Biên giới Pakistan - Ấn Độ căng thẳng, súng đã nổ

Các cuộc đấu súng vừa nổ ra trong ngày 5-7 giữa lực lượng của Pakistan và Ấn Độ ở đường kiểm soát (LoC) tại vùng lãnh thổ tranh chấp Jammu và Kashmir.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Trung tá Devender Anand cho biết, binh lính Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn bằng việc pháo kích sang phần lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát vào lúc 21h tối ngày 5-7 (giờ địa phương).
Theo hãng tin ANI, các vụ vi phạm lệnh ngừng bắn diễn ra ở quận Rajouri của vùng Jammu và Kashmir. Binh lính Pakistan được cho là đã nổ súng trước những loạt pháo kích dọc đường LoC. Hiện chưa có thông tin về thiệt hại về vật chất và con người.
Quân đội Pakistan không đưa ra bình luận gì về vụ đấu súng này.
Bien gioi Pakistan - An Do cang thang, sung da no
 
Quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan thường xuyên leo thang căng thẳng do các tranh chấp tại vùng lãnh thổ Kashmir kể từ khi Pakistan giành được độc lập vào năm 1947. Vụ việc gần nhất diễn ra vào ngày 14-2 khi một kẻ đánh bom liều chết từ nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammed có căn cứ bên trong lãnh thổ Pakistan tấn công một đoàn xe an ninh của Ấn Độ, giết chết 40 người.
Ấn Độ đáp trả bằng một vụ không kích nhằm vào nơi được cho là căn cứ của nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammed bên trong vùng lãnh thổ do Pakistan kiểm soát ở Kashmir.
Vào năm 1972, New Delhi và Islamabad đã kí thỏa thuận Simla, đồng ý giải quyết tranh chấp qua đàm phán song phương mà không có sự can thiệp của bên thứ 3. Chính phủ 2 nước cũng đồng ý tôn trọng đường LoC thống nhất trong lệnh ngừng bắn vào ngày 17-12-1971.
Sau một vài cuộc đột vũ trang, 2 nước tiếp tục đồng ý ngừng bắn vào năm 2003. Kể từ đó cho tới nay, 2 nước đã nhiều lần cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn vào thời điểm bất ổn khu vực cũng tạo ra nhiều nhóm khủng bố cực đoan.

Nhói lòng cảnh ngộ trẻ nhập cư trên đường vượt biên vào Mỹ

(Kiến Thức) - Khi theo cha mẹ vượt biên trái phép vào Mỹ, các em nhỏ nhập cư cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Nhoi long canh ngo tre nhap cu tren duong vuot bien vao My
 Khi theo cha mẹ vượt biên trái phép vào Mỹ, các em nhỏ nhập cư luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Dù biết như vậy, nhiều trường hợp đau lòng vẫn xảy ra. (Nguồn ảnh: Reuters)

Nhoi long canh ngo tre nhap cu tren duong vuot bien vao My-Hinh-2
Gần đây, bé Angie Valeria M, 23 tháng tuổi, đã bị chết đuối khi đang trên hành trình cùng cha, Oscar Alberto Martinez, 26 tuổi, vượt biên trái phép vào Mỹ bằng cách bơi qua sông Rio Grande hôm 23/6. Có thể nói, cái chết của cha con bé Angie đã lột tả hiện thực tàn khốc của cuộc khủng hoảng nhập cư trên thế giới.

Nhoi long canh ngo tre nhap cu tren duong vuot bien vao My-Hinh-3
 Loạt ảnh dưới đây do hãng thông tấn Reuters đăng tải phần nào cho thấy những hiểm nguy rình rập người nhập cư bất hợp pháp đến Mỹ, đặc biệt là các em nhỏ.
Nhoi long canh ngo tre nhap cu tren duong vuot bien vao My-Hinh-4
  Các nhân viên tang lễ đưa một chiếc quan tài chứa thi thể bé Wilmer Josue Ramirex, một em nhỏ nhập cư đến từ Guatemala, lên chiếc xe tang ở sân bay quốc tế La Aurora, thành phố Gautemala, Guatemala, ngày 24/5/2019. Được biết, bé Wilmer cùng mẹ đã bị tạm giữ ở biên giới Mỹ-Mexico vào tháng trước nhưng được thả ra sau đó trong quá trình điều trị bệnh.

