Bức tranh tài chính khác xa của Honda Việt Nam và SYM Việt Nam

(Vietnamdaily) - Trong khi Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam và Ford Việt Nam đóng góp nguồn thu đáng kể cho VEAM thì SYM Việt Nam đang kinh doanh thế nào?

Bài 1: Honda Việt Nam lãi lớn nhờ đâu?

Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM, UPCoM: VEA) hoạt động kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh thiết bị động lực, máy móc nông nghiệp, máy kéo, ô tô, xe máy, phương tiện và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Đồng thời, VEAM nắm giữ cổ phần đáng kể tại Toyota Việt Nam (20%), Honda Việt Nam (30%) và Ford Việt Nam (25%, thông qua công ty con DISOCO).

6 tháng đầu năm 2024, VEAM ghi nhận doanh thu đạt 1,9 nghìn tỷ đồng, giảm 3% so cùng kỳ. Tuy nhiên lãi ròng lại tăng 2% khi đạt 3,2 nghìn tỷ đồng.

Trong quý 2/2024, lợi nhuận từ công ty liên kết của VEAM tăng 4% so cùng kỳ trong khi thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh (chủ yếu là thu nhập từ lãi) giảm 79%, dẫn đến lợi nhuận trước thuế đi ngang.

Đáng chú ý, lợi nhuận của Honda Việt Nam (chiếm 83% lãi ròng quý 2/2024 của VEA) tăng 17% so cùng kỳ. Tăng trưởng lợi nhuận của Honda Việt Nam bù đắp cho mức giảm mạnh hơn dự kiến về lợi nhuận của Toyota và Ford, lần lượt giảm 39% và 63% so cùng kỳ.

Buc tranh tai chinh khac xa cua Honda Viet Nam va SYM Viet Nam
 

Chứng khoán Vietcap (VCSC) cho rằng mức tăng trưởng ổn định của Honda nhờ giá bán của các thương hiệu xe máy cải thiện, được thúc đẩy bởi đóng góp của các sản phẩm nâng cấp và mới vào cơ cấu doanh số, trong khi hai thương hiệu xe hơi còn lại đang thanh lý các mẫu xe cũ để chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới trong nửa cuối năm 2024.

Trong bối cảnh nền kinh tế yếu, tổng lượng tiêu thụ xe máy trong 6 tháng đầu năm 2024 đã giảm 2% so cùng kỳ, ở nhiều phân khúc. Tuy nhiên, Honda Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận kết quả xuất khẩu khả quan (sản lượng xuất khẩu tăng 69% so cùng kỳ, chủ yếu xuất sang các nước Đông Nam Á).

Theo đó, mức lợi nhuận và cổ tức của Honda Việt Nam chia cho VEAM trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt tới 5.079 tỷ đồng với 30% vốn chủ, như vậy lợi nhuận của Honda Việt Nam khoảng 16.930 tỷ đồng. Với kết quả 6 tháng 2024, lợi nhuận của Honda Việt Nam vượt cả năm 2022 và sắp áp sát cả năm 2023.

Nhìn lại năm 2023, VEAM được chia lợi nhuận 5.844 tỷ đồng từ liên doanh tương ứng với 30% vốn chủ, nên tổng lợi nhuận của Honda Việt Nam năm ngoái là 19.480 tỷ đồng (tương đương 830 triệu USD).

Năm 2022, phần được chia lợi nhuận của VEAM là 4.379 tỷ đồng (ứng với 30% vốn chủ) nên tính ra, tổng lợi nhuận của Honda Việt Nam là 14.596 tỷ đồng (tương đương 621 triệu USD).

Buc tranh tai chinh khac xa cua Honda Viet Nam va SYM Viet Nam-Hinh-2
 Nguồn: BCTC 2023 của VEAM

Lý giải về lợi nhuận tăng mạnh trong năm 2023, bất chấp thị trường ô tô khó khăn, Honda Việt Nam cho biết doanh số bán hàng xe máy của hãng đạt mức 2.335.337 xe, tăng 13,8% so với năm tài chính 2022.

Gần như có cùng phân khúc xe máy với Honda Việt Nam, nhưng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sở hữu thương hiệu SYM Việt Nam (VMEP) lại khác xa và có lấn sân vào bất động sản.

(Còn tiếp)

Bài 2: Hé lộ bức tranh tài chính bất ngờ của SYM Việt Nam

VEAM công bố thông tin bất thường: Tổng giám đốc Phan Phạm Hà bị khởi tố

Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam cho biết vừa bãi nhiệm chức vụ Tổng giám đốc VEAM đối với ông Phan Phạm Hà do vừa bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Tối 11/6, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), mã chứng khoán VEA, phát thông báo công bố thông tin bất thường về việc bãi nhiệm chức vụ Tổng giám đốc VEAM đối với ông Phan Phạm Hà do vừa bị khởi tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Theo VEAM, hôm qua (10/6), đơn vị này nhận được thông báo của Cơ quan CSĐT Công an TP. Hà Nội về việc Đảng viên vi phạm pháp luật liên quan đến quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với ông Phan Phạm Hà, Tổng Giám đốc VEAM về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự.

Hơn 16.447 tỷ gửi ngân hàng, VEAM bị lưu ý loạt vấn đề

(Vietnamdaily) - Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM, UPCoM: VEA) công bố báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2024 với nhiều vấn đề lưu ý từ đơn vị kiểm toán.

Tại báo cáo soát xét, đơn vị kiểm toán có ý kiến ngoại trừ khá nhiều vấn đề. Thứ nhất, tại ngày 30/6, VEA chưa đánh giá khả năng thu hồi đối với các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán với giá trị gần 46 tỷ đồng. Đơn vị kiểm toán không thể thu thập được đẩy đủ bằng chứng thích hợp liên quan đến khoản này.

Thứ hai, VEA cũng chưa đánh giá giá trị thuần có thể thực hiện của hàng tồn kho tồn đọng, chậm luân chuyển là gần 72 tỷ đồng.