Bộ Tài chính nói về việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính tiếp tục theo dõi diễn biến của chỉ số giá tiêu dùng để chủ động đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo quy định trong thời gian tới

Thông tin tới báo chí tại cuộc họp báo Quý I/2024 chiều 29/3 về vấn đề mức giảm trừ gia cảnh, ông Trương Bá Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính), cho biết căn cứ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh là sửa luật hoặc khi chỉ số giá tiêu dùng biến động 20%.
Bo Tai chinh noi ve viec dieu chinh muc giam tru gia canhBộ Tài chính họp báo Quý I/2024 chiều 29/3
Theo ông Tuấn, luật Thuế thu nhập cá nhân quy định chỉ số giá tiêu dùng biến động trên 20% so với thời điểm luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.
"Từ năm 2009, khi luật thuế này có hiệu lực thi hành đến nay, Bộ Tài chính luôn chủ động rà soát, tham mưu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với thực tế"- ông Tuấn cho hay.
Mức giảm trừ gia cảnh ban đầu khi áp dụng luật đối với người nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng. Năm 2012, Chính phủ trình Quốc hội nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 9 triệu đồng/tháng. Mức giảm trừ gia cảnh đã thay đổi vào năm 2020, khi nâng từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng.
Theo ông Trương Bá Tuấn, qua theo dõi chỉ số giá tiêu dùng từ năm 2020 đến nay, mức biến động chưa đến 20%. Bộ Tài chính tiếp tục theo dõi diễn biến của chỉ số này để chủ động đề xuất theo quy định trong thời gian tới.
Đối với việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, ông Trương Bá Tuấn cho biết lộ trình là năm 2025. Lộ trình này đã được Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền. "Khi sửa đổi luật này, chúng tôi sẽ sửa tổng thể các nội dung gồm thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế, mức giảm trừ gia cảnh"- ông Tuấn nêu rõ.
Trước đó, tại nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1-2024, Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đời sống của người dân.

Bên trong căn nhà thuê của Hương Tràm khi sang Mỹ du học

Chốn đi về của ca sĩ Hương Tràm ở Mỹ không quá rộng rãi nhưng ấm cúng và đầy đủ tiện nghi, có đàn phục vụ đam mê ca hát và phòng thu riêng.

Ben trong can nha thue cua Huong Tram khi sang My du hoc
 Mới đây, mạng xã hội lan truyền hình ảnh ca sĩ Hương Tràm bế hai nhóc tỳ kháu khỉnh khiến nhiều người đặt nghi vấn nữ ca sĩ bí mật sinh đôi ở Mỹ. Tuy nhiên, ngay lập tức, phía nữ ca sĩ lên tiếng khẳng định đây là thông tin sai sự thật.

Giảm trừ gia cảnh tăng lên 11 triệu, thuế TNCN tính sao?

(Kiến Thức) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa xem xét và quyết định tăng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế theo tờ trình của Chính phủ.

Tại buổi họp báo chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội thứ 9, diễn ra chiều 18/5, Phó Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Trường Giang cho biết, tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tuần trước, cơ quan này đã xem xét và quyết định tăng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng theo tờ trình của Chính phủ.
Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh sẽ nâng từ 9 triệu lên 11 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc nâng từ 3,6 triệu lên 4,4 triệu đồng/tháng. Chính phủ cho biết sẽ có khoảng 1 triệu người không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Đề xuất tăng mức giảm trừ gia đình cảnh đáp ứng chi tiêu cơ bản

Với mức áp dụng giảm trừ gia cảnh như hiện nay đã duy trì từ năm 2020, đến nay không còn phù hợp. Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mức giảm trừ gia cảnh để đáp ứng chi tiêu cơ bản cho người nộp thuế.

Trong phiên thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội ngày 25/5, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị sớm sửa đổi chính sách liên quan thuế thu nhập cá nhân, nâng mức giảm trừ gia cảnh.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai, mức giảm trừ gia cảnh người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng và mỗi người phụ thuộc 4,4 triệu đồng/tháng đã duy trì từ tháng 7/2020. Mức giảm trừ này hiện nay đã không còn phù hợp so với biến động mặt bằng giá chung, tạo ra sự thiếu cân bằng với các đối tượng nộp thuế.