Bùng phát căng thẳng biên giới, Trung-Ấn có trở lại “khủng hoảng tháng 6”?

Sau một thời gian tạm lắng, căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ lại bùng phát trở lại.

New Dehli mới đây cáo buộc Bắc Kinh tìm cách thay đổi hiện trạng tại khu vực. Trung Quốc cũng ngay lập tức có phản ứng mạnh mẽ, chỉ trích Ấn Độ xâm phạm trái phép lãnh thổ. Một cuộc họp cấp chỉ huy quân sự đã được triệu tập giữa hai nước nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng mới nhất này.
Bung phat cang thang bien gioi, Trung-An co tro lai “khung hoang thang 6”?
 Lính Ấn Độ ở vùng biên giới với Trung Quốc. Ảnh: Al Jazeera.
Trong một thông cáo, Quân đội Ấn Độ cáo buộc phía Trung Quốc đêm 29 ngày 30/8 đã vi phạm thỏa thuận đạt được giữa hai nước về khu vực Ladakh và có những động thái quân sự khiêu khích nhằm thay đổi hiện trạng. Cũng theo thông cáo, Quân đội Ấn Độ đã làm thất bại nỗ lực này của Trung Quốc, mà không gây thương vong nào.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ mạnh mẽ cáo buộc. Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, lực lượng biên phòng Trung Quốc vẫn tôn trọng nghiêm ngặt đường kiểm soát thực tế. Một cuộc họp khẩn cấp chỉ huy quân đội hai nước đã ngay lập tức được triệu tập nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng mới nhất này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nhấn mạnh: “Lực lượng biên phòng Trung Quốc đã tuân thủ nghiêm ngặt đường Ranh giới kiểm soát thực tế và không bao giờ vượt qua ranh giới này. Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đang liên lạc chặt chẽ với nhau về vấn đề.”
Căng thẳng giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới bùng phát trở lại hồi cuối tuần qua tại khu vực hồ Pangon thuộc biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya. Đây cũng nơi chứng kiến sự đối đầu gay gắt giữa hai nước kể từ tháng 4 vừa qua, mà đỉnh điểm là vụ đụng độ hồi tháng 6 ở thung lung Galwan làm 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Ấn Độ cho đến nay vẫn cáo buộc Trung Quốc không rút quân khỏi các khu vực tuần tra, sau nhiều vòng đàm phán quân sự và ngoại giao.
Căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ không phải là mới, song với mức độ như hiện nay thì lại là nghiêm trọng nhất kể từ năm 1975. Cả hai nước thời gian gần đây đều tỏ rõ sự không hài lòng về tình trạng hiện tại và muốn chủ động tăng cường nắm giữ các vùng lãnh thổ tranh chấp mà mỗi bên kiểm soát.
Tuy nhiên, cùng với việc không từ bỏ các kênh đối thoại về quân sự và ngoại giao, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn đều đang cho thấy sẽ không để cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và xung đột biên giới này vượt tầm kiểm soát hay làm bùng phát chiến tranh biên giới như hồi năm 1962. Hơn nữa, đối với Trung Quốc, đây cũng không phải là thời điểm phù hợp để nước này khuấy động căng thẳng với Ấn Độ.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đang bị ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp Covid-19, mối quan hệ với Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ khi hai bên tái thiết các kết nối ngoại giao vào những năm 1970. Tương tự với Ấn Độ, việc leo thang căng thẳng với Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay không phải là một lựa chọn khôn ngoan. Những bình luận mà Thủ tướng Narendra Modi đưa ra hồi giữa tháng 6 vừa qua cho thấy ông sẵn sàng chấp nhận những thiệt hại về chính trị để tránh làm căng thẳng leo thang.

Hốt hoảng bé gái 3 tuổi bị diều cuốn lên không trung

(Kiến Thức) - Một bé gái 3 tuổi ở Đài Loan (Trung Quốc) đã bị con diều khổng lồ cuốn lên không trung, cách mặt đất vài mét.

Mời độc giả xem video: Bé gái 3 tuổi bị diều cuốn lên không trung ở Đài Loan (Nguồn video: Guardian/Youtube)

Theo AP, sự việc bé gái 3 tuổi bị diều cuốn lên không trung xảy ra tại thị trấn ven biển Nanlioao ở Đài Loan hôm 30/8. Khi đó, bé gái đang tham gia một lễ hội thả diều thì bất ngờ bị vướng vào đuôi của con diều màu cam khổng lồ.

