Bộ trưởng GTVT nói gì về tuyến đường 200km đặt 3 trạm thu BOT?

(Kiến Thức) - Tuy thừa nhận mật độ trạm BOT dày đặc, dẫu vậy với câu hỏi tuyến đường 200km qua địa bàn tỉnh Bình Định tồn tại tới 3 trạm thu BOT là thực hiện "đúng quy định của Nhà nước về cự ly".

Trong phiên trả lời chất vấn sáng nay (4/6), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nhận được không ít câu hỏi "hóc búa" về vấn đề trạm BOT đang khiến dư luận bức xúc suốt thời gian qua.
200km 3 trạm thu phí
Cụ thể, chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, ĐBQH Lý Tiết Hạnh nêu câu hỏi: "Tuyến đường quốc lộ 1A theo hướng Bắc-Nam chiều dài 120km, quốc lộ 19 theo chiều Đông-Tây khoảng 60km, như vậy là qua địa bàn tỉnh Bình Định, với 200km đường thì có 3 trạm thu phí. Vậy xin hỏi theo Bộ trưởng như thế có nhiều quá không và việc quá nhiều trạm thu phí trên một đoạn đường như thế có làm tăng chi phí vận chuyển và giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế hay không?".
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, hai quốc lộ là Quốc lộ 1 và Quốc lộ 19 với cự ly khoảng 200km trên địa bàn tỉnh Bình Định có 3 trạm thu BOT.
Bộ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Văn Thể. Ảnh: VGP
 Bộ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Văn Thể. Ảnh: VGP
“Trong quá trình chúng tôi thực hiện bám sát nghiêm Thông tư 159 của Bộ Tài chính và Nghị định 108, trong đó quy định với trên cùng một quốc lộ thì khoảng cách giữa các trạm bình thường 70km thì Bộ GTVT sẽ chủ động quyết định. Còn trường hợp cự ly dưới 70km thì phải có sự đồng thuận của chính quyền địa phương, tức là UBND tỉnh và Bộ Tài chính. Trong quá trình thực hiện 3 dự án này thì chúng tôi thực hiện đúng quy định của nhà nước về cự ly, về sự thỏa thuận giữa Bộ Giao thông vận tải với chính quyền địa phương và Bộ Tài chính”, Bộ trưởng Thể nói.
Bộ trưởng cũng thừa nhận một số khu vực hiện nay mật độ trạm BOT dày đặc, ảnh hưởng đến đời sống của người dân và chi phí.
“Tôi đánh giá bà con cũng rất khó khăn, nhất là những hộ nghèo, vì chúng ta đi qua các trạm BOT nếu đi ô tô thì chúng ta phải nộp một khoản tiền và hàng hóa vận chuyển đi qua những trạm này cũng phải tốn một số chi phí, do đó cũng phát sinh”, Bộ trưởng Thể nói và mong đồng bào và cử tri, nhất là tỉnh Bình Định hết sức thông cảm.
Đường xuống cấp là do...thời tiết
Vẫn xoay quanh tuyến QL1A đoạn qua Bình Định, bà Hạnh nêu vấn đề Quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Định nhiều lần sửa chữa trong suốt 1 năm qua đến nay vẫn rất xấu và được xem là đoạn đường xấu nhất cả nước.
“Xin hỏi Bộ trưởng, bao giờ sẽ chính thức khởi công việc sửa chữa dứt điểm toàn tuyến đối với đoạn đường này, trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào để đảm bảo tiến độ và chất lượng trong quá trình thực hiện?”, đại biểu Lý Tiết Hạnh nêu câu hỏi.
Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Quốc lộ 1 qua Bình Định, đây là một đoạn đường hết sức quan trọng trên trục Bắc-Nam và thừa nhận, một số đoạn đường của Quốc lộ 1 ở Bình Định rất xấu.
Đại biểu Lý Tiết Hạnh.
 Đại biểu Lý Tiết Hạnh.
“Sau khi chúng ta hoàn thành, Quốc lộ 1 qua Bình Định đã trải qua một giai đoạn thời tiết hết sức khắc nghiệt, mùa hè kéo dài nắng nóng và năm 2016, 2017 bão lũ nhiều và lớn. Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt cả mùa nắng và mùa mưa, nhất là mùa mưa bão và tình hình sau bão nước ngập đồng, có những đoạn tràn qua đường dẫn đến hoạt động của mặt đường với điều kiện lưu lượng giao thông lớn, tải trọng nặng thì bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, Bộ trưởng Thể cho biết.
Bộ trưởng Thể cũng nhìn nhận, có một số hiện tượng như xe chở quá tải, quá khổ, hoạt động trong thời gian vừa qua, công tác tuần tra kiểm soát của các ngành chức năng cũng chưa đảm bảo tốt. Với những yếu tố như vậy, Quốc lộ 1A đoạn qua Bình Định đã hư hỏng, qua các cơn bão lớn năm 2016, 2017 rất nhiều phóng viên báo chí cũng đã đăng tải.
Bộ trưởng Thể cho biết, Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan tập trung duy tu, sửa chữa để đảm bảo tình trạng mặt đường tốt nhất. Tuy nhiên, kinh phí duy tu, sửa chữa hiện nay của chúng ta rất hạn chế, chỉ đáp ứng được yêu cầu khoảng 30% trên phạm vi cả nước. Do đó, nguồn duy tu sửa chữa rất hạn chế. Do đó tình trạng mặt đường hiện nay ở quốc lộ 1A đoạn qua Bình Định chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nói về trách nhiệm của Bộ GTVT trong việc này, Bộ trưởng Thể cho rằng, trách nhiệm của Bộ là rõ ràng.
“Trong quá trình triển khai, đến thời điểm này, có 112 cuộc thanh tra, kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, của các bộ, ngành với tất cả các dự án mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên thuộc tất cả các nguồn vốn, trong đó có vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ngân sách nhà nước và kể cả BOT. Do đó, tôi nghĩ rằng việc thực hiện của Bộ GTVT thì đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật của hồ sơ ban đầu. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết và các yếu tố hiện nay tác động dẫn đến hư hỏng”, Bộ trưởng BGVT nói.
Bộ trưởng Thể cũng xin nhận trách nhiệm chưa kịp thời chỉ đạo và bố trí nguồn vốn để sửa chữa một cách tốt nhất.

