Bộ GD&ĐT công bố đường dây nóng nhận thông tin phản ánh tiêu cực

Bộ GD&ĐT vừa công khai đường dây nóng, hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Ngày 15/8, Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định số 2140/QĐ-BGDĐT, công khai đường dây nóng, hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp đối với các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT.

Việc này nhằm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Bo GD&DT cong bo duong day nong nhan thong tin phan anh tieu cuc
Theo đó, số điện thoại tiếp nhận thông tin trong giờ hành chính: 024.38621002.
Địa chỉ hộp thư điện tử: duongdaynongct10.2019@moet.gov.vn.

Thanh tra Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tham mưu soạn thảo trình Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế hoạt động đường dây nóng tiếp nhận thông tin về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp đối với các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT để thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân đối với Bộ GD&ĐT liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng được gửi đến hộp thư điện tử của các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT để xử lý theo thẩm quyền.

Danh sách hộp thư điện tử các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT:

Bo GD&DT cong bo duong day nong nhan thong tin phan anh tieu cuc-Hinh-2

Sử dụng bằng giả có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội sử dụng giấy tờ giả quy định, tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Người dùng bằng giả bị xử lý thế nào?
Ngày 14/8, trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng, theo quy định của pháp luật, bằng tốt nghiệp phổ thông trung học là giấy tờ ghi nhận năng lực trình độ của người học khi đã trải qua thời gian học tập, kiểm tra phải làm bài thi đạt kết quả theo quy định của pháp luật. Bằng tốt nghiệp phải do cơ quan tổ chức có thẩm quyền cấp, ký theo quy định của pháp luật về Luật Giáo dục và Đào tạo. Về nguyên tắc, cơ quan nào đào tạo, cơ quan đó sẽ cấp bằng tốt nghiệp.

Bình Thuận: Trốn truy nã 22 năm, về quê thì bị phát hiện

Sau 20 năm trốn truy nã, Đỗ Hồng Sự quay về Bình Thuận làm nghề thu gom rác. Làm được gần 2 năm thì bị phát hiện, bắt giữ.

Ngày 14/8, tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận cho biết đã bắt giữ Đỗ Hồng Sự (40 tuổi) sau 22 năm trốn truy nã và đang tiến hành lập hồ sơ, điều tra theo thẩm quyền.
Trước đó, vào tháng 12/2002 (thời điểm huyện Hàm Tân và thị xã La Gi chưa tách ra vẫn còn là huyện Hàm Tân), Đỗ Hồng Sự bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Tân khởi tố về tội trộm cắp tài sản và bỏ trốn nên bị truy nã trên toàn quốc.