Biệt kích Mỹ đang tác chiến ở miền bắc Syria

(Kiến Thức) - Ngày 17/12, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton  Carter thừa nhận rằng lực lượng biệt kích Mỹ  đang tham gia tác chiến ở miền bắc Syria.

Nhóm biệt kích Mỹ đang phối hợp với phiến quân nổi dậy Ả-rập ở Syria và hy vọng sẽ tiến tới một quan hệ đối tác trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Biet kich My dang tac chien o mien bac Syria
Bộ trưởng Quốc phòng Ashton  Carter thừa nhận rằng lực lượng biệt kích Mỹ  đang tham gia tác chiến ở miền bắc Syria.  
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Carter đánh dấu sự thừa nhận chính thức đầu tiên về  sứ mạng mà Tổng thống Barack Obama công bố hồi tháng 10/2015, khi ông phê duyệt kế hoạch cử 50 biệt kích Mỹ đến Syria để giúp các lực lượng địa phương lên kế hoạch tấn công phiến quân IS. Nhiệm vụ của toán biệt kích Mỹ này và thâm nhập các nhóm nổi dậy để gọi máy bay liên quân không kích IS, lên kế hoạch hậu cần và thu thập thông tin tình báo.
Việc xác nhận nhiệm vụ của biệt kích ở Syria diễn ra sau kế hoạch triển khai đến 200 lính đặc nhiệm Mỹ ở Iraq. Lực lượng này có nhiệm vụ chính là săn lùng và tiêu diệt các thủ lĩnh IS.  
Biet kich My dang tac chien o mien bac Syria-Hinh-2
Lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở Iraq có nhiệm vụ chính là săn lùng và tiêu diệt các thủ lĩnh IS.   
Việc đưa biệt kích Mỹ đến miền bắc Syria diễn ra khá thuận lợi do các chiến binh người Kurd  đã liên minh với lực lượng nổi dậy người Ả-rập ở phía bắc Syria để thành lập Lực lượng Dân chủ Syria (SDF). Thông qua việc cung cấp khí tài, tư vấn chiến thuật và chỉ điểm cho các cuộc không kích Mỹ vào các vị trí của Nhà nước Hồi giáo, Lầu Năm Góc hy vọng SDF cuối cùng sẽ có thể tiến về phía nam tới Raqqa, thủ phủ của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.
Mỹ đã cung cấp hàng tấn vũ khí và đạn dược cho SDF ở miền bắc Syria, với đợt cung cấp vũ khí gần đây nhất diễn ra vào  đầu tuần này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng đã bay đến Erbil từ Baghdad,  sau khi Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi từ chối đề nghị của Mỹ gửi thêm cố vấn và trực thăng tấn công Apache hỗ trợ cho việc tái chiếm thành phố Ramadi, bị rơi vào ISIS hồi tháng 5/2015.
Ngược lại, tại Erbil -thủ phủ của Khu tự trị người Kurd ở miền bắc Iraq, Bộ trưởng Carter cam kết sẽ cung cấp đủ vũ khí, xe cộ, máy liên lạc vô tuyến và các thiết bị khác để trang bị cho hai lữ đoàn chiến binh Peshmerga.  Ông cũng cho biết cuộc hội đàm với người đứng đầu khu tự trị Masoud Barzani xoay quanh "tương lai của chiến dịch, đặc biệt là vai trò của đặc nhiệm Mỹ trong việc bao vây và tái chiếm thành phố Mosul”. Mosul là thành phố lớn thứ hai ở Iraq và bị rơi vò tay phiến quân IS hồi tháng 6/2014.

Thế giới nghi ngờ kế hoạch chống khủng bố của Ả-rập Xê-út

(Kiến Thức) - Nhiều nước trên thế giới đã tỏ ý ngạc nhiên và nghi ngờ sau khi Ả-rập Xê-út loan báo kế hoạch thành lập Liên minh quân sự  Hồi giáo chống khủng bố.

Theo thông tín viên Sirwan Kajjo của đài VOA, tuy kế hoạch chống khủng bố của Ả-rập Xê-út đã nhận được ý kiến ủng hộ của một số nước thành viên của Liên minh quân sự Hồi giáo gồm 34 quốc gia, song vẫn còn nhiều nghi vấn về mức độ hợp tác và vẫn chưa rõ các thành viên có đóng góp về mặt quân sự hay không và nếu có, thì đóng góp ở mức độ nào.
The gioi nghi ngo ke hoach chong khung bo cua A-rap Xe-ut
Ả-rập Xê-út thông báo thành lập Liên minh quân sự Hồi giáo chống khủng bố gồm 34 quốc gia Hồi giáo.

Chân dung hai “bóng hồng” biệt kích đầu tiên của Mỹ

(Kiến Thức) - Hai “bóng hồng” biệt kích đầu tiên của quân đội Mỹ đã vượt qua khóa huấn luyện khắc nghiệt của trường đào tạo lực lượng đặc nhiệm.

Chan dung hai “bong hong” biet kich dau tien cua My
Hai “bóng hồng” biệt kích đầu tiên của quân đội Mỹ là đại úy Kristen Griest đến từ bang Connecticut và trung úy Shaye Haver đến từ bang Texas. Ảnh: Đại úy Kristen (giữa) trong một bài tập huấn luyện của khóa đào tạo biệt kích ở căn cứ quân sự Fort Benning, bang Georgia ngày 20/4/2015. 

Chan dung hai “bong hong” biet kich dau tien cua My-Hinh-2
Họ trở thành hai cô gái đầu tiên ghi được tên mình vào đơn vị biệt kích tinh nhuệ  của Mỹ, sau khóa huấn luyện khắc nghiệt kéo dài 61 ngày. Ảnh: Đại úy Kristen đang chờ đến lượt thực hiện bài tập "nhảy dù tấn công" ngày 25/4/2015. 

Chan dung hai “bong hong” biet kich dau tien cua My-Hinh-3
Được biết, Griest và Haver đều trong độ tuổi 20. Họ tham dự khóa huấn luyện từ ngày 20/4/2015 cùng 381 học viên nam và 17 học viên nữ khác nhưng chỉ có Griest và Haver cùng 94 học viên nam vượt qua các bài tập luyện khắc khổ. Ảnh: Các học viên tham gia khóa huấn luyện của trường biệt kích chuẩn bị leo núi Yonah ở miền bắc Georgia ngày 14/7/2015.

Chan dung hai “bong hong” biet kich dau tien cua My-Hinh-4
Bức ảnh chụp ngày 25/4/2015 khi đại úy Kristen Griest (phải) đang nói chuyện với một học viên khác trong lúc chờ đến lượt thực hành bài tập "nhảy dù tấn công" tại sân bay Lawson. 

Chan dung hai “bong hong” biet kich dau tien cua My-Hinh-5
Bức ảnh chụp ngày 4/8/2015. Nữ biệt kích Mỹ đứng cùng các đồng đội ở căn cứ không quân Eglin. 

Chan dung hai “bong hong” biet kich dau tien cua My-Hinh-6
Đại úy Kristen Griest (trung tâm) nói chuyện cùng các học viên khác ngày 25/4/2015 tại căn cứ quân sự Fort Benning. 

Chan dung hai “bong hong” biet kich dau tien cua My-Hinh-7
Các học viên thực hành leo núi Yonah ở Georgia theo người hướng dẫn ngày 14/7/2015. 

Chan dung hai “bong hong” biet kich dau tien cua My-Hinh-8
Một học viên của khóa đào tạo biệt kích thực hành bài tập đưa người xuống từ tòa tháp cao khoảng 20 mét tại doanh trại Frank D. Merrill, miền bắc Georiga ngày 13/7/2015. 

Chan dung hai “bong hong” biet kich dau tien cua My-Hinh-9
Nữ học viên thực hành băng qua sông Yellow ngày 4/8/2015. 

Chan dung hai “bong hong” biet kich dau tien cua My-Hinh-10
Trung úy Shaye Haver trong một bài tập của khóa huấn luyện.

Chan dung hai “bong hong” biet kich dau tien cua My-Hinh-11
Đại úy Kristen Griest leo núi Yonah ở miền Nam bang Georgia vào ngày 14/2015 cùng các học viên nam. Theo nguồn tin từ gia đình các học viên, họ làm lễ tốt nghiệp trường đào tạo biệt kíchb  tại căn cứ quân sự Fort Benning vào ngày 21/8. 

Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phe nào trong cuộc chiến chống IS?

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia Pháp,  việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga cho thấy Ankara đứng về phe nào trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria.

Chuyên gia quan hệ quốc tế Jean-Vincent Brisset nghị sĩ  Pháp Gilbert Collard nói với đài Sputnik rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga  là một chỉ báo cho thấy những ưu tiên của Ankara,  vốn không mấy mặn mà với cuộc chiến chống khủng bố ở nước láng giềng Syria.
Tho Nhi Ky dung ve phe nao trong cuoc chien chong IS?
Tổng thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phe nào trong cuộc chiến chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo?
Nghị sĩ Gilbert Collard, đại diện cho Mặt trận Quốc gia Pháp, nói rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga ở Syria bị coi  là  hành động hỗ trợ cho các phần tử khủng bố Nhà nước Hồi giáo.