Điều gì sẽ xảy ra khi Triều Tiên có bom khinh khí?

(Kiến Thức) - Với bán kính sát thương khổng lồ, bom khinh khí (bom H) biến mối đe dọa hạt nhân hiện nay của Triều Tiên thành thùng thuốc súng ở Đông Bắc Á.

Theo giáo sư Khoa học Chính trị và quản trị Paul Bracken của Đại học Yale, bom H phù hợp với chiến lược hạt nhân của CHDCND Triều Tiên một cách hoàn hảo đến nỗi nó có thể là một chương trình ưu tiên hàng đầu.
Bom H: Moi de doa lon nhat tu Binh Nhuong
 Một vụ thử bom H trong năm 1952. Ảnh: Telegraph
Hầu hết các cuộc thảo luận về nỗ lực hạt nhân của CHDCND Triều Tiên hiện nay đều tập trung vào những vấn đề "có thể và khi nào". Liệu người Triều Tiên có thể thu nhỏ lại vũ khí hạt nhân? Liệu họ có thể lắp nó vào tên lửa? Liệu Bình Nhưỡng có thể chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) vươn tới nước Mỹ?
Đây rõ ràng là những câu hỏi quan trọng. Nhưng chúng lại không bao gồm một câu hỏi cơ bản khác. Đó chính là điều gì sẽ xảy ra, nếu Triều Tiên có trong tay bom H (bom khinh khí)?
Một quả bom H (nhiệt hạch) có sức công phá gấp bội so với loại vũ khí phân hạch mà CHDCND Triều Tiên đã thử nghiệm cho đến nay. Chế tạo được bom H là thành tựu công nghệ quan trọng.
Mỹ đã phải mất đến 7 năm sau khi ném bom nguyên tử xuống Hiroshima mới chế tạo được bom H.
Đó cũng là lý do khiến Trung Quốc tìm mọi cách chế tạo bom H. Phải mất ba năm sau lần thử hạt nhân đầu tiên vào năm 1964, Trung Quốc mới chế tạo thành công bom H.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Triều Tiên sở hữu bom H? Nó sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn ở Triều Tiên, nước duy nhất không nằm trong Câu lạc bộ 5 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có trong tay bom H. Đó sẽ là một thành tựu phi thường đối với một quốc gia nhỏ bé như CHDCND Triều Tiên. Có trong tay bom H, chế độ ở Bình Nhưỡng sẽ được củng cố đáng kể.
Việc Triều Tiên sở hữu bom H sẽ có tác động lớn đến chính sách đối ngoại của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Các chiến lược chống Triều Tiên liên quan đến các lệnh trừng phạt, phong tỏa, chiến tranh tài chính hoặc các cuộc tấn công mạng có thể sẽ khác đi, nếu Bình Nhưỡng có trong tay bom H. Với việc Bình Nhưỡng có 20-30 bom nguyên tử và một vài bom H, giới hoạch định chính sách trên thế giới không thể không đặt ra câu hỏi: Điều gì có thể xảy ra trong trường hợp leo thang xung đột với Triều Tiên.
Hiện thời, Triều Tiên có lực lượng hạt nhân mạnh hơn Trung Quốc hồi những năm 1960. Thêm bom H vào kho vũ khí, khả năng tấn công tàn phá của Triều Tiên sẽ được gia tăng gấp bội. Không ai có thể đi quá xa để gây áp lực với Bình Nhưỡng. Bất kỳ kế hoạch nào tấn công Triều Tiên bằng vũ khí chính xác thông thường đều luôn tạo ra câu hỏi: “'Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bỏ sót một số tên lửa hạt nhân?”. Bây giờ, còn phát sinh thêm câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta để lọt lưới một trong những quả bom H?”.
Với bán kính sát thương khổng lồ, quả bom H có thể biến mối đe dọa hạt nhân hiện thời của Triều Tiên thành “thùng thuốc súng” ở Đông Bắc Á.

Đột nhập thị trấn vũ khí hạt nhân bỏ hoang ở Nga

(Kiến Thức) - Thị trấn Gudym, cách bang Alaska (Mỹ) khoảng 200 km, từng là địa điểm chứa vũ khí hạt nhân ở Nga. Tuy nhiên, nơi này đã bị bỏ hoang từ lâu.

