Bộ công an kiểm tra dự án hơn 2,4 ha ven biển Mũi Né

Dự án được đồng ý chủ trương đầu tư từ năm 2001, sau nhiều lần gia hạn, điều chỉnh, năm 2021, UBND tỉnh Bình Thuận mới có quyết định chấp thuận chủ trương đầu t

Chiều 22-4, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an phối hợp với đại diện VKSND tối cao; Phòng TN&MT TP Phan Thiết đến làm việc và kiểm tra thực địa dự án khu du lịch Xuân Quỳnh ở phường Mũi Né, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Bo cong an kiem tra du an hon 2,4 ha ven bien Mui Ne
Xe của Bộ Công an đến dự án Xuân Quỳnh. Ảnh: AK
Đây là một trong chín dự án đất đai, đầu tư phát triển nhà ở thương mại tại tỉnh Bình Thuận mà C01 đang thụ lý giải quyết nguồn tin tội phạm về vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; vi phạm các quy định về quản lý đất đai và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Dự án Khu du lịch Xuân Quỳnh do Công ty xây lắp Rạng Đông (nay là Công ty Cổ phần Rạng Đông) làm chủ đầu tư được UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản đồng ý chủ trương đầu tư từ ngày 3-12-2001.
Bo cong an kiem tra du an hon 2,4 ha ven bien Mui Ne-Hinh-2
Dự án Xuân Quỳnh đã làm tường rào bao quanh. Ảnh AK
Ban đầu, dự án này có diện tích 40.000m2, chiều dài bờ biển 200m, nguồn gốc đất do Ban quản lý bảo vệ và trồng rừng Phan Thiết quản lý.
Sau một thời gian dài không đầu tư, xây dựng, dự án này từng bị UBND tỉnh Bình Thuận ra “tối hậu thư’ thu hồi và tiếp tục cho gia hạn, điều chỉnh.
Đến tháng 2-2021, UBND tỉnh Bình Thuận ra quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, quy mô dự án giảm diện tích xuống còn hơn 24 ngàn m2. Thời gian thực hiện dự án 50 năm, kể từ ngày 3-12-2001, thời điểm UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản đồng ý chủ trương đầu tư và dự kiến tổng mức đầu tư dự án này hơn 12,8 tỉ đồng.

Đường ven sông Sài Gòn đoạn qua trung tâm TP.HCM giờ ra sao?

Dự án đường ven sông Sài Gòn, đoạn từ ngã 3 Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng đến dạ cầu Sài Gòn sau 6 năm điều chỉnh quy hoạch vẫn chưa được xây dựng.

