước đó ít ngày, tài sản của Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang giảm mạnh về dưới 1 tỷ USD và rời khỏi xếp hạng Forbes. Thời gian gần đây, khối tài sản của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang liên tục ghi nhận biến động quanh mốc 1 tỷ USD, nhiều thời điểm về dưới 1 tỷ USD theo tính toán của Forbes.
Ông Nguyễn Đăng Quang lần đầu tiên vào danh sách tỷ phú thế giới năm 2019 với khối tài sản 1,3 tỷ USD. Tháng 4/2022, tài sản của ông Quang đạt mức cao nhất, khoảng 1,9 tỷ USD. Những năm qua, ông liên tục vào rồi ra khỏi danh sách của Forbes, với khối tài sản biến động từ quanh mốc 1 - 1,9 tỷ USD.

Khối tài sản của 3 tỷ phú Việt lọt top 1.000 giàu nhất thế giới

Tính đến thời điểm hiện tại, danh sách 1.000 người giàu nhất thế giới ghi nhận 3 tỷ phú USD của Việt Nam với tổng tài sản 12,7 tỷ USD.

Theo số liệu thời gian thực của Forbes, tại thời điểm hiện tại, Việt Nam lần đầu ghi nhận có 3 tỷ phú USD nằm trong top 1.000 người giàu nhất thế giới.

Trước khi vốn hóa “bốc hơi” hơn 16.000 tỷ đồng, cổ phiếu Masan (MSN) thế nào?

Do đà giảm của cổ phiếu MSN, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Masan Group đã phải rời nhóm tỷ phú USD theo danh sách của Forbes. Liệu cổ phiếu của Masan có còn đáng để đầu tư?

Chủ tịch Masan rời BXH “tỷ phú đô la”
Theo cập nhật mới nhất Forbes, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan (mã chứng khoán: MSN) đã rời khỏi bảng xếp hạng các tỷ phú đô la trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam chỉ còn 5 tỷ phú bao gồm ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Đình Long, ông Trần Bá Dương và ông Hồ Hùng Anh.

Trấn Thành kiếm được bao nhiêu tiền từ các bộ phim?

"Mai" thu về 200 tỷ đồng sau chưa đầy 6 ngày công chiếu giúp Trấn Thành trở thành đạo diễn Việt đầu tiên kiếm được 1.000 tỷ đồng tại phòng vé chỉ sau 3 bộ phim.

Ra rạp vào đúng dịp Tết Nguyên đán 2024, bộ phim "Mai" của Trấn Thành cán mốc 200 tỷ đồng sau chưa đầy 6 ngày công chiếu. Theo đó, "Mai" giúp Trấn Thành tiếp tục phá kỷ lục phòng vé Việt Nam, theo Box Office Việt Nam.
Thành tích này đã vượt qua hai phim trước của Trấn Thành. Cụ thể, Nhà bà Nữ (2023) vượt 200 tỷ đồng sau bảy ngày ra rạp, trong khi Bố già (2021) đạt con số này sau 10 ngày.