BSR: Doanh thu 8 tháng đạt gần 61.000 tỷ, gặp khó trong 4 tháng còn lại

Trong các kịch bản tính toán đều cho thấy lợi nhuận sẽ không tốt, do BSR vận hành ở công suất thấp và crack margin chưa thực sự có lợi cho lọc dầu.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn về tình hình triển khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 8 tháng và kế hoạch 4 tháng cuối năm.
Báo cáo tại điểm cầu BSR, ông Bùi Ngọc Dương - Phó Tổng Giám đốc cho biết: Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, cộng với lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước sụt giảm mạnh trong quý III khiến BSR gặp vô vàn khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đứng trước khó khăn đó, dưới sự hỗ trợ, chỉ đạo kịp thời của PVN, sự nỗ lực của BSR và bằng nhiều giải pháp cụ thể, Công ty đã từng bước vượt qua khó khăn thách thức.
Sản lượng sản xuất đạt 4,48 triệu tấn, sản lượng tiêu thụ đạt 4,13 triệu tấn, doanh thu đạt 60.805 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 6.332 tỷ đồng.
BSR: Doanh thu 8 thang dat gan 61.000 ty, gap kho trong 4 thang con lai
 
Về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong 4 tháng cuối năm, ông Bùi Ngọc Dương cho biết, BSR tiếp tục còn gặp rất nhiều khó khăn. Dịch bệnh Covid-19 có thể sẽ được kiểm soát trong tháng 9 nhưng diễn biến rất phức tạp, các tỉnh/thành phố trong cả nước vẫn tiếp tục áp dụng CT15/16/16+ hoặc cao hơn “ai ở đâu ở yên đó”, trong đó tại 2 thành phố lớn là TP Hồ Chí Minh đến ngày 15/9 và Hà Nội đến ngày 23/9 mới xem xét quyết định dỡ bỏ các chỉ thị này.
Cách tiếp cận về phòng chống Covid đang bắt đầu có sự chuyển dịch theo hướng “Sống chung với dịch” hoặc áp dụng “Hộ chiếu vắc xin” trong lưu thông tại một số tỉnh, thành phố nhưng cũng chỉ ở mức thí điểm.
Theo dự báo mới nhất, 4 tháng cuối năm 2021, giá dầu thô có xu hướng giảm nhẹ; crack margin của xăng có xu hướng giảm, Jet A1 và DO có xu hướng tăng nhưng không đáng kể.
Dựa theo tình hình diễn biến của dịch bệnh và dự báo tình hình thị trường xăng dầu trên thế giới và trong nước, BSR đã xây dựng 4 kịch bản sản xuất kinh doanh. Trong các kịch bản tính toán đều cho thấy lợi nhuận sẽ không tốt, do BSR vận hành ở công suất thấp và crack margin chưa thực sự có lợi cho lọc dầu.

Tôm siêu khủng: Việt Nam bán 1,7 triệu/kg, người giàu chốt đơn ầm ầm

Có giá cao hơn cả tôm hùm Alaska, nhưng tôm sú cọp mẹ vẫn được nhiều người ưa chuộng, ồ ạt chốt đơn.

Hiện nay trên thị trường có xuất hiện một loại tôm "siêu khủng", đó là tôm sú cọp mẹ. Người bán giới thiệu tôm sú mẹ thiên nhiên hay còn gọi là tôm sú cọp là loại tôm sú được đánh bắt hoàn toàn tự nhiên tại các vùng biển phía Nam nước ta và số lượng không nhiều. Mỗi con tôm sú cọp mẹ "khủng" nặng 1,5-3 lạng, to ngang ngửa cổ tay, vì thế mỗi kg chỉ có từ 3 đến 5 con, có khi chỉ có 2-3 con.

Mỏ vàng tỷ USD bị vứt bỏ, lẫn trong rác bẩn ở Việt Nam

Được ví như “mỏ vàng” của ngành nông nghiệp với khối lượng tới 156 triệu tấn/năm, nhưng phụ phẩm nông nghiệp lại bị bỏ quên nhiều năm nay.

Nguồn nguyên liệu khổng lồ bị lãng phí

Năm 2020, Việt Nam sản xuất sản lượng lớn lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho trên 97 triệu dân trong nước và xuất khẩu, thu về trên 41 tỷ USD. Trong quá trình sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản, tỷ lệ phụ phẩm nông nghiệp lên tới 156 triệu tấn.