Điều ít biết về Hoàng tử Brunei điển trai muốn tuyển vợ

(Kiến Thức) - Hoàng tử Brunei Abdul Mateen, người gần đây bày tỏ mong muốn tìm vợ, từng là vận động viên thi đấu môn polo tại SEA Games 2017 và 2019.

Dieu it biet ve Hoang tu Brunei dien trai muon tuyen vo
 Theo Likely, Hoàng tử Brunei Abdul Mateen đón sinh nhật lần thứ 29 vào ngày 10/8 vừa qua. Gia đình Hoàng gia Brunei mới đây tiết lộ, Hoàng tử Mateen đang có ý định "từ giã cuộc đời độc thân" và tìm "một nửa" phù hợp. Ảnh: Instagram. 

Dieu it biet ve Hoang tu Brunei dien trai muon tuyen vo-Hinh-2
 Được biết, Hoàng tử Mateen sinh ngày 10/8/1991, là con thứ 10 của Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Anh đứng thứ 6 trong danh sách kế vị ngai vàng của Hoàng gia Brunei - một trong những hoàng tộc giàu có bậc nhất thế giới. Ảnh: Instagram. 

Dieu it biet ve Hoang tu Brunei dien trai muon tuyen vo-Hinh-3
Chính vì vậy, từ nhỏ, Mateen đã được tận hưởng cuộc sống giàu sang, xa hoa. Ảnh: Pinterest. 

Dieu it biet ve Hoang tu Brunei dien trai muon tuyen vo-Hinh-4
Anh sống trong cung điện Hoàng gia được cho là có tổng cộng 1.877 phòng được trang trí bằng vàng, bạc. Ngoài ra, vị Hoàng tử này còn sở hữu hàng loạt siêu xe. Ảnh: Instagram. 

Dieu it biet ve Hoang tu Brunei dien trai muon tuyen vo-Hinh-5
 Không chỉ giàu có, Hoàng tử Mateen còn khiến nhiều người ngưỡng mộ về tài năng và học vấn của anh. Ảnh: Instagram. 

Dieu it biet ve Hoang tu Brunei dien trai muon tuyen vo-Hinh-6
Năm 18 tuổi, anh là một trong những người trẻ nhất tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst, trở thành trung úy của Quân đội Brunei. Ảnh: Instagram.  

Dieu it biet ve Hoang tu Brunei dien trai muon tuyen vo-Hinh-7
 Năm 2014, anh tốt nghiệp Đại học King chuyên ngành Chính trị Quốc tế. Tháng 7/2016, Hoàng tử Mateen nhận bằng Thạc sĩ của trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi (SOAS) thuộc Đại học London. Ảnh: Instagram. 

Dieu it biet ve Hoang tu Brunei dien trai muon tuyen vo-Hinh-8
 Hoàng tử Mateen từng thi đấu môn polo tại SEA Games 2017 và 2019. Ảnh: Instagram. 

Dieu it biet ve Hoang tu Brunei dien trai muon tuyen vo-Hinh-9
 Anh có sở thích đi du lịch, đá bóng, bơi lội, đấm bốc, Muay Thái, chơi bóng chày, trượt tuyết, chèo thuyền, lặn biển…Ảnh: Instagram.

Dieu it biet ve Hoang tu Brunei dien trai muon tuyen vo-Hinh-10
 Ngoài ra, Hoàng tử Mateen còn biết lái máy bay. Ảnh: Instagram. 

Dieu it biet ve Hoang tu Brunei dien trai muon tuyen vo-Hinh-11
 Dù sống trong nhung lụa, lối sống của giới siêu giàu không phải là điều Hoàng tử Mateen yêu thích. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí GQ Thái Lan, Hoàng tử Brunei Mateen từng chia sẻ anh "không thích phô trương sự giàu có của bản thân" và "quan tâm đến cuộc sống giản dị và niềm đam mê". Ảnh: TT.

Dieu it biet ve Hoang tu Brunei dien trai muon tuyen vo-Hinh-12
 Hoàng tử Mateen cũng cho biết, gia đình là quan trọng nhất trong cuộc đời của anh. "Tình yêu thương và sự ủng hộ của gia đình có ảnh hưởng tích cực trong cuộc sống của tôi", anh từng nói. Ảnh: Instagram. 

Biên giới Trung - Ấn “nóng” trở lại, vì sao?

(Kiến Thức) - Căng thẳng biên giới Trung Quốc - Ấn Độ bất ngờ "tăng nhiệt" những ngày qua sau vụ ẩu đả giữa binh sĩ hai nước tại khu vực gần Đường kiểm soát thực tế (LAC).

