Biến thể Delta khiến chiến lược “COVID Zero” của New Zealand phá sản?

(Kiến Thức) - Sự xuất hiện của biến thể Delta đã khiến New Zealand, quốc gia từng được ca ngợi là một trong những nước chống dịch tốt nhất, đang phải xem xét lại chiến lược "COVID Zero" (Không COVID-19) của nước này.

New Zealand đối mặt làn sóng COVID-19 mới vì chủng Delta
Sự xuất hiện của biến thể Delta với khả năng lây lan nhanh đang gây ra làn sóng COVID-19 mới ở New Zealand. Ngày 22/8, quốc gia này ghi nhận thêm 21 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca bệnh trong đợt bùng phát gần đây tại thành phố Auckland lên 72 trường hợp.
Dự báo, số ca mắc tại New Zealand tiếp tục tăng trong những ngày tới bởi 10.000 người được cho là có thể đã tiếp xúc với trường hợp dương tính.
Tổng Giám đốc Y tế New Zealand, Tiến sĩ Ashley Bloomfield, cho biết trong số 10.000 người này, hiện có gần 8.700 trường hợp được chính thức xác định là có tiếp xúc gần với ca mắc COVID-19.
Bien the Delta khien chien luoc “COVID Zero” cua New Zealand pha san?
New Zealand đối mặt với đợt bùng dịch COVID-19 mới với sự xuất hiện của biến thể Delta. Ảnh: Getty.  
Được biết, New Zealand đã không ghi nhận ca COVID-19 nào trong suốt 6 tháng, cho đến khi phải thực thi lệnh phong tỏa 3 ngày trên toàn quốc từ 18/8 do phát hiện một ca mắc biến thể Delta ở thành phố Auckland.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 20/8 thông báo gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc tới 23h59 ngày 24/8 sau khi tiếp tục phát hiện loạt ca nhiễm trong cộng đồng. Bà Ardern cho biết giới chức sẽ đánh giá tình hình để đưa ra biện pháp tiếp theo.
Mặc dù số lượng ca nhiễm mới hiện tại không nhiều, song đợt bùng dịch này vẫn khiến giới chức New Zealand lo ngại bởi sự xuất hiện của chủng Delta cũng như tỷ lệ tiêm chủng ở nước này còn tương đối thấp.
Cho đến nay, khoảng 20% trong số 5 triệu dân New Zealand đã được tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 nên phần lớn những người còn lại chưa được tiêm chủng có nguy cơ lây nhiễm cao.
Chiến lược "COVID Zero" của New Zealand phá sản?
Chiến lược "Không COVID" nhằm ngăn chặn virus lây lan bằng cách áp dụng các biện pháp quyết liệt ngay khi có dấu hiệu, kiểm soát đi lại và truy vết ngược,...Bloomberg đưa tin, cả New Zealand và Australia đều ủng hộ chiến lược này ngay từ khi đại dịch bùng phát.
Được biết, New Zealand đã áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát biên giới cứng rắn để trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch. Nước này đã triển khai các đợt phong toả nghiêm ngặt dù chỉ xảy ra một vài ổ dịch nhỏ, yêu cầu những công dân trở về phải cách ly 2 tuần tại cơ sở kiểm dịch do chính phủ quản lý.
Trước khi bùng dịch do biến thể Delta, chiến lược "Không COVID-19" đã hoạt động hiệu quả suốt nhiều tháng. Trong khi nhiều quốc gia khác phải đối mặt với hệ thống chăm sóc sức khỏe quá tải và số ca tử vong cao, người dân ở New Zealand hầu hết vẫn được hưởng một cuộc sống bình thường và nền kinh tế nước này cũng ít bị ảnh hưởng hơn.
New Zealand cũng được biết đến là một trong những khu vực có tỉ lệ tử vong do COVID-19 thấp nhất trên thế giới, chỉ với 26 trường hợp tử vong.
Bien the Delta khien chien luoc “COVID Zero” cua New Zealand pha san?-Hinh-2
 Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern. Ảnh: AP. 
Tuy nhiên, theo Bloomberg, biến thể Delta đang đặt ra thách thức nghiêm trọng và khiến New Zealand phải xem xét lại các chiến lược chống dịch của họ.
Bộ trưởng Ứng phó đại địch COVID-19 của New Zealand Chris Hipkins cho rằng chiến lược "Không COVID-19" hoạt động tốt ở giai đoạn "tiền Delta" (trước khi biến chủng Delta xuất hiện), song hiện tại chiến lược này dường như "chưa đầy đủ và ít mạnh mẽ hơn".
"Biến thể Delta không giống bất cứ thứ gì chúng ta từng ứng phó trước đây trong đại dịch. Bản chất dễ lây nhiễm của Delta khiến đợt bùng phát dịch lần này khó kiểm soát hơn những đợt trước và đặt ra những câu hỏi lớn cho chiến lược loại bỏ hoàn toàn COVID-19", Bộ trưởng Chris Hipkins nói.
Làn sóng dịch mới ở New Zealand cũng chỉ ra một vấn đề ở nước này - thực hiện chiến dịch tiêm chủng chậm chạp khi mới chỉ khoảng 20% dân số được tiêm chủng đủ liều.
Hiện tại, New Zealand đang tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19. Ngày 21/8, nước này đạt được mức kỷ lục về tiêm chủng khi có hơn 50.000 liều vắc xin được cung cấp cho người dân.
Trước đó, vào ngày 12/8, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho hay, chính phủ nước này sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc xin trong năm nay, và bắt đầu mở cửa lại biên giới theo từng giai đoạn vào đầu năm 2022. Tuy nhiên, hiện chưa rõ mục tiêu này của New Zealand có thực hiện được theo đúng lộ trình hay không trong bối cảnh làn sóng COVID-19 do biến thể Delta đang bùng phát. 
Bien the Delta khien chien luoc “COVID Zero” cua New Zealand pha san?-Hinh-3
 

Bien the Delta khien chien luoc “COVID Zero” cua New Zealand pha san?-Hinh-4
 

Mời độc giả xem thêm video: Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới (Nguồn video: THĐT)

Chuyên gia Indonesia hiến kế đánh bại COVID-19

(Kiến Thức) - Chuyên gia dịch tễ nổi tiếng người Indonesia Pandu Riono cho rằng Indonesia cần một kế hoạch có hệ thống và mục tiêu rõ ràng chống COVID-19 để tránh rơi vào "bẫy đại dịch".

Indonesia vẫn là "tâm dịch" COVID-19 ở Đông Nam Á

Biến thể Delta với mức độ lây nhiễm cao đã khiến số ca mắc tại Indonesia tăng vọt. Dù tuyên bố làn sóng COVID-19 đạt đỉnh hồi đầu tháng 8, Indonesia hiện vẫn là tâm dịch của khu vực Đông Nam Á. Tính đến ngày 17/8, nước này ghi nhận tổng cộng hơn 3,87 triệu ca mắc, trong đó 119.000 người tử vong.

Ngày 12/8, Ủy ban Bảo vệ Trẻ em Indonesia (KPAI) cho biết, 350.000 trẻ em nước này mắc COVID-19, trong đó 777 em tử vong kể từ khi dịch bùng phát.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh viện tại Indonesia đang thiếu phòng cách ly, nguồn cung oxy, thiết bị bảo hộ cá nhân, thiết bị y tế cũng như các túi đựng thi thể. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm chủng của Indonesia vẫn ở mức thấp.

