![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Ngày trước, chị dù nắm quyền “lãnh đạo” nhưng cũng kiêm “nhân viên” phục vụ của ba bố con. Đi thì chớ về đến nhà là quần áo, giày dép bố con thay ra vứt từ tầng dưới lên tầng trên. Họ ngồi góc nào là góc ấy tàn thuốc lá, bã chè, bàn cờ tướng, báo chí bừa bãi. Dù nói thế nào, chị cũng chẳng thay đổi nổi mấy bố con. Vậy là chị tay làm miệng nói, lâu dần trở thành người phụ nữ lắm điều trong nhà. Cũng vì cách sống ấy mà chị không được lòng mẹ chồng nhiều. Bao năm nay, mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu cứ như lửa với nước.
Giờ con dâu chị không cần “lắm điều” nhưng lại đưa mọi người vào khuôn khổ đâu vào đấy. Tuần đầu, nó quan sát nếp sinh hoạt nhà chồng, tuần sau rủ mẹ chồng đi chợ. Hôm đó, nó mua mấy cái sọt nhựa lớn về đặt ở trước cửa mỗi phòng ngủ nhẹ nhàng bảo: “Từ nay công việc giặt giũ quần áo cả nhà con sẽ đảm nhiệm thay mẹ. Vì không tiện vào phòng mỗi người thu dọn quần áo bẩn nên bố mẹ và chú út thay xong cho vào sọt hộ con”. Chỉ một yêu cầu nhỏ ấy của con dâu nhưng đã thay đổi cả thói quen vứt quần áo bẩn bừa bãi của mấy bố con. Đơn giản thế mà sao trước đây chị không nghĩ ra. Cứ thế những việc trước đây, chị nhắc nhở, la mắng thế nào bố con nó cũng chẳng thay đổi nhưng con dâu lại âm thầm làm được điều đó mà không gây ức chế, khó chịu cho người nào.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Nhưng sau một thời gian, chị thấy cái từ “mình ơi” ấy khiến vợ chồng chúng nó lúc nào cũng quấn quýt bên nhau, con trai sống có trách nhiệm hơn, biết chia sẻ việc nhà với vợ và mẹ. Cứ mỗi lần nghe con dâu ngọt ngào “mình ơi” với con trai, chồng chị lại nhìn vợ nháy mắt: “Đàn ông mà lúc nào vợ cũng gọi như vậy thì bảo đi vá trời cũng làm”. Cái từ “mình ơi” hóa ra có tác dụng rất đặc biệt với đàn ông, chỉ là chị không biết cách sử dụng nó.
Chị dâu trưởng gọi điện sang báo mẹ chồng ốm phải nằm viện điều trị ít lâu. Chị theo nếp cũ: “Mẹ tính đưa cho bác trưởng ít tiền thuê người chăm bà ở viện như mọi lần”. Bên kia, bác trưởng cũng đồng ý với phương án đó nên mọi chuyện liên quan đến việc nằm viện của bà nội đều được giải quyết bằng các dịch vụ từ ăn uống đến chăm sóc hàng ngày. Thế mà, con dâu chị cứ cách ngày lại hì hục nấu cháo mang vào bảo đổi món cho bà. Mỗi lần vào viện, nó “kể công” vất vả nấu cháo để ép bà ăn. Suốt một tháng trời, cả nhà cứ vì nồi cháo nó cần mẫn nấu nên thay nhau mang vào viện cho bà liên tục. Không giống như trước kia chỉ thỉnh thoảng đảo qua thăm bà chớp nhoáng rồi về lo công việc.
“Nhà chị thật có lòng với mẹ chồng, lại khéo dạy dâu hiếu thảo với bà cụ quá. Chẳng bù cho nhà tôi…”. Nghe bà cụ nằm chung phòng bệnh khen, lòng chị thoáng chút ngại ngùng. Nếu không vì nồi cháo của con dâu, chắc chị cũng chẳng có cơ hội nhận được lời khen này. “Thấy cháu dâu bảo dạo này mẹ nó hay đau đầu chóng mặt. Mẹ nó mang cái này về bồi bổ, mọi người cho nhiều quá mẹ dùng không hết”. Mẹ chồng chị vừa nói, vừa đưa lấy ra hộp sâm. Lòng chị ngèn ngẹn: “Sắp tới bác trưởng đi chăm con dâu ở cữ, mẹ về nhà con sống ít lâu nhé!” – chị vừa bóp chân cho mẹ chồng vừa mở lời. Ánh mắt bà cụ nhìn chị trìu mến, bao năm làm dâu lần đầu tiên chị cảm thấy mọi khúc mắc mẹ chồng nàng dâu trước đây biến mất. Chị thầm cảm ơn cô con dâu trẻ người mà không non dạ nhà mình.
...tuy nhiên, hành vi “vạch mặt” và “đánh” hội đồng tình địch trên FB ấy lại có thể khiến khổ chủ vướng vào vòng tù tội.
“Kẻ thứ ba” bất đắc dĩ
Tìm đến văn phòng luật sư để tìm hiểu thủ tục khởi kiện một “Hoạn Thư”, chị Lê Thị V.A (nhân viên bán bảo hiểm, trú tại Q.Thanh Xuân, HN) cho biết, năm 2012, chị có quen với anh N.V.B (trú tại Cầu Giấy, HN) qua một người bạn. Biết anh B là một khách hàng tiềm năng để bán bảo hiểm, chị V.A nhiều lần hẹn gặp để tư vấn, mời mua.