Dot nhap thi tran vu khi hat nhan bo hoang o Nga
 Căn hầm lớn được xây bằng bê tông ở trung tâm thị trấn Gudym (Nga) từng là nơi chứa vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, toàn bộ thị trấn này đã bị bỏ hoang từ lâu. Ảnh: ER.

Dot nhap thi tran vu khi hat nhan bo hoang o Nga-Hinh-2
Những bức ảnh chụp bên trong thị trấn Nga bỏ hoang này do Sergei, một blogger người Nga, ghi lại khi anh đến đây vào mùa đông. Ảnh: ER.

Dot nhap thi tran vu khi hat nhan bo hoang o Nga-Hinh-3
Toàn bộ thị trấn Gudym giờ đây không một bóng người. Ảnh: ER.

Dot nhap thi tran vu khi hat nhan bo hoang o Nga-Hinh-4
 Được biết, nhiều ngôi nhà xung quanh công trình ngầm chứa vũ khí hạt nhân ở thị trấn Gudym này đã bị đốt cháy. Ảnh: ER.

Dot nhap thi tran vu khi hat nhan bo hoang o Nga-Hinh-5
Nếu không được chỉ dẫn, bạn sẽ khó có thể tìm được lối vào “mê cung” bí ẩn dưới lòng đất này. Ảnh: ER.

Dot nhap thi tran vu khi hat nhan bo hoang o Nga-Hinh-6
Lối đi trong hầm chứa vũ khí hạt nhân dưới lòng đất ở thị trấn Gudym. Ảnh: ER.

Dot nhap thi tran vu khi hat nhan bo hoang o Nga-Hinh-7
Được biết, những vật dụng có giá trị trong “mê cung” này đã bị đánh cắp. Ảnh: ER. 

Dot nhap thi tran vu khi hat nhan bo hoang o Nga-Hinh-8
 Cánh cổng dày 2 mét này làm bằng bê tông và nặng 20 tấn. Ảnh: ER.

Dot nhap thi tran vu khi hat nhan bo hoang o Nga-Hinh-9
Đường hầm được thiết kế có khả năng giảm thiểu tác động khi một vụ nổ xảy ra. Ảnh: ER. 

Dot nhap thi tran vu khi hat nhan bo hoang o Nga-Hinh-10
Trước kia, toàn bộ các nhân viên di chuyển trong “mê cung” này bằng những xe điện nhỏ. Ảnh: ER.
Dot nhap thi tran vu khi hat nhan bo hoang o Nga-Hinh-11
 Những chiếc thùng chứa đạn dược. Ảnh: ER.

Dot nhap thi tran vu khi hat nhan bo hoang o Nga-Hinh-12
 Đây là phòng bí ẩn nhất trong “mê cung”. Ảnh: ER.

Dot nhap thi tran vu khi hat nhan bo hoang o Nga-Hinh-13
Nơi này được bảo vệ bằng những cánh cửa kim loại rất dày. Ảnh: ER.

Dot nhap thi tran vu khi hat nhan bo hoang o Nga-Hinh-14
 Những gì đã được cất giấu ở căn phòng này vẫn là một bí ẩn. Ảnh: ER.

Hé lộ những sự thật gây sốc về Dự án Manhattan

(Kiến Thức) - Dưới đây là một số sự thật gây sốc về Dự án Manhattan thực hiện việc chế tạo bom nguyên tử trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

He lo nhung su that gay soc ve Du an Manhattan
Oak Ridge ở bang Tennessee là một trong ba thành phố bí ẩn nhất nước Mỹ. Trong quá khứ, Oak Ridge từng được sử dụng với mục tiêu duy nhất là chế tạo những quả bom nguyên tử đầu tiên. Quy trình tuyển người tham gia Dự án Manhattan ở thành phố bí mật Oak Ridge rất nghiêm ngặt, trong đó có bài kiểm tra nói dối. Ảnh: The Richest.

