Bộ Y tế nêu 9 bài học kinh nghiệm sau 3 năm phòng chống dịch COVID-19

Với tinh thần đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết, Việt Nam đã vượt qua đại dịch COVID-19 và trở thành một trong những nước "đi sau nhưng về trước" trong phòng chống dịch COVID-19...

Ngày 29/10, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương. Tổng kết sau hơn 3 năm xảy ra đại dịch COVID-19, công tác phòng chống dịch của Việt Nam để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội.
Từ khi ghi nhận trường hợp mắc đầu tiên (23/01/2020), đến nay, cả nước ghi nhận hơn 11,6 triệu trường hợp mắc, 43.206 trường hợp tử vong. Việt Nam trải qua 2 giai đoạn chống dịch COVID-19 với 4 đợt bùng phát dịch.
Giai đoạn 1 từ tháng 01/2020 đến hết tháng 9/2021 với chiến lược không ca bệnh và giai đoạn 2 từ tháng 10/2021 đến nay với chiến lược “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”.
Dịch COVID-19 hiện nay đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc; số mắc, tử vong giảm sâu; số mắc trung bình tháng giảm 14 lần so với năm 2021 và giảm 82 lần so với năm 2022. Tỷ lệ tử vong do COVID-19 giảm từ 1,86% năm 2021 xuống 0,11% năm 2022 và hiện còn 0,02% trong năm 2023.
Cả nước đã tiêm hơn 266,5 triệu mũi vaccine phòng COVID-19; tỷ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%, tỷ lệ tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi đạt 69,4%, tỷ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 82,1%, tỷ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%, tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 92,5% và 76,7%.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bao phủ vaccine cao trên thế giới.
Bo Y te neu 9 bai hoc kinh nghiem sau 3 nam phong chong dich COVID-19
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bao phủ vaccine cao trên thế giới. 
Theo Bộ Y tế thực tiễn phòng, chống dịch COVID-19 để lại nhiều bài học kinh nghiệm hết sức quý báu về chỉ đạo, điều hành kinh tế-xã hội, đặc biệt là trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung và công tác phòng, chống dịch nói riêng.
Thứ nhất, là sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương; huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để huy động nguồn lực trong và ngoài nước, nguồn lực của nhân dân và xã hội với mục tiêu đặt lợi ích, tính mạng và sức khỏe của Nhân dân lên trên hết, trước hết; lấy người dân là trung tâm, là chủ thể.
Thứ hai, là sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa các cơ quan, giữa các địa phương, đặc biệt sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành y tế, công an, quân đội và các ngành liên quan trong phòng, chống dịch và đảm bảo an sinh, an ninh, an toàn trật tự xã hội.
Thứ ba, là việc chủ động từ sớm, từ xa, từ ngay cơ sở; kiên định, nhất quán với biện pháp chống dịch theo diễn biến từng giai đoạn đồng thời linh hoạt, điều chỉnh phù hợp khi tình hình thay đổi.
Thứ tư, là bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình, làm tốt công tác dự báo, căn cứ dữ liệu khoa học để đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả; sẵn sàng về mọi mặt và có phương án, kịch bản khoa học bảo đảm ứng phó hiệu quả với mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ.
Thứ năm, là tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt, phù hợp, sát thực tiễn; xác định trách nhiệm người đứng đầu, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, nhất là cấp cơ sở gắn với đặc thù ngành, lĩnh vực, địa bàn; thực hiện phân cấp, phân quyền; tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các tham nhũng, tiêu cực.
Thứ sáu, là nâng cao năng lực hệ thống y tế, y tế dự phòng, y tế cơ sở đảm bảo đáp ứng yêu cầu khi dịch bùng phát hoặc trong tình huống khẩn cấp về dịch bệnh; luôn chuẩn bị sẵn sàng các phương án với các điều kiện đảm bảo để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ y tế của người dân từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở.
Thứ bảy, là sự minh bạch trong việc cung cấp thông tin, truyền thông sâu rộng, tạo được sự tham gia, hưởng ứng tích cực, đồng thuận của người dân trong công tác phòng, chống dịch.
Thứ tám, là việc thực hiện đồng bộ vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế; đồng thời thực hiện các giải pháp an ninh, an toàn trật tự xã hội trong tình huống dịch bệnh bùng phát.
Thứ chín, đó là sự chủ động, tích cực tăng cường hợp tác, ngoại giao y tế với các quốc gia, tổ chức quốc tế để chia sẻ thông tin, vận động hỗ trợ các nguồn lực quốc tế, các kinh nghiệm phòng, chống đại dịch và nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Quảng Nam: Mưa lớn khiến một điểm trường bị sập

Hiệu trưởng Trường tiểu học Trà Cang (Nam Trà My) cho biết, khoảng 23h ngày 17/11, mưa lớn đã khiến điểm trường Tak Cui ở thôn 5 bị hư hại do đất đá sạt lở, vùi lấp.