Không ngờ, cô vợ hiểu nhầm cho rằng chị là kẻ thứ ba phá hoại hạnh phúc gia đình nên đã ra đòn ghen. Cô vợ thuê thám tử theo dõi và chụp hình lại các gặp cuộc gặp “tình ngay lý gian” của hai người tại quán cà phê rồi tung lên FB “vạch mặt” kẻ ngoại tình. Khi biết được sự việc, chị V.A gọi điện khẳng định mình trong sạch và yêu cầu cô vợ xóa hình ảnh cá nhân chị trên FB. Nhưng cô vợ chẳng những không xóa bỏ mà tiếp tục đăng những hình ảnh khác kèm theo những lời nhục mạ.
![]() |
Ảnh minh họa. |
“Hoạn Thư” trên mạng
Lợi dụng sức lan tỏa nhanh và rộng của mạng FB, một bộ phận “Hoạn Thư thời @” đã thỏa sức tung đòn ghen trên mạng. Có “Hoạn Thư” công khai đăng trên FB của mình và mời gọi bạn bè “dạy dỗ” kẻ đi phá hoại hạnh phúc. Có “Hoạn Thư” giấu mặt, nhờ người thân đưa hình ảnh, danh tính của tình địch lên đánh ghen hộ. Chỉ cần một cú nhấp chuột, hình ảnh của “kẻ cướp chồng” đã bị “phơi” trên FB. “Ai có link của em này cho em xin, em share lên FB dằn mặt lão chồng và con… cướp chồng ấy… Xã hội bây giờ sợ gì cảnh "xấu chàng hổ ai". Nếu xác định là sẽ be bét thì cứ mạnh tay mà làm, mình chịu đau khổ thế nào thì cho chúng nó kinh hãi gấp đôi như thế…” (Status của một “Hoạn Thư” đăng trên FB).
Thời gian gần đây, phong trào lên FB đánh ghen của các “Hoạn Thư” dường như có chiều hướng gia tăng. Thậm chí một “hội lật mặt những con cướp chồng” đã được thành lập. Theo đó, một trang FB được lập ra chuyên đăng tải hình ảnh những phụ nữ bị gắn mác “kẻ thứ ba” với danh tính, địa chỉ nơi ở, làm việc, số điện thoại rất cụ thể. Chỉ trong một thời gian ngắn, số lượng comment dưới hình ảnh lên tới con số hàng trăm với những lời lẽ nhục mạ nặng nề. Trang FB này còn đăng cả FB của tình địch lên để mọi người vào đó tiếp tục “dạy dỗ” kẻ “chuyên đi phá hoại hạnh phúc” của người khác. Nhiều FB nạn nhân của các “Hoạn Thư” này một ngày “bỗng nhiên” nhận không ít “bom status” khiến người thân, đồng nghiệp choáng váng. Chưa biết đúng sai thế nào nhưng khổ chủ đã bị cộng đồng mạng hạ nhục, cuộc sống đảo lộn, hạnh phúc gia đình lung lay.
Theo dấu chân “Hoạn Thư thời @” không chỉ thấy cảnh đánh ghen “xuôi” mà còn cả cảnh đánh ghen “ngược”. Một chủ nhân FB nỗi niềm: “Lẽ ra người đánh ghen đó phải là mình chứ không phải kẻ thứ ba ấy. Vậy mà cô ta còn dám ngang nhiên vào FB của mình chửi rủa, nói xấu đủ điều… Chuyện “xấu chàng hổ ai” lâu nay mình cố gắng giấu kín để tạo cơ hội cho chồng sửa chữa sai lầm thì nay bị cô ta phơi bày...”.
Nguy cơ phạm tội
Các chuyên gia tâm lý cho rằng người thứ ba xuất hiện với bất kỳ lý do gì đều đáng lên án. Nhưng khi gia đình đổ vỡ, hạnh phúc bị đe dọa thì phần lỗi và trách nhiệm không hoàn toàn thuộc về “hai kẻ ngoại tình” mà cũng có một phần trách nhiệm của người vợ. Thông thường khi phát hiện ra mình bị phản bội, người vợ chỉ chăm chăm đổ lỗi cho kẻ thứ ba và quy trách nhiệm cho chồng. Ít người xem xét lại nguyên nhân sâu xa vì sao bạn đời sa ngã, bản thân mình có bao nhiêu phần lỗi trong đó. Nhiều chị em đã vô tình lấy “gậy ông đập lưng ông” khi tung ra những đòn ghen mù quáng.
Theo luật sư Nguyễn Minh Long (Trưởng văn phòng luật sư Dragon tại HN), việc nhục mạ, bôi nhọ nhân phẩm của người khác bằng cách tung hình ảnh (nóng), thông tin lên FB là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người bị bôi nhọ.
Vì vậy, khi phát hiện người thứ ba xen vào hôn nhân khiến hạnh phúc bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chị em có thể tố cáo và nhờ cơ quan chức năng can thiệp. Bởi hành vi ấy đã vi phạm Luật HNGĐ và tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị xử phạt hành chính đến hình sự. Tuyệt đối không nên lợi dụng mạng Internet để hạ nhục, vu khống người khác để rồi hạnh phúc không giữ được mà còn vi phạm pháp luật.