Bộ Công an đề xuất bán đấu giá xe quá hạn nộp phạt mà chủ không đến nhận

Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, việc tạm giữ quá lâu dẫn đến tình trạng nhiều phương tiện bị hỏng hóc, cũ nát, không sử dụng được. Trong tổng số 136.989 phương tiện tồn đọng có 99.983 phương tiện còn sử dụng được, 37.006 phương tiện đã hư hỏng.

Chiều 12/12, Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên giải trình về tạm giữ, tịch thu phương tiện giao thông vận tải đường bộ theo thủ tục hành chính.
Zing.vn đưa tin, trình bày báo cáo của Bộ Công an về vấn đề này, thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, cho biết từ năm 2013 đến 9/2019, công an các đơn vị, địa phương đã tạm giữ gần 4,3 triệu phương tiện giao thông đường bộ, trong đó có 248.938 ôtô (chiếm 5,8%) và gần 4 triệu môtô.
Đến tháng 9/2019, tại các đơn vị địa phương còn tồn đọng 136.989 phương tiện giao thông đường bộ vi phạm hành chính quá thời hạn bị tạm giữ chưa xử lý được, gồm 722 ôtô, 134.073 môtô và 2.144 phương tiện khác.
Theo thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, công tác tạm giữ, tịch thu phương tiện giao thông hiện nay của các cơ quan công an còn nhiều khó khăn. Điển hình như tình trạng người vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt, bỏ phương tiện. Nhưng theo quy định, phải chờ hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt cơ quan, người có thẩm quyền mới thực hiện thủ tục xử lý phương tiện, dẫn đến số lượng phương tiện bị tạm giữ tăng và thời gian kéo dài.
Bo Cong an de xuat ban dau gia xe qua han nop phat ma chu khong den nhan
Thiếu tướng nguyễn Duy Ngọc - Thứ trưởng Bộ Công an giải trình trước UBPL của Quốc hội. (Ảnh: An ninh Thủ đô)
Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng thủ tục tịch thu, bán đấu giá phương tiện mất rất nhiều thời gian, trải qua nhiều khâu như: xác minh chủ sở hữu phương tiện, giám định, thông báo niêm yết, tra cứu hồ sơ để xác định phương tiện đó có nằm trong cơ sở vật chứng hay không, định giá, ra quyết định tịch thu, lập phương án xử lý tài sản đối với từng phương tiện.
Từ những khó khăn đó, ông nêu thực tế về tình trạng quá tải số phương hiện đã quá thời hạn tạm giữ nhưng chưa xử lý được.
“Việc tạm giữ quá lâu dẫn đến tình trạng nhiều phương tiện bị hỏng hóc, cũ nát, không sử dụng được”, tướng Ngọc nói và cho biết trong tổng số 136.989 phương tiện tồn đọng có 99.983 phương tiện còn sử dụng được, 37.006 phương tiện đã hư hỏng.
Trong khi quá tải về lượng phương tiện thì cơ sở vật chất tại nơi tạm giữ phương tiện lại chưa đáp ứng được.
Theo báo Tiền phong, trước tình hình trên, Bộ Công an kiến nghị rà soát, sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan theo hướng: Mở rộng phạm vi áp dụng hình thức đặt tiền bảo lãnh để được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền, nhằm hạn chế việc đưa các phương tiện về nơi tạm giữ. Đồng thời hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục ra quyết định xử lý trong trường hợp người vi phạm, chủ sở hữu sau khi đặt tiền bảo lãnh không đến để tiếp tục giải quyết.
Đối với phương tiện quá thời hạn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 10 ngày, Bộ Công an đề xuất giải pháp, nếu người vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Quá thời hạn 30 ngày mà chủ phương tiện không đến nhận, không có lý do chính đáng thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tịch thu, bán đấu giá phương tiện vi phạm hành chính. Đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định thì cần nhanh chóng trả lại cho người vi phạm hoặc chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp.
Ủy ban Pháp luật đánh giá, trên cơ sở quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ đã cụ thể hóa kịp thời các hành vi bị tạm giữ, tịch thu phương tiện giao thông vận tải đường bộ theo thủ tục hành chính tại các nghị định. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP và quy định hiện hành chưa cụ thể được 2 nguyên tắc trong trường hợp tạm giữ để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm, dẫn tới khó khăn trong áp dụng pháp luật, áp dụng không thống nhất hoặc tạm giữ phương tiện trong trường hợp chưa thực sự cần thiêt.

CSGT Phú Quốc không đeo thẻ, không có biển tên "bắt" người tham gia giao thông

(Kiến Thức) - Một chủ xe ô tô trong khi di chuyển trên đường thì bất ngờ bị một tổ CSGT Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) dừng xe, tuy nhiên chiến sĩ CSGT này lại không đeo bảng tên, không đeo thẻ và không chứng minh được lỗi vi phạm của chủ xe.

Theo phản ánh của anh T.H.A. (trú tại Hà Nội) tới Báo Kiến Thức, sáng 7/12, khi anh H.A. đang điều khiển xe di chuyển trên đường thuộc địa phận xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thì bị tổ CSGT ra hiệu lệnh dừng xe.
Anh H.A. chấp hành hiệu lệnh, đánh xe vào lề đường để làm việc với tổ CSGT. Tuy nhiên, khi xuống xe anh H.A. phát hiện những dấu hiệu bất thường từ cán bộ CSGT và tổ công tác công an Phú Quốc vừa ra hiệu lệnh dừng xe. Cụ thể, người CSGT ra hiệu lệnh dừng xe không đeo bảng hiệu tuần tra kiểm soát màu xanh (thẻ xanh) trên ngực, ngực áo không có tên và số hiệu CAND... 

Bộ Công an vào cuộc thanh tra vụ CSGT Đồng Nai tố sếp bảo kê xe quá tải

(Kiến Thức) - Thanh tra Bộ Công an quyết định thanh tra các nội dung tố cáo sếp CSGT bảo kê xe quá tải và không được nhận tiền trực lễ tết, tiền trực đêm.

Liên quan đến vụ “CSGT tố lãnh đạo CSGT tỉnh Đồng Nai bảo kê xe quá tải” như đã thông tin, ngày 11/12,  thanh tra Bộ Công an đã chính thức vào cuộc và công bố quyết định thanh tra các nội dung tố cáo của CSGT đơn vị tố cáo sếp bảo kê xe quá tải, không được nhận tiền trực lễ tết, tiền trực đêm gây xôn xao dư luận.

Theo đó, chiều cùng ngày, thanh tra Bộ Công an đã đến Công an tỉnh Đồng Nai công bố quyết định thanh tra công tác quản lý, sử dụng tài chính và công vụ ở Phòng CSGT để làm rõ thông tin báo chí nêu việc CSGT tố cáo sếp.