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?
 Vụ đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra hôm 9/5 tại khu vực Naku La, gần Đường kiểm soát thực tế (LAC) phân định ranh giới giữa lãnh thổ do hai bên kiểm soát. Ảnh: Các binh sĩ Ấn Độ (phải) và Trung Quốc (trái) tại khu vực biên giới. Ảnh: HT. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-2
Binh sĩ hai bên ban đầu ném đá vào nhau, sau đó tranh cãi và ẩu đả khiến nhiều người bị thương. “4 lính Ấn Độ và 7 lính Trung Quốc bị thương trong cuộc đụng độ liên quan tới khoảng 150 binh sĩ của cả hai bên”, Hindustan Times dẫn một nguồn tin từ Quân đội Ấn Độ cho hay. Ảnh: Sputnik.   

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-3
 Quân đội Ấn Độ ra thông cáo cho biết vụ đụng độ xảy ra giữa lực lượng biên phòng hai bên vì tranh chấp biên giới chưa được giải quyết. Tờ Hindustan Times đưa tin, cuộc xung đột sau đó được giải quyết ở cấp địa phương. Ảnh: TA.
Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-4
 Trên thực tế, căng thẳng ở vùng biên giới Ấn Độ và Trung Quốc vẫn âm ỉ lâu nay, kể từ cuộc chiến tranh năm 1962. Tuy nhiên, sự việc xảy ra ngày 9/5 vừa qua là cuộc đụng độ mới nhất giữa hai nước sau hai năm. Ảnh: Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới. Ảnh: NN. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-5
 Trong năm 2017, hai nước trải qua hơn hai tháng căng thẳng tại khu vực Cao nguyên Doklam, sau khi Trung Quốc điều lực lượng công binh và máy móc cơ giới để xây dựng một con đường vào nơi có tranh chấp chủ quyền với Bhutan - đồng minh thân cận của Ấn Độ - vào tháng 6/2017. Ảnh: BBC. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-6
Đến ngày 15/8/2017, các nguồn tin Ấn Độ cho biết, đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra ở phía tây dãy Himalaya, khi binh sĩ Ấn Độ nỗ lực ngăn chặn một nhóm lính Trung Quốc cầm theo gậy sắt và đá, đi vào khu vực Ladakh, gần hồ Pangong của Ấn Độ. Ảnh cắt từ clip. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-7
 Cuộc xô xát khi đó đã khiến binh sĩ cả hai bên bị thương nhẹ. Ảnh: Binh sĩ Quân đội Ấn Độ ở khu vực biên giới giáp Trung Quốc. Ảnh: Economic Times.

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-8
 Trung Quốc và Ấn Độ sau đó liên tục cáo buộc binh sĩ của đối phương xâm nhập lãnh thổ của nhau và đưa ra những tuyên bố cứng rắn buộc nước kia phải rút quân vô điều kiện để giải quyết tình trạng đối đầu. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ nói chuyện với binh sĩ Trung Quốc tại đèo Nathu La ở biên giới giữa hai nước. Ảnh: Reuters.

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-9
 Căng thẳng giữa hai nước "hạ nhiệt" vào cuối tháng 8/2017 sau khi hai bên đồng ý rút binh sĩ. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ. Ảnh: TTXVN. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-10
Tuy nhiên, sau sự kiện đối đầu ở khu vực biên giới Doklam kết thúc hồi tháng 8/2017, đầu năm 2018 có tin hai nước Trung-Ấn lại xảy ra xung đột ngắn ở bang Arunachal Pradesh. Ảnh: Khu vực biên giới Ấn Độ-Trung Quốc. Ảnh: btvin.com. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-11
 Tháng 9/2019, Sputnik đưa tin, Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ "đối đầu" tại bờ bắc hồ Pangong Tso thuộc khu vực Ladakh nhưng sau đó hai bên đã rời đi sau đối thoại. “Có một vụ đối đầu giữa quân đội hai bên nhưng kết thúc sau đối thoại cấp phái đoàn”, theo thông cáo của Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại cửa khẩu trên đèo Nathu La nối bang Sikkim (Ấn Độ) và Tây Tạng (Trung Quốc). Ảnh: Reuters.
Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-12
 Thông cáo của Quân đội Ấn Độ nói thêm rằng các sự cố như vậy xảy ra do quan điểm khác nhau về Đường kiểm soát thực tế (LAC) phân định ranh giới giữa lãnh thổ do hai bên kiểm soát. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới hai nước. Ảnh: AP.