Chuyen gia Indonesia hien ke danh bai COVID-19
Nhiều tình nguyện viên hỗ trợ chôn cất người tử vong vì COVID-19 tại Indonesia. Ảnh: Getty. 
CNA dẫn lời nhà dịch tễ học Pandu Riono đến từ Đại học Indonesia cho rằng Indonesia đang đối mặt với làn sóng COVID-19 kinh khủng như hiện nay bắt nguồn từ việc đánh mất cơ hội khống chế dịch bệnh vào năm ngoái.
"Nếu thủ đô Jakarta áp đặt lệnh phong tỏa thực sự nghiêm ngặt và người dân tuân thủ khi ổ dịch đầu tiên bùng phát vào đầu tháng 3/2020 thì virus 'sẽ không lây lan sang các thành phố khác ở Java hay trên các hòn đảo khác của Indonesia", ông Pandu lập luận.
Cần lập kế hoạch và mục tiêu chống dịch rõ ràng
Theo chuyên gia Pandu, Indonesia cần một kế hoạch có hệ thống và mục tiêu rõ ràng chống COVID-19 để tránh rơi vào "bẫy đại dịch" - tình cảnh mà số ca mắc và tử vong vẫn cao trong khi các bệnh viện quá tải. 
"Chính phủ nên lập kế hoạch xác định những việc cần làm và mục tiêu đạt được trong năm tới và năm sau nữa. Nếu không có kế hoạch rõ ràng, chúng ta không có cách nào có thể kiểm soát được đại dịch này", vị chuyên gia người Indonesia nói tiếp.
Chuyen gia Indonesia hien ke danh bai COVID-19-Hinh-2
 Nhân viên y tế kiểm tra tình hình sức khỏe của các bệnh nhân COVID-19 tại một khu cách ly ở Jakarta. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, chính phủ Indonesia cho biết họ đã có một chiến lược dài hạn để thoát khỏi đại dịch.
Cách đây hơn hai tuần, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Pandjaitan cho biết trên CNA rằng Indonesia dự kiến sẽ đẩy nhanh việc tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 lên 2,5 triệu liều mỗi ngày vào tháng 9 tới và sau đó là 5 triệu liều mỗi ngày.
Ông Luhut, người phụ trách ứng phó đại dịch của Indonesia, cho hay chính phủ đang cố gắng kiểm soát tình hình dịch bệnh ở từng hòn đảo. Ngoài ra, nước này cũng đang lên kế hoạch sống chung với COVID-19. Chẳng hạn như, người dân có thể vẫn phải đeo khẩu trang và mang theo thẻ tiêm chủng khi đi du lịch.
Khó đạt được miễn dịch cộng đồng
Theo một cuộc khảo sát được cơ quan y tế Jakarta thực hiện vào tháng 3, 44,5% trong số 10,6 triệu cư dân của thủ đô Jakarta đã mang kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2, cao hơn nhiều so với con số được báo cáo chính thức.
Dù vậy, chuyên gia Pandu cũng thừa nhận khả năng miễn dịch cộng đồng ở Jakarta khó có thể đạt được vì tỷ lệ tiêm chủng hoặc miễn dịch ở nhiều khu vực khác của Indonesia vẫn ở mức thấp.
“Khả năng miễn dịch cộng đồng ở Indonesia là rất khó đạt được. Indonesia là nước có dân số lớn với hơn 270 triệu người”, ông Pandu nói.
Vị chuyên gia cảnh báo, nếu Indonesia không thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19 một cách nghiêm ngặt hơn, thì số ca mắc sẽ liên tục biến động.
Thách thức trong cuộc chiến chống COVID-19
Chuyên gia Pandu Riono cho rằng, những thách thức trong việc phòng chống dịch COVID-19 ở Indonesia bao gồm thông tin sai lệch, nguồn cung cấp vắc xin không đủ, các biện pháp khó tuân thủ và việc mở cửa trở lại quá sớm ở một số khu vực.
Pandu Riono nhận định, Indonesia có thể không có đủ 2 triệu liều vắc xin mỗi ngày trong tháng này, kèm theo đó là thách thức về hậu cần, chẳng hạn như không có đủ nhân viên y tế để thực hiện việc tiêm chủng cho người dân.
Chính phủ nên cung cấp những thông tin chính xác về vắc xin cũng như tác dụng phụ của nó, đồng thời nên nghiêm khắc đối với những thông tin sai lệch về COVID-19 và nên cảnh báo hoặc truy tố những người phát tán thông tin sai lệch.
Cũng theo chuyên gia Pandu, chính phủ nên kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các với các ngày lễ như Hari Raya Puasa và Hari Raya Haji ở nước này.
Chuyen gia Indonesia hien ke danh bai COVID-19-Hinh-3
Xe cứu thương chở thi thể người tử vong vì COVID-19 tới nghĩa trang ở ngoại ô Jakarta. Ảnh: AP. 
Được biết, sau lễ Hari Raya Puasa, hay Eid al-Fitr, số ca mắc COVID-19 được báo cáo hàng ngày của Indonesia đã tăng từ dưới 5.000 vào ngày 13/5 lên hơn 50.000 vào tháng 7/2021. Từ ngày 1/8 đến 11/8, các ca mắc mới được báo cáo dao động trong khoảng 20.709 đến 39.532.

