Biểu tình ở Hong Kong, dân phá cửa tòa Hội đồng Lập pháp

Bạo lực nghiêm trọng đã nổ ra trong cuộc tuần hành nhân ngày kỉ niệm 22 năm Hong Kong trở về Trung Quốc. Người biểu tình đã phá vỡ cửa kính của tòa nhà cơ quan lập pháp.

Những người phản đối dự luật dẫn độ đứng bên ngoài tòa nhà của Hội đồng lập pháp Hong Kong đã cố gắng phá cửa để đột nhập vào bên trong.
Các hình ảnh kịch tính từ hiện trường cho thấy người biểu tình sử dụng một xe đẩy bằng kim loại để húc vào nhằm phá vỡ tấm kính ở cổng chính của tòa nhà.
Bieu tinh o Hong Kong, dan pha cua toa Hoi dong Lap phap
 Người biểu tình dùng xe đẩy đâm vào cửa kính.
Các nghị sĩ Claudia Mo, Lam Cheuk Ting Hui Chi-fung và Roy Kwong Chun-yu đã cố gắng khuyên ngăn người biểu tình không nên xông vào tòa nhà, nhưng bị ngó lơ.
Cảnh sát chống bạo động đã xịt hơi cay vào những người biểu tình đang cố phá cửa vào tòa nhà Hội đồng lập pháp, trung tâm của chính quyền đặc khu.
Bieu tinh o Hong Kong, dan pha cua toa Hoi dong Lap phap-Hinh-2
 Các ống thép cũng được sử dụng.
Hàng trăm người biểu tình đeo mặt nạ dẫn đầu cuộc xâm nhập. Khoảng 5.000 cảnh sát đã được huy động để đối phó với người biểu tình quá khích.
Thêm nhiều nhóm cảnh sát mặc độ bảo hộ, mang súng cao su đã ngay lập tức được điều đến hiện trường để hỗ trợ ngăn chặn những người biểu tình.
Nhóm cảnh sát bên trong tòa nhà giơ các tấm biển cảnh báo màu đỏ ghi dòng chữ: “Hãy dừng tiến tới, nếu không chúng tôi sẽ dùng vũ lực”.
Bieu tinh o Hong Kong, dan pha cua toa Hoi dong Lap phap-Hinh-3
 Khung cảnh hỗn loạn bên ngoài tòa nhà chính quyền Hong Kong
Tuy nhiên, những người biểu tình ở Hong Kong đã không bỏ cuộc. Sau hơn một giờ đồng hồ liên tục sử dụng ống thép và xe đẩy bằng kim loại, họ đã làm nứt tấm kính.
Bieu tinh o Hong Kong, dan pha cua toa Hoi dong Lap phap-Hinh-4
 Cửa kính nứt nghiêm trọng trước khi vỡ vụn.
15h chiều giờ địa phương (14h chiều giờ VN), người biểu tình đã phá vỡ được cửa kính. Cảnh sát đã lập tức túm lấy chiếc xe và kéo nó ra khỏi những người biểu tình. Hiện ngăn giữa cảnh sát ở bên trong và những người biểu tình ở phía ngoài chỉ còn là một tấm cửa kính đã vỡ vụn.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: CBSN)

Cơ cực cuộc sống người vô gia cư ở Hong Kong

(Kiến Thức) - Những bức ảnh về cuộc sống của người vô gia cư ở Hong Kong do hãng thông tấn Reuters mới đây đăng tải đã cho thấy sự đối lập hoàn toàn với vẻ xa hoa, tráng lệ của thành phố giàu nhất nhì Châu Á này.

Hong Kong nổi tiếng là thành phố có mức sống đắt đỏ và giá nhà cao nhất châu Á. Do vậy, nhiều người nghèo Hong Kong phải sống trong những “ngôi nhà quan tài” chật chội. Cũng không quá ngạc nhiên khi bắt gặp cảnh tượng người vô gia cư sống vạ vật ngoài đường ở thành phố cảng thơm tráng lệ này. Ảnh: Ông Cheung Muk-gun, 72 tuổi, ăn bánh hamburger trong “ngôi nhà” tạm bợ dựng dưới chân cầu ở thành phố Hong Kong. (Nguồn ảnh: Reuters)
 Hong Kong nổi tiếng là thành phố có mức sống đắt đỏ và giá nhà cao nhất châu Á. Do vậy, nhiều người nghèo Hong Kong phải sống trong những “ngôi nhà quan tài” chật chội. Cũng không quá ngạc nhiên khi bắt gặp cảnh tượng người vô gia cư sống vạ vật ngoài đường ở thành phố cảng thơm tráng lệ này. Ảnh: Ông Cheung Muk-gun, 72 tuổi, ăn bánh hamburger trong “ngôi nhà” tạm bợ dựng dưới chân cầu ở thành phố Hong Kong. (Nguồn ảnh: Reuters)

“Ngôi nhà” dưới chân cầu của ông Cheung nhìn từ bên ngoài. Được biết, ông Cheung làm việc tại một cửa hàng thịt đông lạnh ở quận Mongkok và kiếm được khoảng 1.280 HKD (đô la Hong Kong) mỗi tháng.
 “Ngôi nhà” dưới chân cầu của ông Cheung nhìn từ bên ngoài. Được biết, ông Cheung làm việc tại một cửa hàng thịt đông lạnh ở quận Mongkok và kiếm được khoảng 1.280 HKD (đô la Hong Kong) mỗi tháng.

