Bộ trưởng Nội vụ nói về thông tin quận Hoàn Kiếm trong diện sáp nhập

Trước thông tin về việc quận Hoàn Kiếm nằm trong diện sáp nhập giai đoạn tới, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, vấn đề này sẽ do thành phố Hà Nội căn cứ vào quy định và xem xét theo thẩm quyền.

Thông tin được báo chí và dư luận quan tâm mấy ngày qua khi tại hội nghị toàn quốc về sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã đề cập đến chủ trương này trên địa bàn Thủ đô.

Căn cứ vào các tiêu chí của Nghị quyết vừa được ban hành, Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, giai đoạn 2023 - 2025, thành phố có quận Hoàn Kiếm và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp.

Trao đổi với PV Tiền Phong về thông tin sắp xếp quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trong thời gian tới, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, vấn đề này sẽ do thành phố Hà Nội căn cứ vào quy định và xem xét theo thẩm quyền.

Bo truong Noi vu noi ve thong tin quan Hoan Kiem trong dien sap nhap

Trong giai đoạn 2023 - 2030, Hà Nội có 1 quận và 176 xã, phường thuộc diện sắp xếp đơn vị hành chính

Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội vừa qua, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng cho biết, trong giai đoạn 2023 - 2030, Hà Nội có 1 quận và 176 xã, phường (tại 26 quận, huyện, thị xã) thuộc diện sắp xếp đơn vị hành chính.

Lãnh đạo Quốc hội lưu ý, thành phố Hà Nội cần thực hiện sớm theo quy định nghị quyết của Bộ Chính trị và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cùng trao đổi với PV về thông tin quận Hoàn Kiếm trong diện sáp nhập, đại diện Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) cũng khẳng định, thông tin về việc quận Hoàn Kiếm trong diện phải sáp nhập giai đoạn tới, mới chỉ nằm ở giai đoạn rà soát.

Theo quy trình, Hà Nội sẽ xây dựng phương án tổng thể, sau đó gửi về Bộ Nội vụ xem xét, nghiên cứu về từng phương án cụ thể.

“Quá trình xem xét sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã còn phải căn cứ vào các yếu tố đặc thù đã được nêu trong Nghị quyết”, đại diện Vụ Chính quyền địa phương cho hay.

Trong giai đoạn 2019 - 2021, Hà Nội đã tiến hành sắp xếp 12 đơn vị hành chính cấp xã và không có cấp huyện nào thuộc diện phải sắp xếp.

Tuy nhiên, Nghị quyết 35 vừa được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua, thì tiêu chí về tiêu chuẩn diện tích và quy mô dân số cao hơn. Căn cứ vào tiêu chí này, thì quận Hoàn Kiếm nằm trong diện sắp xếp.

Tuy nhiên, Nghị quyết cũng đề cập đến việc xem xét cơ chế chính sách đặc thù trong quá trình thực hiện sắp xếp huyện, xã.

Tại hội nghị toàn quốc về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tổ chức quán triệt, phổ biến và xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tiễn của địa phương, xác định cụ thể từng nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn;

Các địa phương cần xây dựng phương án tổng thể, đề án sắp xếp đơn vị hành chính sớm trình các cấp có thẩm quyền xem xét. Đồng thời cần tập trung làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, ủng hộ cao trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân ở địa phương.

Nghị quyết của Chính phủ về Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 nêu rõ: Các địa phương tiến hành việc xây dựng Phương án tổng thể, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn quy định; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn quy định.

Quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập: Điểm loạt di tích văn hoá lịch sử

Quận Hoàn Kiếm là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Thủ đô với gần 200 di tích lịch sử, văn hóa như Hồ Gươm, cầu Thê Húc, Nhà hát lớn, đền Vua Lê...

Quan Hoan Kiem thuoc dien sap nhap: Diem loat di tich van hoa lich su

Theo số liệu thống kê từ năm 2018 quận Hoàn Kiếm, trung tâm của TP Hà Nội có quy mô dân số khoảng 155.900 người, diện tích 5,29 km2. Dù diện tích của quận khá nhỏ, nhưng là nơi lưu giữ 190 di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng nổi tiếng như quần thể di tích Hồ Gươm-Đền Ngọc Sơn-Đền Bà Kiệu, chùa Quán Sứ... (Ảnh Đại Đoàn Kết)

Quan Hoan Kiem thuoc dien sap nhap: Diem loat di tich van hoa lich su-Hinh-2

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 ngày 31/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, qua rà soát và đối chiếu với các tiêu chí theo Nghị quyết 35 của Quốc hội, quận Hoàn Kiếm và 176 xã, phường sẽ thuộc diện phải sáp nhập trong 2 năm tới. (Ảnh VTC News)


Quan Hoan Kiem thuoc dien sap nhap: Diem loat di tich van hoa lich su-Hinh-3

Nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm không ủng hộ việc sáp nhập trên mà kiến nghị nên giữ nguyên như hiện tại, bởi Hoàn Kiếm là quận trung tâm mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa. Gắn liền với quận Hoàn Kiếm là hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) vì vậy tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15, gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho rùa thần. Tên hồ đã được lấy để đặt cho quận này. Nơi đây là một trong những địa danh du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước. (Ảnh Đại Đoàn Kết)

Quận Hoàn Kiếm của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết qua rà soát và đối chiếu với các tiêu chí, thành phố có quận Hoàn Kiếm và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sáp nhập.

Thông tin này được ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, báo cáo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.

Cùng với Hoàng Văn Hưng, cựu nữ Cục trưởng bị tuyên án chung thân, vì sao?

Giống như cựu điều tra Hoàng Văn Hưng, cựu Cục trưởng Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan cũng phải lĩnh mức án cao hơn Viện kiểm sát đề nghị, vì sao?

Cung voi Hoang Van Hung, cuu nu Cuc truong bi tuyen an chung than, vi sao?

Theo bản án sơ thẩm TAND TP Hà Nội tuyên phạt với 54 bị cáo vụ “chuyến bay giải cứu”, có đến 4 bị cáo bị lĩnh án chung thân gồm: Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, Hoàng Văn Hưng, cựu trưởng phòng thuộc Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an, Nguyễn Thị Hương Lan, cựu cục trưởng Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao và Vũ Anh Tuấn, cựu phó trưởng Phòng tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an.

Cung voi Hoang Van Hung, cuu nu Cuc truong bi tuyen an chung than, vi sao?-Hinh-2

Trong số đó, có 3 bị cáo bị tuyên án cao hơn mức đề nghị của Viện Kiểm sát như Hoàng Văn Hưng bị đề nghị 19 đến 20 năm tù; Nguyễn Thị Hương Lan, VKS đề nghị 18 - 19 năm tù và Vũ Anh Tuấn, VKS đề nghị 19 - 20 năm tù.

Cung voi Hoang Van Hung, cuu nu Cuc truong bi tuyen an chung than, vi sao?-Hinh-3

Cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng: Hoàng Văn Hưng bị cáo buộc hành vi lừa đảo “chạy án” cho hai bị cáo trong vụ án, qua đó chiếm đoạt 800.000 USD và bị đại diện VKS đề nghị mức án từ 19 - 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo bản án, quá trình xét xử, duy nhất cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng một mực phản bác lại mọi cáo buộc từ cơ quan công tố. HĐXX đánh giá Hưng không thành khẩn. Bản án sơ thẩm kết luận Hoàng Văn Hưng đã lừa đảo chiếm đoạt 800.000 USD và khẳng định "Hoàng Văn Hưng không bị oan".