Bộ GD-ĐT đề nghị điều tra việc xuyên tạc ngữ liệu sách giáo khoa

Bộ GD-ĐT mới đây đã đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đăng tải nội dung xuyên tạc về ngữ liệu trong sách giáo khoa.

Thời gian qua, trên mạng xã hội lan truyền nhiều thông tin một số nội dung được cho là ngữ liệu trong sách giáo khoa như: “Giã gạo thổi cơm”, “Bắn Tung Tóe”, “Bạn An dũng cảm”, “Bé xách đỡ mẹ”, “Vẽ gì khó”,...
Mỗi bài đăng kèm hình ảnh được mô tả là trang sách có các ngữ liệu này, sau khi chia sẻ đã thu hút nhiều sự quan tâm, bình luận của cư dân mạng.
Không ít người đã đưa ra những bình luận chỉ trích ngành giáo dục vì cho rằng đưa các ngữ liệu này vào sách giáo khoa mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bo GD-DT de nghi dieu tra viec xuyen tac ngu lieu sach giao khoa
Bộ GD-ĐT chỉ ra một số ngữ liệu không có trong sách giáo khoa. 
Tuy nhiên, mới đây, Bộ GD-ĐT khẳng định đó là những nội dung không có trong sách giáo khoa đang được sử dụng dạy học tại các nhà trường.
Bộ GD-ĐT cho biết cũng đã đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra nguồn gốc thông tin trên, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đăng tải, xuyên tạc.
Hiện nay, sách giáo khoa mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 gồm 3 bộ là Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều và được đưa vào sử dụng từ năm học 2020-2021.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chuẩn bị bộ SGK của Nhà nước

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của Nhà nước và khắc phục những hạn chế nêu tại Báo cáo giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện ngày 16/8 yêu cầu các bộ liên quan và UBND các tỉnh, thành phố bảo đảm SGK và sách giáo viên kịp thời cho năm học 2023 – 2024.
Trong công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT chỉ đạo, đôn đốc các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK thực hiện rà soát, công tác biên soạn quy trình thực hiện và đấu thầu rộng rãi, công khai, minh bạch về việc in, phát hành SGK bảo đảm tăng chất lượng, giảm giá thành; thực hiện ngay kiểm tra, giám sát việc tổ chức biên soạn, đấu thầu, in và phát hành SGK.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chuẩn bị nội dung một bộ SGK của Nhà nước, khẩn trương có giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập nêu tại Báo cáo giám sát Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Trước đó, chiều 14/8, tại phiên thảo luận nội dung giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, dường như đang còn tồn tại những quan điểm khác nhau về bản chất và vai trò của SGK trong hoạt động dạy và học theo chương trình mới.
Theo ông Sơn, Nhà nước (Bộ GD&ĐT) nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc, đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn SGK là học liệu, là công cụ, là cái hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học.
"Chương trình là duy nhất, thống nhất, học liệu là đa dạng và linh hoạt, vậy có cần một bộ SGK - tức một bộ học liệu của Nhà nước hay không?", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị Đoàn giám sát cân nhắc, bỏ đề xuất của Đoàn giám sát Quốc hội với Chính phủ cuối tháng 7 về việc giao Bộ biên soạn một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ không đồng tình quan điểm này. Theo Chủ tịch Quốc hội, cần phải tiếp tục xem xét, đánh giá kỹ vai trò của SGK, không chỉ là học liệu đơn thuần.
"Đương nhiên SGK có tốt đến mấy cũng không thể thay được cho người thầy, nhưng từ chương trình mới ra SGK... Bộ SGK quy định về nội dung, thể chế cái cốt lõi nhất của chương trình", ông Vương Đình Huệ cho hay.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị đánh giá kỹ hơn về chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn triển khai. 
Theo Chủ tịch Quốc hội, cần hiểu đúng về Nghị quyết 88 về đổi mới chương trình, SGK phổ thông. 
Theo tinh thần của Nghị quyết 88 của Quốc hội, Bộ GD&ĐT phải tổ chức biên soạn một bộ SGK đầy đủ (từ lớp 1 đến lớp 12, gồm 137 đầu sách). Các tổ chức, cá nhân khác được khuyến khích tham gia biên soạn SGK, một hoặc một số đầu sách theo khả năng, không nhất thiết phải biên soạn đầy đủ một bộ SGK.

Lộ trình thay sách giáo khoa được thực hiện từ năm 2020, bắt đầu với lớp 1. Năm học 2023-2024, ở cấp tiểu học, việc thay sách đã đến lớp 4, cấp THCS đến lớp 8, cấp THPT đến lớp 11. Việc thay sách sẽ hoàn tất vào năm 2025. Hiện có 3 bộ SGK của hai nhà xuất bản. Việc lựa chọn SGK sẽ do các trường quyết định.

>>> Mời quý độc giả xem video: "Hiểu đúng về sách giáo khoa trong chương trình mới":

(Nguồn: VTV24)

TS Nguyễn Thị Ngọc Minh: Cởi bỏ “vòng kim cô” sách giáo khoa

TS Nguyễn Thị Ngọc Minh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, nếu quay trở lại một chương trình một bộ sách giáo khoa duy nhất sẽ khiến giáo dục tiếp tục luẩn quẩn trong “vòng kim cô”, có nguy cơ "đẽo cày giữa đường"..

Vừa qua, Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông nhận định cần biên soạn một bộ sách giáo khoa của Nhà nước (do Bộ Giáo dục & Đào tạo chủ trì). Nhiều phụ huynh cho rằng, cần một bộ sách chuẩn thay vì nhiều bộ sách như hiện nay. Điều này đã làm dấy lên luồng tranh luận, về việc có nên quay trở lại chỉ có một bộ sách giáo khoa chuẩn như trước hay không.
Sách giáo khoa không còn là “vòng kim cô”