Do giá thuê nhà đắt đỏ nên ông Cheung buộc phải sống trong ngôi nhà tạm bợ này. Ảnh: Cheung ngồi uống bia dưới chân cầu.
  Do giá thuê nhà đắt đỏ nên ông Cheung buộc phải sống trong ngôi nhà tạm bợ này. Ảnh: Cheung ngồi uống bia dưới chân cầu.

Cụ ông 72 tuổi vẫn chăm chỉ làm việc tại cửa hàng ở quận Mongkok, Hong Kong, Trung Quốc.
Cụ ông 72 tuổi vẫn chăm chỉ làm việc tại cửa hàng ở quận Mongkok, Hong Kong, Trung Quốc. 

Ông Cheung uống cà phê sau khi hoàn thành công việc.
 Ông Cheung uống cà phê sau khi hoàn thành công việc.

Được biết, nhiều người dân ở Hong Kong cũng đang trong tình trạng “màn trời chiếu đất” như ông Cheung. Nguồn tin cho hay, số người vô gia cư ở Hong Kong tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây.
Được biết, nhiều người dân ở Hong Kong cũng đang trong tình trạng “màn trời chiếu đất” như ông Cheung. Nguồn tin cho hay, số người vô gia cư ở Hong Kong tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây.

Ngôi nhà tạm bợ dưới chân cầu của ông Cheung dường như chẳng có thứ gì đáng giá.
Ngôi nhà tạm bợ dưới chân cầu của ông Cheung dường như chẳng có thứ gì đáng giá. 

Ông Cheung rửa mặt trong phòng thay đồ của một công viên ở Hong Kong.
Ông Cheung rửa mặt trong phòng thay đồ của một công viên ở Hong Kong. 

Một số người ngủ ngay tại nhà hàng McDonald ở quận Tsim Sha Tsui vào ban đêm.
Một số người ngủ ngay tại nhà hàng McDonald ở quận Tsim Sha Tsui vào ban đêm. 

Bên trong “ngôi nhà” của ông Cheung khi màn đêm buông xuống.
 Bên trong “ngôi nhà” của ông Cheung khi màn đêm buông xuống.

Một người đàn ông nằm ngủ trong nhà hàng McDonald ở quận Sham Shui Po lúc nửa đêm.
 Một người đàn ông nằm ngủ trong nhà hàng McDonald ở quận Sham Shui Po lúc nửa đêm.

Có thể thấy, nhà hàng McDonald trở thành nơi trú ngụ lý tưởng cho không ít người vô gia cư ở Hong Kong.
Có thể thấy, nhà hàng McDonald trở thành nơi trú ngụ lý tưởng cho không ít người vô gia cư ở Hong Kong

Nhọc nhằn cuộc săn lùng đông trùng hạ thảo trên sườn núi

Nhiệt độ ấm lên, sông băng tan chảy, đông trùng hạ thảo khan hiếm khiến cuộc săn tìm loại dược liệu quý ngày càng khó khăn ở vùng núi Thanh Hải, phía tây bắc Trung Quốc.

Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui
 Trong những năm gần đây, các công ty đông trùng hạ thảo ở Thanh Hải đã trả cho người dân địa phương hàng triệu nhân dân tệ để có quyền phong tỏa toàn bộ ngọn núi mỗi mùa. Mỗi mẩu nấm được bán với giá ít nhất 20 nhân dân tệ cho những người mua đến từ Tây Ninh, thủ phủ của Thanh Hải. Giá của nấm sẽ tăng lên gấp nhiều lần khi mua tại cửa hàng ở Quảng Đông.

Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui-Hinh-2
 Đối với Ma Junxiao (trong ảnh), một nông dân người Hồi từ miền Tây xa xôi của Trung Quốc, việc leo lên những sườn núi tuyệt đẹp hàng ngày để tìm kiếm loại nấm nhỏ có ý nghĩa quan trọng đối với gia đình ông.

Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui-Hinh-3
 Mỗi mùa xuân, Ma di chuyển hơn 600 km bằng đường bộ từ ngôi làng nghèo khó của mình ở Cam Túc tới đỉnh núi không tên ở tỉnh Thanh Hải. Ở đó, ông gia nhập đội quân khoảng 80 người được một công ty địa phương thuê để tìm và chọn đông trùng hạ thảo, loại nấm được cho là có khả năng kích thích tình dục và chữa bệnh.

Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui-Hinh-4
 Vụ thu hoạch đông trùng hạ thảo đã suy yếu ở Thanh Hải, khu vực sản xuất lớn nhất ở Trung Quốc. Trong hai năm qua, thu nhập đông trùng hạ thảo của Ma đã giảm hơn một nửa xuống còn 7.000-8.000 nhân dân tệ (1.018-1.164 USD) mỗi mùa khi nấm ngày càng khan hiếm.

Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui-Hinh-5
 Nhiệt độ cao hơn, tuyết rơi theo mùa ít hơn, các dòng sông băng rút đi dẫn đến những ngọn núi ấm hơn, khiến nấm ít phát triển. Đông trùng hạ thảo phát triển mạnh trong đất lạnh nhưng không bị đóng băng, khoảng 5 độ C. "Các dòng sông băng đã biến mất và các loại đông trùng hạ thảo cũng vậy", Ma, 49 tuổi, người thu lượm đông trùng hạ thảo ở Thanh Hải trong 14 năm qua, nói với Reuters.

Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui-Hinh-6
Những người hái nấm nghỉ ngơi trong lều. Các dòng sông băng trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng đã giảm 15% trong nửa thế kỷ qua khi nhiệt độ ở đây tăng với tốc độ gấp ba trung bình toàn cầu. Trong khi đó, nhu cầu về đông trùng hạ thảo tăng mạnh trong thập kỷ qua khi tầng lớp trung lưu mới nổi của Trung Quốc tìm cách chữa trị mọi thứ từ rối loạn thận đến bất lực, mặc dù thiếu bằng chứng khoa học. 

Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui-Hinh-7
 Được tìm thấy ở vùng đồng cỏ cao nguyên của dãy Himalaya, Tây Tạng và Thanh Hải, nấm đông trùng hạ thảo trở thành nguồn thu nhập quan trọng nhất cho cộng đồng địa phương, cung cấp hàng trăm việc làm thời vụ cho người nghèo và con đường làm giàu cho những người thu hoạch.

Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui-Hinh-8
 Vào lúc cao điểm thị trường năm 2010, giá của đông trùng hạ thảo là hơn 100.000 USD mỗi kg, tạo ra cơn sốt và lôi kéo những người chăn gia súc và nông dân như Ma đổ xô lên núi. Một số chuyên gia nói rằng cơn sốt này đã dẫn đến việc thu hoạch quá mức trên đỉnh núi trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui-Hinh-9
 Năm nay, với các loại đông trùng hạ thảo khó tìm hơn, Ma đã phải leo cao tới 4.500 m để tìm loại nấm mà ông được trả 6 nhân dân tệ mỗi mảnh. Sâu bướm sống trong cỏ cung cấp nấm khi chúng ký sinh, sau đó nấm nằm im trong vật chủ của nó qua những tháng mùa đông lạnh giá. Khi mùa xuân đến, thời tiết ấm hơn đánh thức nấm, giết chết sâu bướm. Sau đó, nó phát triển một thân nhỏ màu nâu, thò ra khỏi mặt đất và cuối cùng giải phóng các bào tử mà sâu bướm ăn, khởi động lại quá trình ký sinh.

Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui-Hinh-10
 Đông trùng hạ thảo được bày ra để sấy khô. Bất chấp kinh tế giảm tốc và giá mềm hơn, một số loại đông trùng hạ thảo chất lượng cao ở Thâm Quyến vẫn được bán lẻ với giá khoảng 72 USD mỗi gram, tương đương 2.016 USD mỗi ounce, vượt qua giá vàng ở khoảng 1.340 USD mỗi ounce.

Nhoc nhan cuoc san lung dong trung ha thao tren suon nui-Hinh-11
 Những người hái đông trùng hạ thảo hút thuốc trước khu trại. Đối với những người thu thập nấm như Zhi Bula, 51 tuổi, mỗi mẩu nấm được tìm thấy đều vô cùng đáng giá. Zhi có thể kiếm tới 20.000 nhân dân tệ (gần 3.000 USD) mỗi mùa, trong khi thu nhập trang trại hàng năm của gia đình ông chỉ là 10.000 nhân dân tệ. *) Title do Kiến Thức biên tập lại

Tương lai chính trị “mù mịt” của Trưởng đặc khu Hong Kong

(Kiến Thức) - Dù Trung Quốc vẫn luôn ủng hộ Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) nhưng có thể nói, tương lai chính trị của bà Lâm đang trở nên "mù mịt" khi không còn nhận được sự tín nhiệm của người dân đặc khu này. 

Cách đây hơn 2 năm, trong cuộc bầu cử Đặc khu trưởng Hong Kong ngày 26/3/2017, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã giành chiến thắng áp đảo trước các "đối thủ" là cựu Vụ trưởng Tài chính Hong Kong Tăng Tuấn Hoa và cựu luật sư Hồ Quốc Hưng.
Sau đó, Quốc vụ viện Trung Quốc đã quyết định bổ nhiệm bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga giữ chức Trưởng Khu hành chính Đặc biệt Hong Kong, và bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm từ ngày 1/7/2017. Bà Lâm trở thành nữ Trưởng Đặc khu đầu tiên kể từ Hong Kong được Anh trao trả về Trung Quốc năm 1997