Theo đó, mưa lớn khiến đất đá từ quả đồi phía sau điểm trường đổ xuống khiến sập tường phòng học và gây hư hại nhiều thiết bị dạy và học.
Quang Nam: Mua lon khien mot diem truong bi sap
 Tường của một điểm trường ở Nam Trà My bị sụp.

Sau đợt mưa lớn kéo dài, rác ngập bờ biển Đà Nẵng

Sau đợt mưa lớn kéo dài, bờ biển dọc tuyến đường Nguyễn Tất Thành (TP. Đà Nẵng) lại ngập tràn rác thải. Rác ngổn ngang trên bãi biển kéo dài hàng km.

Sau dot mua lon keo dai, rac ngap bo bien Da Nang
Rác thải ngập tràn bờ biển đường Nguyễn Tất Thành chiều tối 19/10, vài ngày sau đợt mưa lớn kéo dài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Sau dot mua lon keo dai, rac ngap bo bien Da Nang-Hinh-2

Vụ chìm tàu câu mực: 83 ngư dân gặp nạn đã về đến đất liền

Chiều 20/10, Tàu 467 Hải quân chở 83 ngư dân gặp nạn khi câu mực trên biển đã cập Cảng Chi đội Kiểm ngư số 3, (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).

Quân chủng Hải quân tiến hành bàn giao 83 ngư dân và 2 thi thể ngư dân bị nạn trên biển cho Bộ đội Biên phòng Quảng Nam và các cơ quan chức năng của địa phương theo quy định.

Trong 83 ngư dân được tàu 467 đưa về, có 78 ngư dân thuộc 2 tàu cá bị nạn, 5 ngư dân của các tàu cá khác gặp vấn đề về sức khỏe hoặc là người thân của các ngư dân bị nạn xin về cùng tàu.

Vu chim tau cau muc: 83 ngu dan gap nan da ve den dat lien
Tàu 467 Hải quân chở 83 ngư dân gặp nạn khi hành nghề câu mực trên biển cập bến chiều 20/10. 

Như đã thông tin, lúc 19h30 ngày 16/10, tàu cá QNa-90129 TS do ông Lương Văn Viên (47 tuổi, xã Tam Giang) làm thuyền trưởng, đang câu mực ở khu vực biển cách đảo Song Tử Tây khoảng 70 hải lý về hướng bắc đông bắc thì bị lốc xoáy làm chìm tàu. Trên tàu có 54 lao động.

Tàu cá QNa-90039 TS hoạt động gần khu vực đã cứu được 40 ngư dân tàu cá QNa-90129 TS, còn 14 ngư dân mất tích.

Đến trưa 17/10, lực lượng cứu hộ đã vớt được được 2 người trong số 14 người mất tích, song 2 ngư dân này đã tử vong.

Cũng trong khoảng thời gian này, tàu cá QNa-90927 TS có 39 lao động hoạt động tại vùng biển cách đảo Song Tử Tây khoảng 135 hải lý về hướng bắc tây bắc bị sóng đánh chìm.

Tàu cá QNa-91782 TS hoạt động gần đó đã vớt được 38 ngư dân tàu cá QNa-90927 TS, còn 1 ngư dân mất tích.

Nhận thông tin các tàu cá gặp nạn trên biển, Bộ Tư lệnh Hải quân đã điều động các tàu 467, 471 và 735 đến hiện trường phối hợp tìm kiếm, cứu nạn ngư dân.

Đến 0h45 ngày 19/10, tàu 467 tiếp cận tàu QNa-90039 TS đón 43 ngư dân và 2 thi thể. Tiếp đó 10 giờ ngày 19/10, tàu 467 tiếp nhận đón 40 ngư dân trên tàu cá QNa-91782 TS.

Vu chim tau cau muc: 83 ngu dan gap nan da ve den dat lien-Hinh-2
Thi thể ngư dân được lực lượng chức năng đưa xuống tàu bàn giao gia đình 

Sau khi đón 83 ngư dân và 2 thi thể lên tàu, cán bộ, chiến sĩ tàu 467 Hải quân đã tổ chức thăm khám, hỗ trợ y tế, động viên ổn định tinh thần, bố trí nơi ăn nghỉ cho ngư dân và tổ chức bảo quản chặt chẽ, chu đáo 2 thi thể.

Tại buổi bàn giao, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam, các cơ quan, ban ngành địa phương và Quân chủng Hải quân đã thăm hỏi và hỗ trợ các gia đình ngư dân gặp nạn với tổng giá trị gần 500 triệu đồng.

>>> Mời độc giả xem thêm video Cận cảnh 5 loài rùa biển quý hiếm của Việt Nam liệt kê trong Sách Đỏ: