Trái cây Trung Quốc bày bán la liệt trên thị trường với giá siêu rẻ. Vậy ở các chợ đầu mối, chợ online, những mặt hàng này có giá bán như thế nào?
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/10/2022, Việt Nam đã chi gần 1,57 tỷ USD để nhập các loại rau quả và trái cây. Trong đó, Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam.
Thống kê trước đó cũng cho thấy, giá trị nhập khẩu rau quả 8 tháng năm nay từ Trung Quốc tăng 74,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí, trong tháng 8/2022, nhập khẩu nho từ Trung Quốc về tăng tới gần 535% so với tháng 8/2021.
Nhập khẩu tăng mạnh nên các loại trái cây Trung Quốc được bày bán la liệt ở chợ truyền thống, phủ sóng khắp các khu chợ online lớn nhỏ.
Cụ thể, lựu Mông Tự có giá bán lẻ dao động từ 15.000-30.000 đồng/kg tuỳ loại; nho sữa giá 110.000-150.000 đồng/kg; nho ruby giá 50.000-60.000 đồng/kg; nho đỏ giá 25.000-30.000 đồng/kg; dưa lưới 30.000-35.000 đồng/kg; các loại táo Trung Quốc có giá từ 25.000-50.000 đồng/kg; hồng Vân Sơn giá 25.000-30.000 đồng/kg, quýt Ôn Châu giá 20.000 đồng/kg,...
Từ mức giá trên có thể thấy các loại trái cây Trung Quốc đều tương đối rẻ, thậm chí là siêu rẻ so với hàng cùng loại nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc.
Song, tại các chợ đầu mối online, nhiều loại trái cây Trung Quốc được rao bán với mức giá còn rẻ giật mình.
Những ngày này táo Trung Quốc đổ bộ chợ đầu mối. Anh Trần Văn Tiến - đầu mối bỏ sỉ táo Trung Quốc ở Lào Cai, cho biết, giá táo phụ thuộc vào từng thời điểm. Những ngày vừa qua, táo bia loại đóng thùng 7kg giá 65.000 đồng/thùng (khoảng 9.300 đồng/kg). Đây là giá sỉ tại Lào Cai chưa bao gồm cước vận chuyển đi các tỉnh. (Ảnh: Tâm An)
Tương tự, nho sữa Trung Quốc vẫn đang "làm mưa làm gió" tại chợ. Loại nho này đóng theo rành trọng lượng 5kg được rao bán với giá 350.000 đồng/rành (khoảng 70.000 đồng/kg). Trong khi giá bán lẻ tại các chợ dao động từ 110.000-150.000 đồng/kg tuỳ loại. (Ảnh: NVCC)
Tại chợ đầu mối online với 250 nghìn thành viên tham gia mua bán, nho kẹo Trung Quốc được rao bán giá sỉ chỉ 20.000-25.000 đồng/kg tuỳ loại (Ảnh: NVCC)
Các loại nho khác như: nho ruby, nho đỏ, nho móng tay... giá bán buôn cũng chỉ ở mức 30.000-40.000 đồng/kg. Hàng thường được đổ sỉ theo rành. Khách lấy với số lượng càng lớn giá sẽ càng rẻ. (Ảnh: Tâm An)
Loại lựu Mông Tự (Trung Quốc) đóng thùng 13kg được bỏ sỉ với giá 99.000 đồng/rành - khoảng 7.600 đồng/kg. Mức giá này còn rẻ hơn rau ngoài chợ. (Ảnh: Tâm An)
Hồng Vân Sơn (Trung Quốc) được bỏ sỉ với giá siêu rẻ, chỉ 15.000 đồng/kg (Ảnh: NVCC)
Dưa lưới vàng có giá sỉ từ 18.000-25.000 đồng/kg tuỳ loại. (Ảnh: Tâm An)
Bưởi Phúc Kiến (Trung Quốc) giá bán sỉ từ 15.000-22.000 đồng/quả tuỳ loại (Ảnh: NVCC)
Theo dân buôn bán tại các chợ đầu mối, giá trái cây Trung Quốc biến động theo ngày, phụ thuộc vào nguồn cung ít hay nhiều. Mức giá đổ sỉ cũng tuỳ thuộc vào địa điểm kho hàng. Ví dụ, lấy từ sỉ từ các mối hàng trên Lào Cai giá sẽ rẻ hơn lấy sỉ từ chợ đầu mối ở Hà Nội, song khách sỉ thường phải tự chi trả cước phí vận chuyển.
Hiện, các loại trái cây Trung Quốc đều được đóng theo rành, theo thùng với trọng lượng từ 5-20kg tuỳ loại. Khách lấy sỉ ở Hà Nội thường phải lấy ít nhất 1-2 thùng hoặc rành, còn nếu lấy từ các đầu mối ở Lào Cai số lượng sỉ ít nhất từ 5 thùng hoặc rành trở lên.
Táo đá Trung Quốc giá siêu rẻ ‘làm mưa làm gió’ tại chợKhông có hình thức bắt mắt, song táo đá Trung Quốc lại giòn tan, quả già còn ứa mật thơm ngon được ví giống như táo mật Nhật. Loại quả này đang “làm mưa làm gió” tại chợ Việt với giá siêu rẻ.
Bán gần 45.500 tấn ‘vàng đen’ sang Mỹ, Việt Nam thu về 222 triệu USD
Hơn 45.000 tấn ‘vàng đen” được xuất bán sang thị trường Mỹ giúp Việt Nam thu về trên 222 triệu USD chỉ trong vòng 8 tháng năm 2022.
Số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 8 tháng năm 2022 đạt 62,32 nghìn tấn, trị giá 307,59 triệu USD, giảm 4,4% về lượng, nhưng tăng 31,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, Mỹ giảm nhập khẩu hạt tiêu từ hầu hết các nguồn cung chủ yếu, ngoại trừ Việt Nam và Trung Quốc.
Tính đến hết tháng 8 năm nay, Mỹ nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam đạt xấp xỉ 45.500 tấn, trị giá hơn 222 triệu USD, tăng 3,9% về lượng và tăng 45,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Việt Nam cũng là nhà cung cấp hạt tiêu lớn nhất cho thị trường Mỹ trong 8 tháng năm 2022, chiếm 73% tổng giá trị nhập khẩu, cao hơn so với mức 67,17% cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam trở thành nhà cung cấp hạt tiêu lớn nhất cho thị trường Mỹ (Ảnh: Tâm An)
Ở Việt Nam, hạt tiêu từng có thời được coi là “vàng đen”, chiếm thị phần sản xuất và xuất khẩu lớn trên thị trường thế giới, thu về hàng tỷ USD/năm. Song, số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 9 tháng năm nay, xuất khẩu mặt hàng này của nước ta chỉ đạt 174,53 nghìn tấn, trị giá 770,44 triệu USD, giảm 18% về lượng, tăng 7,1% về trị giá so với cùng kỳ.
Trong 9 tháng qua, giá xuất khẩu bình quân đạt mức 4.414 USD/tấn, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Hiệp hội Hạt tiêu thế giới dự báo, giá hạt tiêu thế giới tiếp tục chịu áp lực giảm do nhu cầu giảm ở nhiều quốc gia, đặc biệt là nhu cầu từ Trung Quốc. Đồng USD neo cao đang kìm hãm xuất khẩu các nước. Cùng với đó, lượng hạt tiêu tồn kho ở Việt Nam ước đạt 80.000-100.000 tấn, khối lượng tương đối cao trong bối cảnh xuất khẩu giảm.
Thương lái Trung Quốc và các nhà xuất khẩu hạt tiêu lớn ở Việt Nam đang trong trạng thái chờ đợi. Thời điểm này, giá hạt tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay.
Tỷ USD lại về:‘ Vàng đen’ Việt Nam một thời hoàng kim mới
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh, kéo giá nguyên liệu trong nước tăng gần gấp đôi. Theo chuyên gia, mặt hàng “vàng đen” sẽ quay trở lại thời kỳ hoàng kim, còn năm 2021 chắc chắn lấy lại được vị thế ngành hàng tỷ USD.
Trên thị trường, nhiều cửa hàng bán loại na bở đặc sản với giá lên tới 200.000-240.000 đồng/kg. So với na dai, na bở đang có giá đắt khét nhưng vẫn liên tục “cháy hàng”.
Chị Bùi Minh Hương ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, na dai núi Chi Lăng loại 3-5 quả/kg giá thời điểm này chỉ có 50.000-55.000 đồng/kg, còn na bở chị bán giá từ 200.000-240.000 đồng/kg.
Loại na bở chị bán được hái từ các nhà vườn ở Thuỷ Nguyên (Hải Phòng). Mỗi ngày chị về gần 1 tạ na bở size Vip 4-5 lạng/quả và loại 3-3,5 lạng/quả nhưng hàng vẫn hết sạch.
Theo chị Hương, nhiều người thích ăn và trở thành “fan cuồng” của na bở bởi hương vị thơm ngon, ngọt thanh. Na chín khi ăn cảm giác tan trong miệng vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, na bở ở Thuỷ Nguyên không nhiều, đặc biệt là hàng Vip lại càng hiếm nên lần nào chị đăng bán khách cũng ồ ạt chốt đơn. Buổi sáng na về, đến đầu giờ chiều đã hết.
