Bỏ phố về quê rồi lại bỏ quê ra phố vì lương không đủ sống

“Bỏ phố về quê” là chủ đề phổ biến dạo gần đây trên mạng xã hội. Nhưng nhiều người trẻ vẫn bỏ quê ra phố với mong muốn có mức thu nhập cao hơn.

Bo pho ve que roi lai bo que ra pho vi luong khong du song
Ảnh minh hoạ.
“Bỏ phố về quê” là chủ đề phổ biến dạo gần đây trên mạng xã hội. Bởi vì ở quê mức sống thấp hơn, không bon chen như những thành phố lớn, nhiều người trẻ cảm thấy “dễ thở” hơn trong khía cạnh tài chính.
Tuy nhiên, vẫn có một số người trẻ “đi ngược” xu hướng, từ quê ra phố để tìm công việc có thu nhập cao hơn.
Về quê không tìm được việc nên quay lại thành phố
Hà Anh (sinh năm 1999, nhân viên ngân hàng) luôn muốn về quê ở Quảng Bình làm việc từ những ngày còn học đại học. “Về quê được sống cùng người thân, đi làm về có cơm mẹ nấu. Khi học ở Hà Nội, mình đã thấy nghẹt thở với cuộc sống nơi đây. Nhịp sống quá nhanh, mọi người đều hối hả từ những chiếc xe trên đường đến mức độ làm việc, học hành, mình thường xuyên cảm thấy cô đơn. Hơn thế nữa, lúc đó được bố mẹ cho 2,5 triệu/tháng ngoài tiền thuê nhà, nhưng cuối tháng nào cũng phải ăn mì gói cầm cự. Mức sống tại thành phố lớn quá cao”.
Do vậy, ngay khi nhận bằng tốt nghiệp đại học, Hà Anh đã về quê để tìm việc. Tuy nhiên, phải đến 3 tháng sau cô bạn mới tìm được 1 vị trí sales tại công ty bảo hiểm với mức lương 4 triệu đồng và tiền hoa hồng. Những tháng không ký được hợp đồng nào cô bạn chỉ nhận được lương cứng, thậm chí đôi lúc bị cắt giảm do công ty đang gặp khó khăn. Mức sống ở quê thấp hơn nhưng với mức lương 4 triệu/tháng, khó có thể sống dù không mất tiền nhà hay tiền ăn.
“Mình cũng có nhu cầu đi chơi và không thể sống dựa dẫm vào gia đình mãi. Dù ở thành phố hay ở quê, lương thấp, tiềm lực tài chính không vững mạnh, tâm lý lẫn túi tiền đều bị áp lực”.
Sau 1 năm về quê, Hà Anh quyết định khăn gói vào TPHCM để tìm việc. Với tấm bằng đại học ngành tài chính, cô bạn đã xin vào 1 ngân hàng tầm trung với mức thu nhập hàng tháng khoảng 10 triệu. Dù chi phí đắt đỏ hơn, cô bạn nhận thấy mức lương cũng như kinh nghiệm vẫn có thể phát triển nhiều hơn so với lúc còn ở quê.
“Mình biết vẫn có những người phát triển được ở quê cũng như tích luỹ, tuy nhiên đó không phải trường hợp của mình. Dù đôi lúc vẫn nhớ nhà, cảm thấy mệt mỏi, mình nhận ra làm việc ở thành phố lớn vẫn là quyết định đem lại nhiều tiềm năng hơn trong tương lai”.
Bo pho ve que roi lai bo que ra pho vi luong khong du song-Hinh-2
Ảnh minh hoạ.
Ở thành phố lớn có nhiều cơ hội hơn
Hương Linh (sinh năm 1997, nhân viên văn phòng) mong muốn làm việc ở Hà Nội từ khi còn học cấp 3. Cô bạn lớn lên tại Nghệ An, sau đó học đại học ở Hà Nội và làm việc tại thành phố này cho đến bây giờ.
“Lúc học cấp 3, nhìn các anh chị họ làm việc ở thành phố lớn như Hà Nội hay TPHCM về quê dịp Tết mình rất ngưỡng mộ. Thu nhập cao cùng những trải nghiệm mới lạ của các anh chị làm mình mong muốn có thể sống tại thành phố lớn”.
Sau khi tốt nghiệp, Hương Linh bắt đầu công việc tại 1 công ty nhỏ với mức lương 6,5 triệu/tháng. Lúc đó, cô bạn có chút hụt hẫng vì trên mạng xã hội thường xuyên nói về những người mới ra trường ở các thành phố lớn với thu nhập nghìn đô. Tuy nhiên, Hương Linh vẫn cố bám trụ ở nơi đây.
“Về quê để tìm công việc tốt thật sự rất khó, hơn thế nữa mọi người thường sẽ vào nhà nước làm việc. Mình muốn trải nghiệm nhiều hơn, cũng mong muốn thử nhiều công việc và có thu nhập cao nên vẫn quyết định ở lại Hà Nội. Mình có những người quen làm ở quê cả chục năm nhưng lương chỉ 5-6 triệu/tháng, đó không phải là con số mình hướng đến”.
Sau khi tích lũy kinh nghiệm, miệt mài làm việc, hiện tại thu nhập của Hương Linh dao động khoảng 12-15 triệu/tháng. Cô bạn chia sẻ rằng ở thành phố lớn dù hối hả và vô cùng tất bật nhưng luôn có chỗ cho những người chăm chỉ. Tức là chỉ cần bản thân không quản ngại khó khăn, đến một lúc nào đó cũng có thể kiếm được công việc với mức thu nhập tốt hơn.
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng về quê mức lương 6-7 triệu có thể tích lũy 1 nửa. Song Hương Linh muốn tự làm chủ cuộc sống của mình cũng như độc lập về mặt tài chính, cô bạn vẫn mong muốn ở thành phố lớn để “bay nhảy”.
Bo pho ve que roi lai bo que ra pho vi luong khong du song-Hinh-3
Ảnh minh hoạ.
Làm ở thành phố thu nhập chắc chắn sẽ cao hơn?
Theo Hà Anh, không có gì chắc chắn rằng làm ở thành phố thu nhập sẽ cao hơn và có cuộc sống vững mạnh về tài chính. Tuy nhiên, theo trải nghiệm cá nhân, cô bạn thấy rằng ở thành phố lớn có đa dạng công ty với nhiều ngành nghề, dễ dàng tìm việc hơn.
“Tất nhiên, để tìm được công việc tốt hẳn thì ở đâu cũng khó. Nhưng chỉ cần bản thân hạ tiêu chuẩn xuống, những công việc với mức lương 10 triệu/tháng cho sinh viên mới ra trường là không khó để tìm được. Bên cạnh đó, mình nghĩ rằng việc tích lũy ra sao sẽ phụ thuộc vào mức độ xoay xở của mỗi người”.
Hà Anh tiết kiệm được 2-3 triệu/tháng nhờ hạn chế chi tiêu cho mong muốn. Tiền thuê nhà hàng tháng là 2 triệu, Hà Anh ở ghép cùng 2 người bạn để tiết kiệm hơn. Ngày 3 bữa cô bạn đều tự chuẩn bị đồ ăn ở nhà và chỉ đi ăn ngoài khi giao lưu cùng bạn bè. Quần áo, giày dép cũng hạn chế mua sắm quá nhiều.
Còn đối với Hương Linh, thu nhập của cô bạn đã tăng gấp đôi sau 4 năm ra trường. “Cạnh tranh ở thành phố lớn khá cao nhưng vẫn luôn có cơ hội. Mình chịu khó làm việc sẽ được công nhận cũng như có khả năng thăng tiến. Bên cạnh đó, trong 4 năm qua, mình cũng dành thời gian học thêm thành thạo 1 ngôn ngữ mới nên cũng dễ dàng đàm phán tăng lương hơn”.

Nút thắt pháp lý về đề xuất tháo gỡ trong tích tụ và tập trung đất đai

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”.

Tích tụ và tập trung đất đai không ngoài cái đích cuối cùng là phát triển vànâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp thông qua mở rộng quy mô sản xuất phù hợp, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và hình thành khu vực chuyên canh theo hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyên môn hóa gắn với thị trường, giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn; giải quyết tình trạng đất nông nghiệp phân tán, manh mún, xé nhỏ gắn chặt với nền sản xuất tiểu nông tự cung, tự cấp vốn tồn tài qua nhiều thập kỷ ở nước ta. Tuy nhiên, pháp luật đất đai hiện hành là cơ sở pháp lý cho việc hiện thực hóa vấn đề tích tụ và tập trung đất đai đang bộ lộ nhiều hạn chế, bất cập, nhiều khoảng trống và chưa thích ứng linh hoạt với nhu cầu và diễn biến của thực tế cuộc sống. Quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất còn nhiều khó khăn, vướng mắc và nhiều rào cản. Điều này cho thấy sự cần thiết khách quan và cấp bách cần phải tháo gỡ những “nút thắt” pháp lý để vấn đề tích tụ, tập trung đất đai được vận hành trôi chảy, có hiệu quả, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

Hành trình phá án: Bí ẩn thi thể có 4 'lỗ thủng' bị vứt ven đường

Lợi dụng đêm tối và khu vực vắng người, hung thủ đã dùng dao để sát hại nạn nhân rồi cướp xe đi. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Bi an thi the co 4 'lo thung' bi vut ven duong

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 5h30 sáng 11/6/2018, một người dân dậy sớm đi men theo con đường thuộc xóm Mới (thôn Đoài, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương). Khi đến khu vực bãi xe container, họ sững người khi phát hiện 1 thi thể nằm sát mép đường, xung quanh máu còn vương vãi.

Hanh trinh pha an: Bi an thi the co 4 'lo thung' bi vut ven duong-Hinh-2
Tiếp nhận thông tin, Công an huyện Thanh Hà đã lập tức xuống hiện trường đồng thời báo lên Công an tỉnh Hải Dương. Các cán bộ kỹ thuật hình sự là người đầu tiên tiếp cận với thi thể trên. Đây là thi thể nam giới, đã tử vong trước đó nhiều giờ. Trên người nạn nhân có tổng cộng 4 vết thương, trong đó có một vết cắt sâu ở cổ, 2 vết đâm tại cổ, ngực và một vết đâm sau lưng. Nạn nhân được xác định tử vong do mất máu cấp.

Hành trình phá án: “Phi công trẻ” sát hại người tình vì đòi chia tay

Thấy Hà đòi chia tay, xin gặp cũng không được nên Tú đã ra tay sát hại nạn nhân dã man. Vụ án này được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: “Phi cong tre” sat hai nguoi tinh vi doi chia tay

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 22h30 ngày 11/10/2016, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Ninh Bình nhận được thông tin về việc chị Vũ Thị Ngọc Hà (SN 1985) đã li hôn chồng, hiện đang sinh sống cùng 2 cậu con trai (SN 2007 và 2013) ở phố Phúc Khánh, phường Ninh Sơn (TP Ninh Bình) chết tại phòng ngủ với nhiều vết thương chết người.

Hanh trinh pha an: “Phi cong tre” sat hai nguoi tinh vi doi chia tay-Hinh-2

Trước tính chất nghiêm trọng của vụ án, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình trực tiếp chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Ninh Bình và Phòng kỹ thuật hình sự khẩn trương đến nhà nạn nhân.