Bộ tranh cổ cực quý về bộ máy triều đình nhà Nguyễn

(VietnamDaily) - Cùng khám phá cách thức tổ chức bộ máy triều đình nhà Nguyễn qua bộ tranh cổ rất sống động được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Bo tranh co cuc quy ve bo may trieu dinh nha Nguyen
 Bộ Lại là một bộ trong Lục bộ của triều đình nhà Nguyễn, nắm việc quan tước, phong tước, ân ban thuyên chuyển, lựa chọn, xét công, bãi truất và thăng thưởng, bổ sung quan lại, cung cấp người cho các nha môn. Bộ Lại gần với Bộ Nội vụ thời nay. (Hình ảnh chụp lại từ BT Lịch sử Quốc gia).
Bo tranh co cuc quy ve bo may trieu dinh nha Nguyen-Hinh-2
 Đứng đầu các Bộ trong Lục bộ là quan Thượng thư, tương đương Bộ trưởng ngày nay. Một người nổi tiếng từng làm Thượng thư Bộ Lại là Nguyễn Cư Trinh (1716 - 1767). Ông làm quan đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, đã nhiều lần cầm binh dẹp loạn, khai hoang lập ấp, mở cõi phía Nam.
Bo tranh co cuc quy ve bo may trieu dinh nha Nguyen-Hinh-3
 Bộ Lễ giữ việc lễ nghi, tế tự, khánh tiết, yến tiệc, trường học, thi cử, áo mũ, ấn tín, phù hiệu, chương tấu, biểu văn, sứ thần cống nạp, các quan chầu mừng, tư thiên giám, thuốc thang, bói toán, tăng lục, đạo lục, giáo phường, đồng văn nhã nhạc. 
Bo tranh co cuc quy ve bo may trieu dinh nha Nguyen-Hinh-4
 Đến thời vua Duy Tân, Bộ Lễ được thay thế bởi Bộ Học để cai quản việc học hành, thi cử. Có thể nói bộ này tương đương với Bộ giáo dục và đào tạo và Bộ văn hóa thông tin ngày nay. Nhân vật lịch sử nổi tiếng từng đứng đầu bộ  này là ông Cao Xuân Dục (1843–1923).
Bo tranh co cuc quy ve bo may trieu dinh nha Nguyen-Hinh-5
 Bộ Hộ thời Nguyễn giữ chính sách điền thổ, hộ khẩu, tiền thóc, điều hòa nguồn của cải nhà nước, có chức năng gần với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày nay.
Bo tranh co cuc quy ve bo may trieu dinh nha Nguyen-Hinh-6
 Nhân vật nổi tiếng từng làm Thượng thư Bộ Hộ là Phạm Phú Thứ (1820–1883). Ông cùng với Nguyễn Trường Tộ là những người có quan điểm canh tân đất nước trong những năm cuối thế kỷ 19.
Bo tranh co cuc quy ve bo may trieu dinh nha Nguyen-Hinh-7
 Bộ Công coi việc xây dựng thành hào, cầu cống đường sá, việc thổ mộc, thợ thuyền, tu sửa xây dựng, thi hành lệnh cấm về núi rừng, vườn tược và sông ngòi. Có thể coi Bộ Công tương đương với bộ Giao thông Vận tải và bộ Xây dựng ngày nay.
Bo tranh co cuc quy ve bo may trieu dinh nha Nguyen-Hinh-8
Một bức tranh vẽ cảnh các quan nhà Nguyễn thực hiện Lễ Phụng mệnh tại Hoàng thành Huế xưa. Ngoài bốn bộ đã kể đến ở trên, Lục bộ còn hai bộ khác là Bộ Binh (tương đương Bộ Quốc phòng) và Bộ Hình (tương đương Tòa án Tối cao), tiếc rằng tranh vẽ về hai bộ này không còn được lưu giữ.
Bo tranh co cuc quy ve bo may trieu dinh nha Nguyen-Hinh-9
Bức tranh này vẽ Viện Cơ mật, là một cơ quan thành lập năm 1834 dưới thời vua Minh Mạng. Đây là cơ quan tư vấn của nhà vua, do bốn đại thần điều hành. Các vị đại thần của viện Cơ mật thường mang danh hiệu Đại học sĩ của các điện Đông Các, Văn Minh, Võ Hiển và Cần Chánh.

Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.

Tận mục bộ tứ cung điện tráng lệ nổi tiếng nhất Việt Nam

(VietnamDaily) - Điện Thái Hòa, điện Long An, cung Diên Thọ và cung An Định là những cung điện mang giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo nhất trong Di sản thế giới quần thể di tích Cố đô Huế. Cùng điểm qua những nét chính về bốn cung điện này.

Tan muc bo tu cung dien trang le noi tieng nhat Viet Nam
1. Nằm ở Đại Nội của Hoàng Thành Huế, điện Thái Hòa được coi là biểu tượng cho quyền lực của nhà Nguyễn. Cung điện này là nơi đặt ngai vàng của nhà Nguyễn, đồng thời là chứng tích ghi dấu sự đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn, từ Gia Long đến Bảo Đại.

Độc đáo bốn nhà thủy tạ cổ nổi tiếng nhất Việt Nam

(VietnamDaily) - Nghênh Lương Tạ, Trường Du Tạ, Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ là bốn nhà thủy tạ cổ xưa còn được bào tồn ở Cố đô Huế cho đến ngày nay. Cùng điểm qua những nét chính của các công trình này.

Doc dao bon nha thuy ta co noi tieng nhat Viet Nam
1. Nằm bên bờ sông Hương, Nghênh Lương Đình hay Nghênh Lương Tạ là một trong những nhà thủy tạ cổ được dùng làm là nơi nghỉ chân của các vị vua nhà Nguyễn trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.