Bộ Tài chính: Có nhiều sai phạm trong tư vấn bán bảo hiểm qua ngân hàng

Theo văn bản ngày 30/6, Bộ Tài chính công bố kết quả thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân ngân hàng với 4 doanh nghiệp bảo hiểm: Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife. 

Theo văn bản ngày 30/06, Bộ Tài chính công bố kết quả thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân ngân hàng với 4 doanh nghiệp bảo hiểm: Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife. Kết luận, các doanh nghiệp đều có nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới.

Thời gian qua, thị trường bảo hiểm và kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng nói riêng đã xuất hiện tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm liên kết đầu tư khi tới gửi tiền hoặc vay vốn tín dụng. Do vậy, Bộ Tài Chính đã có chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng với 4 doanh nghiệp: Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife.

Kết quả thanh tra cho thấy việc bán bảo hiểm qua kênh đại lý là các ngân hàng còn nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới.

Một số hành vi vi hình như: Không tư vấn trực tiếp cho khách hàng, hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp; Không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm; Cho người khác (đại lý cá nhân khác, nhân viên ngân hàng) sử dụng ipad, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin; và Không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê duyệt.

Bộ Tài chính cho biết, các hành vi sai phạm sẽ được xem xét xử phạt hành chính theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh và tạo sự răn đe đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Các quyết định xử phạt sau khi ban hành sẽ được công khai với các cơ quan báo chí và dư luận nhằm đảm bảo khách quan, minh bạch.

Đồng thời, yêu cầu 4 doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường công tác quản lý, giám sát, chấn chỉnh toàn diện; nhanh chóng xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm; chủ động phát hiện, xử lý các thiếu sót, vi phạm trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tại doanh nghiệp, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng.

Ngoài ra phải đảm bảo quản lý đại lý, ngăn ngừa các hành vi sai phạm, đồng thời chấn chỉnh công tác đào tạo, quản lý đại lý; rà sát các khoản chi phí hoạt động; tăng cường giám sát, quản trị rủi ro.

Trong năm 2023, bên cạnh việc khẩn trương hoàn thiện khung khổ pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên đề bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với 10 doanh nghiệp bảo hiểm.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng, đồng thời. Trường hợp phát hiện vi phạm, sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

PVD hoàn thành 100% kế hoạch kinh doanh trong 6 tháng, cổ phiếu hồi phục

(Vietnamdaily) -  Trong 6 tháng đầu năm, PV Drilling cơ bản đã hoàn thành 100% kế hoạch sản xuất kinh doanh đăng ký với Đại hội đồng cổ đông năm 2023.

Ngày 26/6, Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling, HoSE: PVD) đã sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023.

Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, PV Drilling cơ bản đã hoàn thành 100% kế hoạch sản xuất kinh doanh đăng ký với Đại hội đồng cổ đông năm 2023.

Nhóm Dragon Capital trở thành cổ đông lớn sau khi GEX xuất hiện nhiều tin đồn

(Vietnamdaily) - Ngày 26/6, nhóm quỹ thuộc Dragon Capital đã mua vào 2 triệu cổ phiếu GEX của CTCP Tập đoàn GELEX.

Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm quỹ ngoại Dragon Capital tăng từ 4,86% lên xấp xỉ 5,1% (43,4 triệu cổ phiếu) và chính thức trở thành cổ đông lớn của GEX từ ngày 28/6.

Nhom Dragon Capital tro thanh co dong lon sau khi GEX xuat hien nhieu tin don
 

Ca sĩ Khánh Phương mua chui cổ phiếu thắng 12 tỷ, bị phạt 'gãi ngứa' 245 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với ông Phạm Khánh Phương (ca sĩ Khánh Phương) với tổng số tiền 245 triệu đồng.

Cuối năm 2022, ông Phương được chú ý khi bất ngờ trở thành cổ đông lớn tại Sông Đà 1.01 sau mua hơn 45% cổ phần công ty này. Liên tục từ tháng 10 đến 12/2022, nam ca sĩ mua vào - bán ra nhiều lần cổ phiếu SJC.
Trước đó, ông Phương đã trở thành cổ đông lớn của SJC sau khi mua vào gần 3,2 triệu cổ phiếu, tương đương 45,51% vốn vào ngày 28/10/2022.
Sau sự xuất hiện của ông Phương, cổ phiếu SJC tăng dựng đứng và đạt đỉnh vào đầu tháng 1/2023, với mức tăng 9 lần sau hơn 4 tháng, lên mức 18.000 đồng. Cổ phiếu SJC sau đó nhanh chóng quay về mức giá 4.500 đồng/cp vào cuối tháng 3. Đến đầu tháng 4/2023, lại bất ngờ nổi sóng tăng gấp 3 lần sau chưa đầy 3 tháng. Hiện cổ phiếu này đang dừng ở mức 14.300 đồng/cp.
Theo Quyết định xử phạt của UBCKNN, trong khoảng thời gian từ ngày 23/6 đến 28/10/2022, ông Phạm Khánh Phương đã mua hơn 3,1 triệu cổ phiếu SJC của Công ty Sông Đà 1.01, tăng sở hữu từ 0% lên 45,5%. Ngày 23/12/2022, ông Phương thực hiện mua 100.000 cổ phiếu SJC và bán ra 21.800 đơn vị, nâng sở hữu tại thời điểm đó từ 24,69% lên 25,81%. Cả hai lần giao dịch, ông Phương đều không đăng ký chào mua công khai.
Ngoài bị phạt tiền, ông Phương còn bị buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm; buộc bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai.