Bộ Nội vụ tham mưu thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024

Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, Bộ Nội vụ đã tích cực tham mưu thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương bảo đảm đồng bộ, thống nhất để thực hiện từ đầu tháng 7/2024.

Bộ Nội vụ tiếp tục tham mưu Chính phủ đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, nhất là đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ bản hoàn thành sắp xếp tổ chức hành chính bên trong cơ quan chuyên môn UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà báo cáo tại hội nghị tổng kết công tác ngành nội vụ năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, diễn ra chiều 20/12.
Bo Noi vu tham muu thuc hien cai cach tien luong tu 1/7/2024
 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: VGP
Theo bà Phạm Thị Thanh Trà, trong năm 2023, Bộ Nội vụ đã tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và cắt giảm thủ tục hành chính trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức; đổi mới công tác nâng ngạch công chức và xét thăng hạng viên chức. 
Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và tập trung giải pháp khắc phục tình trạng cán bộ né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm thực thi công vụ. Tăng cường thanh tra công vụ, công chức và xử lý nghiêm việc sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.
Cũng trong năm 2023, Bộ Nội vụ đã tham mưu điều chỉnh mức lương cơ sở lên 20,8% từ 1/7/2023. Cùng với đó, tích cực tham mưu thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương bảo đảm đồng bộ, thống nhất để thực hiện từ 1/7/2024.
Cải cách tiền lương từ 1/7/2024
Về việc triển khai quyết liệt thực hiện kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, Bộ Nội vụ đã tham mưu cấp có thẩm quyền thành lập 60 đơn vị hành chính đô thị của 12 tỉnh và sắp xếp, mở rộng không gian đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của nhiều địa phương.
Đổi mới căn bản, toàn diện đối với cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, góp phần giải quyết những khó khăn, bất cập, thiết thực nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn cần được khắc phục, nhất là việc xây dựng, hoàn thiện thể chế các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Nội vụ.
Nhiều vấn đề phát sinh mới đòi hỏi nghiên cứu sâu và có giải pháp chiến lược, khoa học, căn cơ như tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc; hiện tượng cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm, sợ sai, không dám làm; kỷ luật, kỷ cương và hoạt động công vụ, đạo đức và văn hóa công vụ nhiều nơi chưa nghiêm.
Việc tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ gắn vị trí việc làm và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế. Tham mưu thực hiện phân cấp, phân quyền, ủy quyền ở bộ, ngành, địa phương còn hạn chế.

Từ 1/7/2024: Không phải tăng lương mà là chế độ tiền lương mới

Theo ĐBQH Hoàng Văn Cường, cải cách tiền lương từ 1/7/2024 không phải là tăng lương mà đây là chế độ tiền lương mới, trả theo vị trí việc làm.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua chính sách cải cách tiền lương. Theo đó, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, quyết nghị từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước.Việc cải cách chính sách tiền lương được đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm, đặc biệt là hàng triệu công chức, viên chức.

Huế: Phát hiện hơn một tấn thực phẩm nhập lậu chuẩn bị phục vụ thực khách

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phát hiện kho hàng hơn 1 tấn thực phẩm gồm trứng gà non, giò heo, ba chỉ rút xương, lõi bắp bò các loại không đảm bảo quy định, chuẩn bị tuồn ra thị trường tiêu thụ.

Hue: Phat hien hon mot tan thuc pham nhap lau chuan bi phuc vu thuc khach

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đơn vị vừa phát hiện một kho hàng hóa thực phẩm “thịt heo bò xuất nhập khẩu tại Huế” có chứa hơn 1 tấn thực phẩm các loại không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Hue: Phat hien hon mot tan thuc pham nhap lau chuan bi phuc vu thuc khach-Hinh-2

Trước đó, vào lúc 10h ngày 20/12, tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã khám xét tại kho hàng hóa thực phẩm “thịt heo bò xuất nhập khẩu tại Huế” địa chỉ tại thôn Xuân Lai, xã Lộc An, huyện Phú Lộc do bà Hồ Thị Nhiên, sinh năm 1993, trú tại thôn Xuân Lai, xã Lộc An, huyện Phú Lộc làm chủ.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Đến thời điểm không thể không cải cách tiền lương

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho rằng, đến thời điểm này, không thể không cải cách tiền lương. Lương kỹ sư ra trường 3,5 triệu đồng/tháng, vậy họ sống làm sao?

Lương kỹ sư ra trường 3,5 triệu đồng/tháng thì sống làm sao?
Sáng 24/10, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về 06 nội dung quan trọng liên quan tới phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện ngân sách nhà nước...