Các công ty chứng khoán nhận định tuần tới tới như thế nào?

Theo nhận định của các công ty chứng khoán (CTCK), nhà đầu tư đã có thể thoải mái hơn khi VN-Index hồi phục trong tuần 16 - 20/05 tuy vẫn với thanh khoản thấp cho thấy nhà đầu tư vẫn còn dè dặt trong việc tham gia trở lại thị trường.

Tích lũy ở vùng 1,240 điểm

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): Thị trường 20/05 gặp lại cây nến Doji, cho thấy sự lưỡng lự của thị trường khá lớn quanh ngưỡng 1,240. Trong những phiên tiếp theo, thị trường có thể sẽ tích lũy thêm lại vùng 1,240 này.

P/E đang hấp dẫn cho dài hạn

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Sau sáu tuần căng thẳng với đà giảm liên tiếp của thị trường, nhà đầu tư đã có thể thoải mái hơn khi VN-Index hồi phục trong tuần 16 - 20/05 tuy vẫn với thanh khoản thấp cho thấy nhà đầu tư vẫn còn dè dặt trong việc tham gia trở lại thị trường.

Bên cạnh đó, góc nhìn về phân tích kỹ thuật cũng đang có sự ủng hộ nhất định cho xu hướng hồi phục của thị trường với việc chỉ số VN-Index lấy lại ngưỡng 1,200 điểm trong tuần qua để xác nhận kết thúc sóng điều chỉnh a và bước sang sóng hồi phục b với target theo lý thuyết gần nhất quanh ngưỡng 1,300 điểm (fibonacci retracement 38.2% sóng điều chỉnh a). Tuy nhiên, nếu thị trường suy yếu trở lại và VN-Index không thể giữ được ngưỡng 1,200 điểm (fibonacci retracement 38.2% sóng tăng 5) thì thị trường sẽ một lần nữa quay trở lại sóng điều chỉnh a.

Định giá thị trường vẫn đang ở mức hấp dẫn cho các nhà đầu tư dài hạn với P/E của VN-Index và VN30 chỉ quanh mức 13 lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm gần nhất. Và nếu tính P/E Forward cho năm 2022 thì mức định giá lại càng trở nên hấp dẫn hơn.

Cần giữ quan điểm thận trọng

CTCK Tân Việt (TVSI): Thanh khoản tiếp tục ở mức thấp và không cải thiện tạo ra trở ngại cho VN-Index trong nỗ lực vượt kháng cự 1,250 phiên 20/05. Khi thanh khoản thấp và không có sự cải thiện thì những nhà đầu tư bắt đáy có vẻ muốn chọn phương án thận trọng để thu lợi nhuận về.

TVSI  cho rằng khi dòng tiền vẫn hờ hững và chưa nhập cuộc mạnh trở lại như hiện tại rất khó để kỳ vọng các đợt hồi phục mạnh của thị trường. Do đó, nhà đầu tư cần giữ quan điểm thận trọng và thiên về hướng giảm thiểu tỷ trọng cổ phiếu trong các phiên tăng điểm của tuần giao dịch tới đưa tài khoản về trạng thái an toàn và cân bằng.

Mỗi tuần một doanh nghiệp: Cổ phiếu GDT có thể tiến đến mức 59.800 đồng/cp?

(Vietnamdaily) - MBS khuyến nghị mua cổ phiếu GDT với giá mục tiêu là 59.800 đồng/cp bằng việc kết hợp phương pháp định giá chiết khấu dòng cổ tức (DDM) và phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF).

CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành (GDT) là một doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời cao và bền vững với biên lợi nhuận gộp dao động từ 29-37%, duy trì mức cổ tức tiền mặt rất hấp dẫn khoảng 40%/năm, theo Chứng khoán MB (MBS).

Phiên giao dịch chứng khoán hôm nay: Tự doanh mua ròng trở lại khoảng 87 tỷ đồng, khối ngoại bán ròng

(Vietnamdaily) - Khối tự doanh đã mua ròng lại trong phiên giao dịch giằng co hôm nay với giá trị gần 87 tỷ đồng, khối lượng ghi nhận ở mức 2,2 triệu cổ phiếu.

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch cuối tuần mở cửa không mấy tích cực khi các chỉ số đều bị kéo xuống dưới mốc tham chiếu.

Tuy nhiên, chỉ sau ít phút, lực cầu nhanh chóng dâng cao đã giúp các chỉ số có sự hồi phục nhất định. Sắc xanh xuất hiện trên cả 3 sàn tuy nhiên về cuối phiên lại lùi về sắc đỏ.

50 triệu cổ phiếu FTM sắp giao dịch trở lại trên sàn UPCoM

(Vietnamdaily) - 50 triệu cổ phiếu FTM của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân sẽ được giao dịch trên thị trường UPCoM.

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, ngày 26/5 tới, 50 triệu cổ phiếu FTM của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân sẽ được giao dịch trên thị trường UPCoM, với giá tham chiếu 2.600 đồng/cp.

Trước đó, vào ngày 16/5 cổ phiếu FTM sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc 50 triệu cổ phiếu trên sàn HoSE với lý do kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục và tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp.

Tại BCTC kiểm toán năm 2021, FTM ghi nhận khoản lỗ 224,2 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên 420,6 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn là 1.113,97 tỷ đồng. Năm 2020, công ty báo lỗ gần 200 tỷ và năm 2019 lỗ 94,6 tỷ đồng.

50 trieu co phieu FTM sap giao dich tro lai tren san UPCoM
 

Trong quý 1/2022, FTM ghi nhận doanh thu thuần giảm 62% so cùng kỳ, đạt 22 tỷ đồng. Trong khi đó, giá vốn hàng bán xấp xỉ doanh thu nên lãi gộp chỉ ghi nhận hơn 1 tỷ đồng.

Sau khi trừ giá vốn và gánh nặng chi phí lãi vay khiến FTM lỗ sau thuế hơn 47 tỷ đồng, ghi nhận quý thứ 13 liên tiếp kinh doanh thua lỗ. Lỗ luỹ kế đến 31/3 ở mức 420 tỷ đồng.

FTM cho biết, khoản lỗ phát sinh của Công ty chủ yếu là các chi phí cố định như khấu hao, các chi phí trả trước phân bổ nhiều kỳ, lãi vay dài hạn do việc dừng sản xuất.

Tại thời điểm 31/3/2022, tổng tài sản của FTM ghi nhận gần 1.364 tỷ đồng, giảm nhẹ so hồi đầu năm. Doanh nghiệp có khoản nợ vay ngắn hạn 666 tỷ đồng và vay dài hạn 124 tỷ đồng. Tổng nợ vay gấp 4,5 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp có 686 tỷ đồng khoản phải thu ngắn hạn, chiếm 51% tổng tài sản. Trong đó, phải thu khách hàng 407 tỷ đồng, trả trước người bán ngắn hạn 221 tỷ và phải thu ngắn hạn khác 58 tỷ đồng. Ngoài ra, Fortex còn có khoản phải thu cho vay dài hạn 154 tỷ đồng.