Biến tướng karaoke: Ngoài bán cà phê, trong là phòng hát

Nhiều cơ sở muốn kinh doanh dịch vụ karaoke nhưng không đáp ứng yêu cầu. Vì thế, họ đã thêm dịch vụ "hát cho nhau nghe". Thực tế, bên ngoài là bàn cà phê, trong là phòng hát có thu phí riêng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trên địa bàn thành phố hiện có nhiều cơ sở kinh doanh karaoke núp bóng quán ăn, quán trà, cà phê... "hát cho nhau nghe".

Cụ thể, quán cà phê Thu tại số 194 Giải Phóng bên ngoài là các bàn cà phê nhưng bên trong là phòng hát. Theo quan sát của chúng tôi, bên trong một phòng hát tại cơ sở này rộng chừng 20m2, gồm 1 bộ bàn ghế dài, máy chiếu, tivi và hệ thống âm thanh.

Bien tuong karaoke: Ngoai ban ca phe, trong la phong hat
Quán cà phê Thu "hát cho nhau nghe" tại số 194 Giải Phóng 

Một phụ nữ giới thiệu là chủ quán cho biết, quán hoạt động từ 8 năm qua. Quán có 2 phòng hát, mỗi phòng chứa được khoảng 10 người. Giá tiền hát mỗi giờ là 200.000 đồng và các dịch vụ khác.

"Hiện có 1 phòng đang có khách, còn 1 phòng trống em hát thì chị cho nhân viên phục vụ", nữ chủ quán cho biết.

Quán cà phê 98 hát cho nhau trên đường Văn Tiến Dũng (quận Bắc Từ Liêm) bên ngoài có 5-6 bàn nước và hệ thống loa đài, phía sau nhà là dãy phòng hát. Tuy nhiên, nhân viên cho biết hôm nay quán tạm dừng hoạt động.

Bien tuong karaoke: Ngoai ban ca phe, trong la phong hat-Hinh-2
 Bên trong phòng hát tại quán cà phê Thu

Không chỉ các cơ sở trên, trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở khác cũng hoạt động tương tự. Theo thống kê đến cuối tháng 2/2024, trên địa bàn huyện Thạch Thất có 132 cơ sở kinh doanh karaoke và dịch vụ hát cho nhau nghe. Trong đó có 21 cơ sở kinh doanh karaoke và 111 cơ sở kinh doanh dịch vụ hát cho nhau nghe.

UBND quận Đống Đa, đến 1/7/2024 chỉ còn 18 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke. Trong đó, có 7 cơ sở đủ điều kiện hoạt động trở lại, được thẩm duyệt về PCCC và các điều kiện về an ninh, trật tự; 11 cơ sở đang tạm dừng.

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, bán cà phê, quán ăn... hát cho nhau nghe là hình thức kinh doanh có kết hợp thêm hoạt động ca hát. Do đó, khi mở quán cà phê hoặc các dịch vụ khác kết hợp karaoke phải đáp ứng điều kiện kinh doanh của cả 2 loại hình này.

Cụ thể, chủ cơ sở ngoài phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh về thực phẩm như đăng ký kinh doanh còn phải đáp ứng các quy định về kinh doanh karaoke.

Bien tuong karaoke: Ngoai ban ca phe, trong la phong hat-Hinh-3
 Quán cà phê 98 "hát cho nhau nghe" trên đường Văn Tiến Dũng.

Tuy nhiên, các quy định hiện hành về karaoke rất phức tạp nên hầu hết các cơ sở này không đáp ứng được. Thực tế, nhiều chủ cơ sở chỉ đăng ký kinh doanh dịch vụ giải khát nhưng đến khi đi vào hoạt động lại thực hiện thêm cả hoạt động hát karaoke.

Luật sư Hùng cho biết, với trường hợp này, chủ cơ sở kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về vi phạm quy định về giấy phép trong tổ chức hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP. Theo quy định này thì chủ cơ sở kinh doanh có hành vi kinh doanh hoạt động karaoke không có giấy phép hoặc chủ cơ sở không thực hiện việc đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Ngoài ra, chủ cơ sở cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh gây tiếng ồn, hoạt động quá giờ... nếu cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện, luật sư Hùng nói.

Thanh Hiếu

Hà Nội chỉ đạo kiểm tra dịch vụ cho thuê trọ dạng “hộp ngủ“

UBND thành phố Hà Nội giao UBND quận Thanh Xuân chỉ đạo kiểm tra, xác minh nội dung phản ánh của báo chí về tình trạng cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ”.

UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 1446 ngày 17/4/2024 về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với chung cư mini, nhà trọ trên địa bàn thành phố.

Trong đó, UBND thành phố giao UBND quận Thanh Xuân chỉ đạo kiểm tra, xác minh nội dung phản ánh của báo chí về việc trên địa bàn có tình trạng nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ (nằm sau Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) ngăn chia thành các phòng có diện tích nhỏ (rộng khoảng 5m2) bằng vách thạch cao, không đảm bảo mật độ dân cư, phòng cháy, chữa cháy. Kết quả kiểm tra, xác minh báo cáo về UBND thành phố trước ngày 28/4/2024 để tổng hợp, báo cáo Thành ủy.

Thanh Hóa: Phá động karaoke, massage G7, giải cứu 58 cô gái

Công an tỉnh Thanh Hóa đã đột kích vào cơ sở kinh doanh Karaoke, massage G7, bắt tạm giam 5 đối tượng và giải cứu thành công 58 cô gái.

Chiều 11/10, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin vụ đột kích cơ sở kinh doanh karaoke, massage G7 cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh này vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 5 người để điều tra về các hành vi mua bán người dưới 16 tuổi, bắt giữ người trái pháp luật và dâm ô trẻ em.
Thanh Hoa: Pha dong karaoke, massage G7, giai cuu 58 co gai
Cơ sở kinh doanh Karaoke, massage G7 

3 tội danh vụ karaoke, massage G7 ở Thanh Hóa

5 đối tượng tại cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, massage G7 ở Thanh Hóa bị bắt giữ để điều tra 3 tội danh mua bán người, giữ người trái pháp luật, dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.

Mới đây, Công an tỉnh Thanh Hóa đã đột kích cơ sở kinh doanh Karaoke, massage G7 tại thôn 1, xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Cảnh sát đã bắt giữ 5 đối tượng giải cứu 58 nạn nhân là nữ giới (trong đó có 12 nạn nhân dưới 16 tuổi).
Các đối tượng bị khởi tố, bắt tạm giam gồm: Nguyễn Văn Đức (SN 1995), người điều hành hoạt động karaoke, massage G7; Nguyễn Văn Tưởng (SN 2000), đều trú tại xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa và Lê Viết Cường (SN 1990), trú tại xã Xuân Phong, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa về hành vi “Mua bán người dưới 16 tuổi”; Lê Quang Thái (SN 1998) ở xã Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa về hành vi “giữ người trái pháp luật” và Vũ Đoàn Duy Khánh (SN 2006), trú tại xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái về hành vi “dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.