He lo nhung su that gay soc ve Du an Manhattan-Hinh-2
 Tổng cộng, khoảng 600.000 nghìn người làm việc cho Dự án Manhattan. Được biết, chi phí để thực hiện dự án này lên tới 2,2 tỷ USD vào thời điểm đó (tương đương 26 tỷ USD vào năm 2015). Ảnh: The Richest.

He lo nhung su that gay soc ve Du an Manhattan-Hinh-3
 Có rất nhiều những bảng biển tuyên truyền ở thành phố bí mật Oak Ridge nhằm nhắc nhở mọi người giữ bí mật về công việc đang làm. Ảnh: The Richest.

He lo nhung su that gay soc ve Du an Manhattan-Hinh-4
Haroutune Krikor Daghlian, Jr. là một nhà vật lý làm việc cho Dự án Manhattan. Ông đã qua đời vì mắc Hội chứng bức xạ cấp tính (nhiễm độc phóng xạ) năm 1945. Ảnh: The Richest.

He lo nhung su that gay soc ve Du an Manhattan-Hinh-5
Trong ảnh là bồn chứa bằng thép “Jumbo” được chuẩn bị cho vụ kích nổ quả bom "Gadget" trong vụ thử nghiệm Trinity tại Alamogordo, New Mexico, vào năm 1945. Được biết, Trinity là mật danh của vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên do Mỹ tiến hành vào ngày 16/7/1945 như một phần của dự án Manhattan. Ảnh: The Richest.
He lo nhung su that gay soc ve Du an Manhattan-Hinh-6
Bức ảnh cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của vụ thử hạt nhân Trinity. Ảnh: Nhà vật lý học Robert Oppenheimer, lãnh đạo dự án Manhattan, và kỹ sư Leslie Groves tại hiện trường sau vụ thử hạt nhân Trinity. Ảnh: The Richest.

He lo nhung su that gay soc ve Du an Manhattan-Hinh-7
Một hố lớn được hình thành sau vụ thử Trinity tại khu vực thử nghiệm. Ảnh: The Richest. 

He lo nhung su that gay soc ve Du an Manhattan-Hinh-8
 Khoảnh khắc chiếc máy bay Enola Gay thả quả bom nguyên tử “Little Boy” xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày 6/8/1945. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ ném bom cũng như hậu quả mà vụ ném bom này gây ra. Ảnh: The Richest.

He lo nhung su that gay soc ve Du an Manhattan-Hinh-9
 Ngày 9/8/1945, quả bom thứ hai mang tên “Fat Man” đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki, Nhật Bản, khiến khoảng 80.000 người thiệt mạng. Ảnh: Wikipedia. 

He lo nhung su that gay soc ve Du an Manhattan-Hinh-10
Quả bom nguyên tử đầu tiên Gadget trong vụ thử nghiệm Trinity. Ảnh: Nhà vật lý Norris Bradbury ngồi cạnh quả bom Gadget. (Nguồn: The Richest).

He lo nhung su that gay soc ve Du an Manhattan-Hinh-11
 Ảnh chụp thành phố Nagasaki (Nhật Bản) trước và sau khi Mỹ thả quả bom "Fat Man" vào năm 1945. Thành phố này đã bị phá hủy nặng nề. Ảnh: The Richest.

He lo nhung su that gay soc ve Du an Manhattan-Hinh-12
 Cột khói bốc lên cao từ đám cháy trong thành phố Hiroshima được chụp vào trưa ngày 6/8/1945, 3 giờ sau khi quả bom “Little Boy” phát nổ. Ảnh: The Richest.

Giật mình về số lượng đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên

Thông tin về số lượng đầu đạn hạt nhân mà Bình Nhưỡng sở hữu do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI) công bố khiến không ít người giật mình.

Theo một báo cáo vừa được SIPRI công bố, tới đầu năm 2017, thế giới có 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân là Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên tới tổng cộng 4.150 đầu đạn hạt nhân.
Giat minh ve so luong dau dan hat nhan cua Trieu Tien
Triều Tiên công bố cảnh thử nghiệm tên lửa ICBM đầu tiên ngày 4/7. Ảnh cắt từ clip truyền hình Triều Tiên