Duong ven song Sai Gon doan qua trung tam TP.HCM gio ra sao?
 Tháng 7/2016, UBND TP.HCM chấp thuận đề nghị của Sở Quy hoạch - Kiến trúc về điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu trung tâm hiện hữu TP.HCM 930 ha. Đồ án quy hoạch sẽ điều chỉnh các khu vực bị ảnh hưởng trong phạm vi ranh giới thực hiện dự án đường ven sông Sài Gòn, đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến đường qua dạ cầu Sài Gòn.
Duong ven song Sai Gon doan qua trung tam TP.HCM gio ra sao?-Hinh-2
 Sau 6 năm điều chỉnh quy hoạch, giai đoạn một của dự án cải tạo Công viên Bạch Đằng từ cột cờ Thủ Ngữ đến cầu tàu số 2 rộng hơn 8.700 m2, kinh phí 35 tỷ đồng đã thực hiện xong. Toàn bộ công viên được lát lại đá, trồng thảm cỏ tạo lối đi, lắp lan can ở các cầu tàu và bờ sông.
Duong ven song Sai Gon doan qua trung tam TP.HCM gio ra sao?-Hinh-3
Các lối đi dọc bờ sông tại công viên này thu hút nhiều người dân, du khách tới đây dạo chơi, tham quan sau hơn nửa năm cải tạo, tu sửa. 
Duong ven song Sai Gon doan qua trung tam TP.HCM gio ra sao?-Hinh-4
 Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình đề nghị Sở Quy hoạch và Kiến trúc phải hoàn thành đề án quy hoạch phát triển kinh tế dịch vụ dọc sông Sài Gòn trong năm 2022, để nhanh chóng triển khai xây dựng con đường chạy dọc sông Sài Gòn từ quận 1 đến huyện Củ Chi nhằm khai thác và bảo tồn nét đẹp sông Sài Gòn.
Duong ven song Sai Gon doan qua trung tam TP.HCM gio ra sao?-Hinh-5
 Theo quy hoạch khu trung tâm 930 ha, kinh phí thực hiện dự án được UBND TP.HCM chấp nhận theo đề nghị của chủ đầu tư tự bỏ vốn để xây dựng tuyến đường ven sông Sài Gòn (đoạn tiếp giáp với 2 dự án khu phức hợp Sài Gòn - Ba Son và khu phức hợp Tân Cảng - Sài Gòn). Phần còn lại của tuyến đường sẽ do ngân sách thành phố chi trả.
Duong ven song Sai Gon doan qua trung tam TP.HCM gio ra sao?-Hinh-6
Theo lãnh đạo TP.HCM, việc đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn sẽ giảm áp lực giao thông cho đường Nguyễn Hữu Cảnh hiện hữu. Theo thống kê của Sở GTVT TP.HCM, con đường 3 km này có 6 khu phức hợp bao gồm bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại và hơn 17.000 căn hộ chung cư. 
Duong ven song Sai Gon doan qua trung tam TP.HCM gio ra sao?-Hinh-7
Tuy nhiên, sau nhiều năm điều chỉnh quy hoạch, dự án đường ven sông Sài Gòn đoạn chạy qua trung tâm thành phố vẫn chưa thể triển khai. Trong ảnh là tuyến đường ven sông sẽ chạy qua khu vực hạ nguồn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (quận 1 và Bình Thạnh) nhưng mới chỉ có các dự án thương mại và công trình metro đang được xây dựng.
Duong ven song Sai Gon doan qua trung tam TP.HCM gio ra sao?-Hinh-8
Đoạn chạy qua ga tàu điện ngầm Ba Son cũng trong tình trạng tương tự. Nơi đây đang có hạng mục nhà ga của tuyến metro số 1, dự án cầu Thủ Thiêm 2 đang được xây dựng. 
Duong ven song Sai Gon doan qua trung tam TP.HCM gio ra sao?-Hinh-9
 Theo các quyết định của UBND TP.HCM ban hành quy định về quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng thuộc địa bàn thành phố thì sông Sài Gòn là sông cấp 2, hành lang bờ sông rộng 50 m. Trong ảnh là một đoạn dài hiện hữu các công trình thể thao, trụ sở văn phòng, bến du thuyền, nằm trên mép sông kéo dài từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè tới dạ cầu Thủ Thiêm.
Duong ven song Sai Gon doan qua trung tam TP.HCM gio ra sao?-Hinh-10
 Điểm cuối của tuyến đường ven sông sẽ chạy qua dạ cầu Sài Gòn (quận Bình Thạnh) kết nối vào đường Điện Biên Phủ.
Duong ven song Sai Gon doan qua trung tam TP.HCM gio ra sao?-Hinh-11
 Khu vực này đang hiện hữu đoạn đường dài gần 1 km chạy dọc theo bờ sông, xuyên qua cư dân khu đô thị Vinhomes Central Park.
Duong ven song Sai Gon doan qua trung tam TP.HCM gio ra sao?-Hinh-12
 Cũng theo quy hoạch khu trung tâm 930 ha, đường Tôn Đức Thắng và Công viên bến Bạch Đằng nằm trong dải quy hoạch bờ tây sông Sài Gòn. Toàn bộ mặt đường Tôn Đức Thắng đoạn từ Hàm Nghi đến Công trường Mê Linh sẽ dành cho không gian đi bộ và xe điện, đường giao thông được ngầm hóa.

>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Kiểm tra các dự án ven sông Sài Gòn. (Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân)

Những 'siêu' dự án hạ tầng của TP.HCM chưa thể về đích

Dự án ngăn triều gần 10.000 tỷ đồng, metro số 1, đường vành đai 2, cầu Thủ Thiêm 2… là những 'siêu' dự án hạ tầng chưa thể cán đích sau nhiều năm khởi công.

'Siêu dự án' ngăn triều gần 10.000 tỷ tiếp tục lỡ hẹn

Dự án này có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, khởi công giữa năm 2016 nhằm kiểm soát ngập do triều, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu cho diện tích 750 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố.

Dùng tuyến Cát Linh - Hà Đông đào tạo nhân sự metro số 1 có khả thi?

Các dự án đường sắt đô thị (metro) đang triển khai có phương thức đào tạo nguồn nhân lực vận hành khác nhau và nảy sinh nhiều vướng mắc...

Một số chuyên gia cho rằng, nên tận dụng dự án đã hoàn thành để chủ động đào tạo trong nước, giảm chi phí đầu tư.