Cận cảnh cuộc sống người dân ở Afghanistan trong 20 năm qua

(Kiến Thức) - Những hình ảnh được hãng AP đăng tải dưới đây phần nào giúp độc giả hiểu thêm về cuộc sống của người dân ở Afghanistan trong gần 20 năm qua.

Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua
Trong ảnh, Basera, 13 tuổi (phải) và Saira, 10 tuổi, ngồi đợi trong lớp học tại trường Loy Ghar ở thủ đô Kabul ngày 20/4/2005. Ngôi trường này bị hư hại do từng bị ném bom. (Nguồn ảnh: AP) 

Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua-Hinh-2
Các em nhỏ Afghanistan chơi đá bóng trên đường phố Kabul ngày 17/7/2009. 

Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua-Hinh-3
Một người lính Afghanistan (trái) và một cảnh sát đang xếp hàng để đăng ký bỏ phiếu cho cuộc bầu cử tổng thống bên ngoài một ngôi trường ở Kabul ngày 1/4/2014. 

Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua-Hinh-4
 Các nữ sĩ quan mới được đào tạo của Quân đội Quốc gia Afghanistan ngồi ở hàng ghế đầu trong lễ tốt nghiệp tại trung tâm đào tạo của Quân đội Quốc gia Afghanistan ở Kabul ngày 23/9/2010.

Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua-Hinh-5
Người nông dân Afghanistan thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở ngoại ô Kbaul ngày 24/6/2010. 

Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua-Hinh-6
 Bên trong một hiệu cắt tóc ở Kabul ngày 29/9/2009.

Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua-Hinh-7
Một nữ nhân viên chờ cử tri đến bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở Kandahar, Afghanistan, ngày 18/9/2005. Afghanistan đã tổ chức cuộc bầu cử quốc hội mang tính bước ngoặt, lần đầu tiên trong 3 thập kỷ. 

Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua-Hinh-8
Những cô gái địa phương ở ngôi làng Ghumaipayan Mahnow, cách Kabul khoảng 410 km về phía đông bắc, ngày 4/10/2004. 

Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua-Hinh-9
 Một cảnh sát Afghanistan ra hiệu với các binh sĩ Đức ở Yaftal e Sofla, thuộc vùng núi Feyzabad, phía đông Kunduz, ngày 16/9/2009.

Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua-Hinh-10
Cảnh sát Afghanistan cõng một công dân Đức sau vụ tấn công ở Kabul ngày 28/10/2009. Các tay súng đã tấn công một nhà khách mà nhân viên Liên Hợp Quốc sử dụng ở thủ đô Kabul.

Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua-Hinh-11
 Một phụ nữ Afghanistan đợi trong phòng thay đồ để thử chiếc áo burqa mới trong một cửa hàng ở Kabul, Afghanistan, ngày 11/4/2013.