Bộ Công an điều động, bổ nhiệm nhân sự mới

Trung tá Mai Thế Quang được bổ nhiệm Phó giám đốc Công an Quảng Ninh. Đại tá Nguyễn Văn Mừng và trung tá Nguyễn Trường Lâm được bổ nhiệm Phó giám đốc Công an Hưng Yên.

Ngày 23/10, lãnh đạo Cục Tổ chức cán bộ của Bộ Công an trao quyết định điều động, bổ nhiệm trung tá Mai Thế Quang, Cục An ninh Đối ngoại, giữ chức Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh.
Tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh việc trung tá Mai Thế Quang được điều động, bổ nhiệm cương vị mới sẽ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tham mưu chiến lược của tỉnh trong tình hình mới.
Bo Cong an dieu dong, bo nhiem nhan su moi
 Trung tá Mai Thế Quang (trái) nhận nhiệm vụ mới. Ảnh: Chinhphu.vn
Trước đó, ngày 22/10, Bộ Công an điều động và bổ nhiệm trung tá Nguyễn Trường Lâm, Trưởng phòng Thống kê và Quản lý cơ sở dữ liệu thuộc Văn phòng Bộ Công an, giữ chức vụ Phó giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên.
Cùng ngày, đại tá Nguyễn Văn Mừng, Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Hưng Yên, cũng được bổ nhiệm làm phó giám đốc công an tỉnh này.
Từ tháng 5 đến tháng 8, Bộ Công an đã điều động, bổ nhiệm hơn 25 lãnh đạo cấp cục và giám đốc, phó giám đốc công an các tỉnh, thành phố. Loạt nhân sự mới chủ yếu trong độ tuổi 40-60.
Trao đổi với Zing về sự thay đổi trong công tác cán bộ, thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh văn phòng Bộ Công an - đánh giá đây là hoạt động bình thường của bộ trên cơ sở thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị để chuẩn bị Đại hội Đảng XIII.
"Việc bổ nhiệm, luân chuyển nhằm thực hiện 100% giám đốc công an không phải là người địa phương", tướng Xô nhấn mạnh và lý giải nội dung này áp dụng đối với giám đốc công an cấp tỉnh và trưởng công an cấp huyện.
Theo đó, người đứng đầu công an địa phương sẽ không phải người của địa phương đó. Ngoài ra, việc luân chuyển, bổ nhiệm còn đảm bảo đặc thù của ngành đó là người đứng đầu đồng thời là Bí thư Đảng ủy hoặc Bí thư Chi bộ và phải đủ tuổi tái cử.

Sự thực ngai của triều Nguyễn làm bằng vàng ròng?

Ngai vàng là biểu tượng quyền lực của vua chúa phong kiến. Nó có phải được làm bằng vàng thật hay không?

Su thuc ngai cua trieu Nguyen lam bang vang rong?
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, ngai vàng của vua chúa ngày xưa không phải được làm từ vàng hoàn toàn, mà bằng gỗ được sơn son thếp vàng. Sơn son được chế ra từ nhựa cây sơn ở nước ta. Thếp vàng là trang trí dán lớp vàng lá, vàng quỳ dát mỏng lên mặt các vật dụng bằng gỗ, đá, đồng... để tạo màu vàng tự nhiên, có ánh kim bắt mắt và sang trọng. Ngai vàng của nhà vua ngày xưa được thếp vàng ở những chỗ chạm trổ hoa văn. Đây là quá trình trang trí rất kỳ công, đòi hỏi thợ có tay nghề cao. 
Su thuc ngai cua trieu Nguyen lam bang vang rong?-Hinh-2
 Hiện nay, duy nhất ngai vàng của triều Nguyễn còn tồn tại. Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, chiếc ngai cao 101 cm, rộng 72 cm, dài 87 cm. Phần đế dài 118 cm, rộng 90 cm, cao 20 cm. Phía trên ngai có bửu tán thếp vàng lộng lẫy. Tất cả đều được làm bằng gỗ với các hình ảnh trang trí rồng mang ý nghĩa cầu phúc, thọ, may mắn.
Su thuc ngai cua trieu Nguyen lam bang vang rong?-Hinh-3
 Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, ngai vàng triều Nguyễn được chế tác dưới thời vua Gia Long (1802-1819), sau đó được sử dụng xuyên suốt trong thời Nguyễn với tổng cộng 13 đời vua, kéo dài trong 143 năm.
Su thuc ngai cua trieu Nguyen lam bang vang rong?-Hinh-4
 Trong suốt 143 năm của triều Nguyễn, một lần ngai vàng được trùng tu dưới thời vua Khải Định (1916-1925). Khi làm vua, ông cho làm lại bửu tán phía trên ngai, chuyển từ chất liệu gấm lụa sang gỗ sơn son thếp vàng và chạm khắc tinh xảo.
Su thuc ngai cua trieu Nguyen lam bang vang rong?-Hinh-5
Hiện nay, ngai vàng được gìn giữ trong điện Thái Hòa, thuộc khu vực Đại nội của kinh thành Huế. Tháng 1/2016, ngai vàng được xếp hạng bảo vật quốc gia. 
Su thuc ngai cua trieu Nguyen lam bang vang rong?-Hinh-6
 Dục Đức là vua có thời gian ngồi trên ngai vàng triều Nguyễn ít nhất: 3 ngày. Tự Đức (1829-1883) ngồi trên ngai vàng triều Nguyễn lâu nhất, 36 năm (1847-1883).
Su thuc ngai cua trieu Nguyen lam bang vang rong?-Hinh-7
 Vua cuối cùng ngồi trên ngai vàng triều Nguyễn là Bảo Đại. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Bảo Đại thoái vị, triều Nguyễn cáo chung, sứ mệnh của chiếc ngai vàng cũng khép lại. Điều đặc biệt là trong 143 năm tồn tại của nhà Nguyễn, chiếc ngai vàng tại điện Thái Hòa chưa bao giờ bị di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Đến nay, ngai vàng triều Nguyễn là hiện vật độc bản có giá trị lịch sử, văn hóa và mỹ thuật.

Công an Đồng Nai có thêm 2 Phó giám đốc, tổng cộng có 7 Phó giám đốc

(Kiến Thức) - Đại tá Lê Quang Nhân (Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận) và đại tá Nguyễn Ngọc Quang (công tác tại Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy) vừa được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Công an Đồng Nai.

Ngày 4/5, thừa ủy quyền của Bộ Công an, giám đốc Công an Đồng Nai đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm đại tá Lê Quang Nhân (phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận) và đại tá Nguyễn Ngọc Quang (công tác tại Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy) làm Phó giám đốc Công an Đồng Nai.

Cong an Dong Nai co them 2 Pho giam doc, tong cong co 7 Pho giam doc
Đại tá Nhân  
Cong an Dong Nai co them 2 Pho giam doc, tong cong co 7 Pho giam doc-Hinh-2
 Đại tá Quang.