Nhoi long canh ngo tre nhap cu tren duong vuot bien vao My-Hinh-5
Catarina Alonzo, mẹ của bé Felipe Gomez Alonzo 8 tuổi, nhìn vào chiếc quan tài chứa thi hài con trai cô trong lễ tang tại quê nhà ở Yalambojoch, Guatemala, ngày 27/1/2019. Trước đó, bé Felipe đã bị bắt giữ cùng cha của cậu bé vì vượt biên trái phép vào Mỹ.

Nhoi long canh ngo tre nhap cu tren duong vuot bien vao My-Hinh-6
 Cô Ondina Guevara, đến từ Honduras, ngồi chờ cùng với cậu con trai 1 tuổi Joshua Caleb tại khu trại tạm bợ dành cho người nhập cư ở Matamoros, Tamaulipas, Mexico, ngày 26/6/2019.

Nhoi long canh ngo tre nhap cu tren duong vuot bien vao My-Hinh-7
 Hai bé gái đến từ Congo ngồi ăn tại khu trại ở Tapachula, Mexico, ngày 7/4/2019.

Nhoi long canh ngo tre nhap cu tren duong vuot bien vao My-Hinh-8
 Các em nhỏ chơi đùa trên nền đất ở El Paso, bang Texas, ngày 29/3 sau khi chúng theo cha mẹ vượt biên trái phép vào Mỹ với mong muốn xin tị nạn.

Nhoi long canh ngo tre nhap cu tren duong vuot bien vao My-Hinh-9
 Một bức vẽ của em nhỏ nhập cư nói về thời gian bị "nhốt" ở McAllen, Texas.

Nhoi long canh ngo tre nhap cu tren duong vuot bien vao My-Hinh-10
 Cảnh chen chúc trong một cơ sở giữ người nhập cư trái phép ở Weslaco, bang Texas, ngày 11/6/2019.
Nhoi long canh ngo tre nhap cu tren duong vuot bien vao My-Hinh-11
Bé Lupe đến từ Salvador ngồi trên xe buýt tại Ciudad Juarez, Mexico, ngày 22/6/2019 sau khi bị trục xuất khỏi Mỹ. 


Nhoi long canh ngo tre nhap cu tren duong vuot bien vao My-Hinh-12
 Các di dân đến từ Trung Mỹ bế con vượt sông Rio Bravo để vào Mỹ xin tị nạn hôm 11/6.

Nhoi long canh ngo tre nhap cu tren duong vuot bien vao My-Hinh-13
Chiếc xe đẩy của trẻ em bị bỏ lại ven đường ở Pijijiapan, Mexico, ngày 22/4. 

Nhoi long canh ngo tre nhap cu tren duong vuot bien vao My-Hinh-14
 Người bố cõng con vượt biên từ Ciudad Juarez, Mexico, sang Mỹ hôm 6/6.

Ông Trump phát biểu sai ở lễ mừng quốc khánh

(Kiến Thức) - Trong một tuyên bố mới đây ong chủ Nhà Trắng phân trần rằng, thông tin sai lệch về việc Mỹ chiếm sân bay trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm Quốc khánh hôm 4/7 do sai sót từ máy nhắc chữ.

Trả lời báo giới tại Nhà Trắng hôm 5/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, "Thực ra khi tôi đang nói tới giữa câu thì nó bị trục trặc. Điều đó không tốt chút nào khi bạn đang đứng trước hàng triệu người và hàng triệu người khác theo dõi qua truyền hình". Ông Trump cho rằng hai máy nhắc chữ của mình có thể bị hỏng do nước mưa. 
Theo đó trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh Mỹ hôm 4/7 vừa qua, Tổng thống Trump khẳng định quân đội non trẻ của nước Mỹ đã chiếm quyền kiểm soát của nhiều sân bay trong Trận chiến Fort McHenry năm 1812.