“Biển thủ” tiền công đức ở đền Hoàng Mười: Đình chỉ 2 nhân viên

Liên quan đến nghi vấn "biển thủ" tiền công đức ở Đền Ông Hoàng Mười (Nghệ An), Ban quản lý di tích Lịch sử Văn hóa đền đã tạm đình chỉ công việc 2 nhân viên.

Ngày 01/3, thông tin từ UBND huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) cho biết, Ban Quản lý di tích lịch sử đền Ông Hoàng Mười đã tạm đình chỉ công việc 2 người làm việc tại đây, sau khi báo chí phản ánh có nghi vấn “biển thủ” tiền công đức.

Trước đó, dư luận xôn xao đoạn clip phản ánh một số cán bộ trực tại Đền Ông Hoàng Mười nghi vấn có dấu hiệu “biển thủ” tiền công đức.

Theo đoạn video ghi lại, sau khi du khách bỏ tiền trên ban thờ làm lễ sẽ có một người thu lại bỏ vào hòm công đức. Tuy nhiên, có một người khác lấy tiền trên các ban thờ rồi nhét vào vỏ hộp bánh quy đã bóc sẵn, sau đó đưa về cất tại giường của cá nhân.

“Bien thu” tien cong duc o den Hoang Muoi: Dinh chi 2 nhan vien
 Năm 2019, lễ hội Đền Hoàng Mười được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ngay sau đó, bà Hoàng Thị Hoài Thanh - Trưởng phòng Văn hóa kiêm Trưởng ban Quản lý Di tích Lịch sử Văn hóa Đền Ông Hoàng Mười đã có báo cáo về vụ việc nghi vấn "biển thủ" tiền công đức tại các ban thờ trong di tích.

Cụ thể, Ban Quản lý Di tích Lịch sử Văn hóa Đền ông Hoàng Mười gồm 14 người, trong đó Tổ tác nghiệp 7 người và Tổ bảo vệ 8 người. Hằng ngày, công việc điều hành thành viên làm việc chia thành 4 ca trực (mỗi ca 6-7 người có đầy đủ thành phần thành viên Ban quản lý, Tổ tác nghiệp, Tổ bảo vệ).

Theo quy chế hoạt động của Ban Quản lý, các ca trực có nhiệm vụ gom "tiền giọt dầu" trên các ban thờ bỏ vào két (thùng giọt dầu); trong quá trình thu gom "tiền giọt dầu" vào ngày 25/2 vừa qua đã xảy ra sự việc mà báo chí đã phản ánh.

“Bien thu” tien cong duc o den Hoang Muoi: Dinh chi 2 nhan vien-Hinh-2
 Liên quan đến nghi vấn "biển thủ" tiền công đức, 2 thành viên Ban Quản lý Di tích Lịch sử Văn hóa Đền Ông Hoàng Mười đã bị tạm đình chỉ công việc.

Sau khi xảy ra sự việc, Ban Quản lý đã phối hợp với Công an huyện Hưng Nguyên và Đoàn kiểm tra của huyện điều tra, xác minh vụ việc, đồng thời yêu cầu ca trực ngày hôm đó báo cáo cụ thể.

Đến sáng 29/2, Ban Quản lý di tích tiến hành họp kiểm điểm các cá nhân có liên quan trong ca trực ngày 25/2. Cụ thể, tạm đình chỉ công việc đối với 2 thành viên trong ca trực liên quan được cơ quan báo chí phản ánh trong video.

Trao đổi với báo chí, bà Hoàng Thị Hoài Thanh - Trưởng phòng Văn hóa kiêm Trưởng ban Quản lý Di tích Lịch sử Văn hóa Đền Ông Hoàng Mười, cho biết: “Sau khi có kết quả kiểm tra, xác minh của cơ quan thẩm quyền, Ban Quản lý sẽ tham mưu Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên có hình thức xử lý phù hợp trên tinh thần không bao che hành vi vi phạm, sai đến đâu xử lý đến đó…”.

Được biết, Đền Ông Hoàng Mười được xây dựng vào năm 1634, từ thời hậu Lê. Trải qua lịch sử, đền bị phá huỷ. Năm 1995 đền được xây dựng lại, giờ trở thành trung tâm văn hóa tín ngưỡng, tâm linh nổi tiếng của tỉnh Nghệ An. Đền ông Hoàng Mười có 2 kỳ lễ hội lớn là Rằm tháng 3 Âm lịch (lễ hội khai điểm) và ngày Lễ hội giỗ ông Hoàng Mười (10/10 Âm lịch).

>>> Mời độc giả xem thêm video Trung Quốc: Giới trẻ thắp nhang ảo, công đức bằng mã QR:
 

Xác minh nghi vấn “biển thủ” tiền công đức tại Đền ông Hoàng Mười

Theo clip ghi lại, thay vì bỏ tiền công đức vào hòm, người đàn ông lại lấy tiền cho vào vỏ hộp bánh kẹo, sau đó đưa về cất tại phòng cá nhân.

Ngày 29/2, một lãnh đạo huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) cho biết, sau khi nhận được thông tin phản ánh nghi vấn "biển thủ" tiền công đức tại Đền ông Hoàng Mười, lực lượng Công an đã vào cuộc xác minh, làm rõ. 

Theo clip ghi lại, một người trông coi Đền ông Hoàng Mười (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) có nhiệm vụ lấy tiền công đức trên các ban thờ bỏ vào hòm công đức. Tuy nhiên, người này lại lấy tiền cho vào vỏ hộp bánh kẹo, sau đó đưa về cất tại phòng cá nhân.

Kinh hoàng phát hiện rắn hổ mang lộng hành ngay trong nhà dân

Mới đây một đoạn video ghi lại cảnh một con chó nhà đối đầu với một con rắn hổ mang chúa khổng lồ trước cửa nhà tại tỉnh Songkhla, Thái Lan đã thu hút sự chú ý.

Kinh hoang phat hien ran ho mang long hanh ngay trong nha dan
Theo video, chú chó nhà liên tục sủa và cố gắng đe dọa con rắn, trong khi con quái thú sẵn sàng tấn công. Dù chó cố gắng xua đuổi rắn nhưng con vật này vẫn đứng yên và không sợ hãi.  

Ngắm ảnh chụp Sài Gòn hơn 144 năm trước

Cùng xem loạt ảnh quý giá về Sài Gòn cuối thế kỷ 19, được trích từ bộ sưu tập ảnh "Chuyến đi từ Ai Cập tới Đông Dương" (Voyage de l'Égypte à l'Indochine) của hai nhà nhiếp ảnh Hippolyte Arnoux và Emile Gsell, xuất bản năm 1880.

Ngam anh chup Sai Gon hon 144 nam truoc
Sông Sài Gòn nhìn từ phía bến Nhà Rồng, Sài Gòn cuối thế kỷ 19. Cột cờ Thủ Ngữ ở bên trái. Ảnh: Gallica.bnf.fr.