Bom rung chuyển Marawi sau khi thủ lĩnh IS kêu gọi bao vây

Nhiều quả bom phát nổ ở thành phố Marawi, nơi quân đội Philippines đang tìm cách giành lại quyền kiểm soát từ quân khủng bố trong 3 tuần qua.

Theo CNN, đây là kết quả của các cuộc không kích do quân đội Philippines triển khai trong nhằm tiêu diệt nhóm phiến quân Hồi giáo Maute ở thành phố Marawi.
Trước đó, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết đích thân thủ lĩnh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) Abu Bakr al-Baghdadi đã ra lệnh cho nhóm phiến quân thân IS ở Marawi bao vây thành phố này.
Bom rung chuyen Marawi sau khi thu linh IS keu goi bao vay
Máy bay của quân đội Philippines quần thảo trên bầu trời Marawi. Ảnh: Reuters. 
Quân đội Philippines từng khẳng định cuộc chiến chống Maute sẽ kết thúc trước ngày quốc khánh 12/6, tuy nhiên điều này đã không xảy ra. Người phát ngôn của tổng thống Philippines cho biết cần ít nhất 2 tuần nữa để quân đội nước này tiêu diệt Maute.
Bạo lực bùng phát ở thành phố Marawi trên đảo Mindanao từ ngày 22/5, sau khi nhóm phiến quân Hồi giáo mang tên Maute tấn công lực lượng an ninh và tuyên bố chiếm quyền kiểm soát thành phố này. Maute đã tuyên thệ trung thành với IS vào năm 2015.
Quân đội Philippines triển khai các chiến dịch tấn công nhằm đưa người dân ra khỏi khu vực bị bao vây. Chính quyền Marawi ước tính khoảng 500 người vẫn bị mắc kẹt tại các khu vực giao tranh trong khi 200.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa.
Tổng thống Duterte ra lệnh thiết quân luật ở Mindanao hồi cuối tháng 5 và nói có thể kéo dài một năm nếu cần thiết. Ông cho biết đang cân nhắc áp dụng biện pháp tương tự với vùng Visayas ở gần Mindanao.

Ảnh: Giao tranh ác liệt tiếp diễn tại thành phố Marawi của Philippines

(Kiến Thức) - Giao tranh ác liệt giữa quân đội Philippines và nhóm phiến quân thân IS tiếp diễn tại thành phố Marawi trong ngày hôm nay (31/5).

Anh: Giao tranh ac liet tiep dien tai thanh pho Marawi cua Philippines
Reuters đưa tin, quân đội Philippines cho biết, nhóm phiến quân thân IS hiện đang chiếm đóng khoảng 1/10 thành phố Marawi

Đột nhập những thành phố “khép kín” ở Nga

(Kiến Thức) - Người ngoài không được phép tùy tiện ra vào những thành phố "khép kín" ở Nga dưới đây.

Dot nhap nhung thanh pho “khep kin” o Nga
Ozyorsk là một trong những thành phố khép kín ở Nga. Ozyorsk hay Thành phố 40 từng là nơi chương trình vũ khí hạt nhân thời Liên Xô được khởi xướng sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh chụp thành phố Ozyorsk năm 2007. (Nguồn: ATI).

Dot nhap nhung thanh pho “khep kin” o Nga-Hinh-2
 Một chốt kiểm soát tại thành phố "cấm cửa" người ngoài Zheleznogorsk, nơi đặt nhà máy tái chế quân sự và cơ sở lưu trữ chất thải hạt nhân thương mại, năm 2011. (Nguồn: ATI).

Dot nhap nhung thanh pho “khep kin” o Nga-Hinh-3
Một chốt kiểm soát tại thành phố Seversk ở Nga năm 2010. Phải có giấy thông hành đặc biệt bạn mới được phép vào thành phố này. (Nguồn: ATI).
Dot nhap nhung thanh pho “khep kin” o Nga-Hinh-4
Thành phố Seversk hay Tomsk-7 năm 2006. Năm 1993, một vụ nổ hạt nhân đã xảy ra tại Tomsk-7. Theo TIME, đây là một trong những thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trên thế giới. (Nguồn: ATI).

Dot nhap nhung thanh pho “khep kin” o Nga-Hinh-5
 Một góc bên trong thành phố “ngoại bất nhập” Snezhnogorsk năm 2008. Trong thị trấn này có nhà máy đóng tàu Nerpa, nơi sửa chữa các tàu ngầm hạt nhân Nga. (Nguồn: ATI).

Dot nhap nhung thanh pho “khep kin” o Nga-Hinh-6
 Các tòa chung cư trên phố Victory ở thành phố Snezhinsk, từng được biết đến với tên gọi Chelyabinsk-70. (Nguồn: ATI).

Dot nhap nhung thanh pho “khep kin” o Nga-Hinh-7
 Quang cảng thành phố Severomorsk, nơi đặt căn cứ của Hạm đội Biển Bắc của Hải quân Nga, năm 2010. (Nguồn: ATI).

Dot nhap nhung thanh pho “khep kin” o Nga-Hinh-8
 Quảng trường Lenin ở Snezhinsk năm 2014. (Nguồn: ATI).
Dot nhap nhung thanh pho “khep kin” o Nga-Hinh-9
 Một công viên trong thành phố Novouralsk, nơi tọa lạc của nhà máy điện hóa Ural, năm 2002. (Nguồn: ATI).

Dot nhap nhung thanh pho “khep kin” o Nga-Hinh-10
 Một chung cư ở Novouralsk năm 2002. Theo thống kê năm 2010, có 85.522 cư dân sinh sống trong thành phố này. (Nguồn: ATI).

Dot nhap nhung thanh pho “khep kin” o Nga-Hinh-11
 Khu vui chơi cho trẻ nhỏ ở thành phố Novouralsk trong bức ảnh chụp năm 2002. (Nguồn: ATI).

Dot nhap nhung thanh pho “khep kin” o Nga-Hinh-12
Thành phố Ozyorsk nằm gần nhà máy Mayak. Ngày nay, nhà máy Mayak được sử dụng để xử lý chất thải hạt nhân cũng như tái chế vật liệu hạt nhân. (Nguồn: ATI).

Dot nhap nhung thanh pho “khep kin” o Nga-Hinh-13
 Tòa chung cư 9 tầng ở thành phố Severomorsk năm 2010. (Nguồn: ATI).

Dot nhap nhung thanh pho “khep kin” o Nga-Hinh-14
 Được biết, nhiều vụ nổ xảy ra tại thành phố Severomorsk vào năm 1984 đã khiến khoảng 300 người thiệt mạng. Ảnh chụp một góc thành phố Severomorsk năm 2010. (Nguồn: ATI).