Bộ GD&ĐT ra công điện khẩn chỉ đạo khắc phục bão số 3 Yagi

Ngày 10/9, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có công điện gửi giám đốc các sở GD&ĐT về việc chỉ đạo công tác khắc phục sau bão số 3 Yagi.

Công điện nêu rõ: Hoàn lưu bão số 3 Yagi gây mưa lớn ở diện rộng, làm thiệt hại nặng nề cho các địa phương. Để nhanh chóng khắc phục hậu quả và sớm ổn định hoạt động dạy và học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu giám đốc các sở GD&ĐT khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.
Theo đó, phối hợp với các cơ quan y tế để khử trùng, làm vệ sinh trường lớp, phòng ngừa nguy cơ dịch bệnh bùng phát sau bão. Đảm bảo điều kiện an toàn trường học, vệ sinh môi trường trước khi đón học sinh trở lại trường.
Thời gian mưa lâu, kéo dài làm cho đất ngấm nước bị mềm, yếu, nguy cơ gây sạt lở đất rất cao, cần chủ động rà soát, kiểm tra các công trình có nguy cơ mất an toàn để có phương án sửa chữa, khắc phục. Cương quyết không đưa vào sử dụng các công trình không đảm bảo chất lượng, có nguy cơ đổ sập.
Bo GD&DT ra cong dien khan chi dao khac phuc bao so 3 Yagi
Trường THCS Hoàng Hoa Thám, Hà Nội dọn dẹp cây đổ sau bão.Ảnh vtv
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các địa phương lên kế hoạch và triển khai ngay việc sửa chữa cơ sở hạ tầng trường học, đặc biệt ưu tiên các hạng mục có nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của giáo viên và học sinh. Di dời học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học khỏi các khu vực bị hư hại nặng hoặc chưa an toàn.
Rà soát hệ thống cây xanh, tường rào, cổng trường, có phương án tỉa cành, phòng chống sập tường, đổ cây. Đặc biệt kiểm tra các điểm trường, các cơ sở giáo dục gần sông suối, gần khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất để cảnh báo hoặc ngừng cho học sinh đến trường nếu mất an toàn.
Đảm bảo cung cấp kịp thời các nhu yếu phẩm và trang thiết bị dạy học cần thiết cho các cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng. Tổ chức hỗ trợ tâm lý cho giáo viên và học sinh bị ảnh hưởng bởi bão, đặc biệt là các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản.
Tăng cường phối hợp với các ban ngành địa phương trong việc cứu trợ và khắc phục hậu quả sau bão, đặc biệt là hỗ trợ các gia đình giáo viên, học sinh chịu thiệt hại nặng.
Có kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng vật dụng cần thiết cho học sinh các trường bán trú, nội trú đảm bảo an toàn, chu đáo, thuận tiện cho học sinh.
Các sở GD&ĐT tổng hợp tình hình thiệt hại và các biện pháp khắc phục, xử lý, gửi đến cấp có thẩm quyền và báo cáo chi tiết về Bộ GD&ĐT trước ngày 15/9/2024 để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Mời độc giả xem thêm video thiệt hại cây xanh do bão số 3 gây ra:
 

Nam Định: Trường học tạm dừng đón học sinh do ngập sâu

Ngày 10/9, nhiều tuyến phố tại TP Nam Định (tỉnh Nam Định) bị ngập sâu, các trường học tạm dừng đón học sinh tới lớp để đảm bảo an toàn.

Sáng 10/9, hầu hết các tuyến đường trên địa bàn TP Nam Định đều bị ngập từ 50 - 80 cm. Một số khu vực đã bị mất điện. Do đó, tất cả cơ sở giáo dục trên địa bàn TP Nam Định đã thông báo cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.

Nam Dinh: Truong hoc tam dung don hoc sinh do ngap sau
Người dân TP Nam Định bì bõm lội nước trong cơn mưa đêm qua và sáng nay (10/9).Ảnh baogiaothong.vn
Theo cô Hoàng Thanh Bình - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Nhân Tông - TP Nam Định, sáng 10/9 trên nhiều tuyến phố tại thành phố xuất hiện tình trạng ngập sâu. Khu vực trước cổng và sân trường cũng bị ngập nước khoảng 40cm. Nhà trường đã thông báo đến phụ huynh cho học sinh nghỉ học ngày hôm nay cho đến khi nước rút, trường sẽ có thông báo mới để các em đi học lại nhằm đảm bảo an toàn. Trên nhiều con phố và khu dân cư của thành phố, người dân đang phải lưu thông bằng thuyền, ca nô.

Tương tự, thầy Nguyễn Văn Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền, TP Nam Định cho biết, trường không bị ngập nhưng căn cứ vào tình hình thực tế nhiều tuyến phố bị ngập nước và chỉ đạo từ Sở GD&ĐT Nam Định, nhà trường đã cho học sinh nghỉ học ngày 10/9.

Hầu hết các tuyến đường trên địa bàn thành phố Nam Định đều bị ngập từ 50 - 80 cm. Nhiều nhà dân đã bị nước tràn vào nhà, ngập tầng một. Một số khu vực trũng, thấp, nước sâu gần 1m khiến giao thông trong nội thị gần như tê liệt. Các tuyến đường bị ngập sâu như: Hàng Thao, Văn Cao, Trần Huy Liệu, Tô Hiệu, Máy Tơ, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Đức Thuận...

Việc di chuyển của người dân gặp nhiều khó khăn. Do bị ngập nước trong đêm, nhiều gia đình phải di chuyển đồ đạc lên vị trí cao. Công tác tiêu nước đang được cơ quan chức năng địa phương chỉ đạo quyết liệt.

Để đảm bảo an toàn cho người dân, ngay khi xảy ra mưa lớn, lãnh đạo TP Nam Định đã gấp rút chỉ đạo lực lượng chức năng xuống hỗ trợ người dân tại địa chỉ 181 và 207 phố Hoàng Văn Thụ di dời sang trạm y tế ngay trong đêm, do những nhà tạm này đã xuống cấp, có nguy cơ yếu sập.

>>> Mời độc giả xem thêm video Hà Nội, Thái Nguyên ngập sâu, hàng loạt xe hơi "bất tỉnh" giữa dòng nước:

 

Sự cố sập cầu Phong Châu: Không để học sinh gián đoạn học tập

Sở GD&ĐT Phú Thọ đã lên phương án để học sinh học tạm trong thời gian chờ khắc phục sự cố cầu Phong Châu và việc cấm một số cầu trên địa bàn.

Theo Sở GD&ĐT Phú Thọ, sự cố sập cầu Phong Châu và việc cấm các phương tiện qua lại cầu Trung Hà, cầu Tứ Mỹ đã ảnh hưởng lớn đến việc đi học hằng ngày của một số học sinh.

Su co sap cau Phong Chau: Khong de hoc sinh gian doan hoc tap
Hình ảnh cầu Phong Châu bị chia cắt bởi dòng nước lũ. Nguồn baotainguyenmoitruong 

Đồng Nai: Tránh đường Hoàng Văn Bổn, ô tô cày nát đường dân sinh

Xe ô tô đủ các loại đi vào đường dân sinh Nguyễn Trường Tộ bất chấp sự phản đối và bức xúc của người dân.

Đường dân sinh oằn minh gánh ô tô thay cho đường Hoàng Văn Bổn
Người dân khu phố 1 và khu phố 10, phường Tân Biên, TP Biên Hòa, Đồng Nai thời gian gần đây bức xúc vì đường dân sinh Nguyễn Trường Tộ phía trước nhà họ xuất hiện nhiều loại xe ô tô thậm chí cả xe tải chờ hàng đi lại gây ách tắc và mất an toàn giao thông.