Vì sao Bộ trưởng GTVT lý giải "giá BOT" thay vì thu "phí BOT"?

(Kiến Thức) - Xem BOT là 1 sản phẩm của doanh nghiệp nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước. Khi chuyển qua giá thì mình mới có thể giảm giá để cân đối phương án tài chính, còn phí muốn thay đổi sẽ rất chậm…

BOT “nóng” là sản phẩm của giai đoạn trước để lại
Tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội sáng ngày 22/5, Bộ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Văn Thể cho rằng, thời gian qua vấn đề trạm thu giá BOT là việc hết sức nóng.

Vì đâu ĐQBH mời Bộ trưởng GTVT ra ngã tư xem... xử phạt giao thông?

(Kiến Thức) - Không hài lòng với câu trả lời của Bộ trưởng Giao Thông Vận tải Nguyễn Văn Thể về tình trạng vi phạm giao thông tràn lan, nhưng số thu phạt thấp, ĐQBH Nguyễn Sĩ Cương đã đề nghị "dẫn ông Thể ra một ngã tư trưa nay".

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đặt vấn đề về việc tình trạng phương tiện không đủ tiêu chuẩn vẫn tham gia giao thông.
“Tại sao phương tiện không đủ điều kiện vẫn lưu hành, Bộ trưởng nhiệm kỳ trước nói có sự đối phó khi đăng kiểm. Vậy có giải quyết được tình trạng này không? Tình trạng vi phạm luật lệ giao thông tràn lan nhưng chỉ phạt với tỷ lệ thấp, còn lại là bỏ qua. Bộ trưởng đánh giá thế nào về trạm kiểm soát giao thông hiện nay?”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đặt câu hỏi.

Bố uống rượu đánh mẹ, con trai ăn lá ngón tự tử

(Kiến Thức) - Mỗi lần chứng kiến cảnh bố uống rượu say là lại đánh chửi mẹ, con trai khuyên bảo không được nên đã ăn lá ngón tự tử. Nhìn thấy con như vậy, người bố sau đó bất ngờ ăn theo và tử vong.

Chiều ngày 4/6, trao đổi với PV Kiến Thức, ông Trần Văn Thành - Trưởng Công an huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) - cho biết, khoảng 10h sáng ngày 3/6, tại bản Nậm Manh (xã Nậm Manh, Nậm Nhùn, Lai Châu) có 2 trường hợp ông Quàng Văn Chơ (SN 1965) và con trai Quàng Văn Chanh (SN 2000) ăn lá ngón tự tử.
Bo uong ruou danh me, con trai an la ngon tu tu
 Ảnh minh họa.