Na bở có vị ngọt thanh được người tiêu dùng Thủ đô ưa chuộng.
“Ba ngày liên tục na bở về đều đặn, nhưng cả chín cả xanh khách đều vét sạch đến quả cuối cùng. Tôi là người bán vậy mà không kịp ăn quả nào”, chị cười nói.
Chị Yến Chi - đầu mối bán trái cây ở Hoàng Văn Thái (Thanh Xuân, Hà Nội) khoe, mùa này chị đặt cọc bao tiêu được một vườn na bở gần 1ha, sản lượng khoảng 7 tấn. Thế nên, giữa tháng 7 khi na chín điểm chị đã bắt đầu nhận đơn hàng khách đặt.
Theo đó, na bở cỡ tầm 3-4 quả/kg chị bán giá 140.000 đồng, cỡ nhỏ giá 100.000 đồng/kg.
“Mới đầu tôi khá lo lắng vì lượng na nhiều như vậy sợ không bán hết”, chị chia sẻ. Song, khách đặt mua nhiều, na chín hái về trả đơn không đủ. Đến nay, vườn đã hái hết gần nửa số lượng na mà chị vẫn còn nợ khá nhiều đơn hàng, trong khi khách mới vẫn tiếp tục đặt mua.
Loại na này có giá vô cùng đắt đỏ, có nơi bán giá 240.000 đồng/kg.
Trên thị trường hiện nay, các loại na bở được rao bán khá nhiều, đa phần đều có nguồn gốc từ Đông Triều (Quảng Ninh), Chi Lăng (Lạng Sơn) và Thuỷ Nguyên (Hải Phòng). Giá loại na này dao động từ 80.000-160.000 đồng/kg, thậm chí nhiều cửa hàng bán na vở VietGAP với giá lên tới 200.000-240.000 đồng/kg tuỳ size quả.
Trao đổi với PV.VietNamNet, ông Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc HTX Sản xuất Kinh doanh - Dịch vụ nông nghiệp Liên Khê (Hải Phòng), thừa nhận, na bở đắt hàng như tôm tươi.
Ông cho biết, diện tích na bở của các thành viên trong HTX lên tới hơn 100ha, sản lượng ước đạt gần 1.000 tấn. Na bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11 Âm lịch. Hiện đang vào mùa cao điểm thu hoạch na.
Giá na năm nay tăng hơn năm ngoái khoảng 10.000 đồng/kg. Theo đó, loại na bở trọng lượng 3 quả/kg có giá thu mua tại vườn 80.000-90.000 đồng/kg, loại nhỏ hơn giá 60.000-70.000 đồng/kg. Na già đến đâu sẽ được nhà vườn thu hái đến đó.
“Na bở nổi tiếng thơm ngon, vị ngọt thanh mát nên được các chuỗi cửa hàng trái cây lớn ở Hà Nội bao mua hết”, ông Hùng nói.
Khách sỉ tranh nhau đặt mua, vườn hái không kịp bán.
Trung bình một ngày các thành viên của HTX hái được khoảng 2-3 tấn, phần lớn chỉ đủ để trả đơn cho các mối sỉ lớn mỗi ngày. Với mối lấy sỉ nhỏ lẻ đều phải xếp hàng chờ, nhanh thì 2 ngày sẽ có hàng, lâu thì 3-4 ngày.
Anh Nguyễn Trọng Phú, nhà vườn trồng na bở ở Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) cho hay, na bở vài năm trở lại đây không những bán được với giá cao mà còn vô cùng đắt khách.
Trước kia, loại na này thường có giá “rẻ như cho”, vườn nhà anh 0,5ha đều trồng na bở. Khi ấy anh định chặt bỏ nhưng nghĩ tiếc công tiếc của đành để lại. Ai ngờ mấy năm nay từ vườn na này cho doanh thu thu 200-300 triệu mỗi năm.
Năm nay, na chưa được thu hoạch đã có người bao mua cả vườn, giá tăng hơn năm ngoái. Anh Phú nhẩm tính, thu hoạch xong trừ đi chi phí anh lãi khoảng 250.000 triệu đồng.
Na 'siêu to khổng lồ' 1 triệu đồng/kg, trái mít bằng nắm tay hét giá 500 nghìnLoại na dai của Đài Loan, Trung Quốc to gấp 3-4 lần na Việt Nam có giá tới gần 1 triệu/quả vẫn được nhiều người mua. Còn loại mít rừng chỉ bé bằng nắm tay nhưng có giá cao gấp 5 lần mít Thái.