Biển Đông: Trung-Mỹ “bên miệng hố chiến tranh”?

(Kiến Thức) - Hai cường quốc Trung-Mỹ đang tranh giành quyền thống trị Tây Thái Bình Dương và cuộc đấu quyết liệt này đang tiến gần tới “miệng hố chiến tranh”.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, Hishammuddin Hussein, cuộc đấu Trung-Mỹ "có khả năng leo thang thành một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất của thời đại chúng ta, nếu không phải là của lịch sử nhân loại".
Bãi cạn Scarborough có thể trở thành nơi đối đầu Trung-Mỹ
Một phán quyết quan trọng của Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) ở Hague dự kiến sẽ được đưa trong mấy tuần tới. Hầu hết các chuyên gia trông đợi phán quyết của PCA có lợi cho Philippines trong vụ kiện Trung Quốc ngang ngược thâu tóm Biển Đông. Bắc Kinh đã cảnh báo rằng phía Trung Quốc sẽ không công nhận thẩm quyền của Tòa án Trọng tài Quốc tế.
Ngày 25/4, báo “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” (South China Morning Post) đưa tin: Nếu phán quyết của PCA bất lợi cho Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ đẩy nhanh kế hoạch xây dựng một “đảo nhân tạo” tại bãi cạn Scarborough Shoal, cách bờ biển Philippines 230 cây số và cách Trung Quốc đại lục tới 1.020 cây số.
Bien Dong: Trung-My “ben mieng ho chien tranh”?
Bãi cạn Scarborough Shoal, cách bờ biển Philippines 230 cây số và cách Trung Quốc đại lục tới 1.020 cây số. Minh họa Google earth
Gần đây, Trung Quốc đã đưa máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không đến đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) cách bãi cạn Scarborough vài trăm cây số. Có tin nói, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có kế hoạch đi thị sát ở Biển Đông.
Trước đó, Thượng tướng Phạm Trường Long – Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương ĐCS Trung Quốc – đã ngang nhiên đi thăm Quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã bồi đắp trái phép 7 “đảo nhân tạo” trên các rạn san hô và bãi đá ngầm ở Quần đảo Trường Sa và xây dựng đường băng sân bay, hải đăng và hải cảng ở đó, bất chấp sự phản đối của tất cả các bên tranh chấp khác.
Bien Dong: Trung-My “ben mieng ho chien tranh”?-Hinh-2
Ông Tập Cận Bình trên cương vị Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Trung Quốc. Ảnh SCMP 
Tuần trước, trong một dấu hiệu chứng tỏ quyết tâm của Trung Quốc, Tập Cận Bình đã xuất hiện trong bộ quân phục và chính thức ra mắt trên cương vị Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Trung Quốc.
“Giấc mơ Trung Hoa” hay giấc mộng bá vương của Trung Quốc?
Theo Tiến sĩ Shi Yinghong - giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, từ lâu Chủ tịch Tập Cận Bình đã theo đuổi "Giấc mơ Trung Hoa" và điều này có ba ý nghĩa quốc tế.
Đầu tiên, ông Tập Cận Bình muốn Trung Quốc được công nhận là một siêu cường ngang bằng với Mỹ. Thứ hai, ông Tập muốn Trung Quốc trở thành nước đồng quản lý các vấn đề toàn cầu, cùng với Mỹ. Thứ ba, "Trung Quốc phải có sức mạnh vượt trội ở Tây Thái Bình Dương và có một số lợi thế so với Mỹ". Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris, cũng đã nói rằng Trung Quốc tìm cách "giành quyền bá chủ trong khu vực Đông Nam Á".
Giáo sư Shi Yinghong, hiện đang cố vấn cho Quốc vụ viện (Chính phủ Trung Quốc) suốt 5 năm qua, cho biết Bắc Kinh sẽ tăng cường vũ trang và khả năng chiến lược để có thể “ăn miếng, trả miếng” với Mỹ và buộc Washington cuối cùng phải thừa nhận sự vượt trội của Trung Quốc "trong khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền”.
Tiến sĩ Shi Yinghong giải thích: "Trung Quốc phải là số một về ảnh hưởng ngoại giao, về sức mạnh kinh tế và có thể về sức mạnh quân sự. Trung Quốc muốn ngăn chặn quân đội Mỹ tự do hành động và dần dần bóp nghẹt, xua đuổi Việt Nam, Philippines và tất cả các nước khác khỏi Nam Hải (Biển Đông)”. Đây chính là điều mà các chính phủ trong khu vực lo ngại.
Theo giáo sư Shi Yinghong, Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo quyết đoán, “không ngại đối đầu".
Tuy nhiên, giáo sư Shi Yinghong nói rằng Chủ tịch Tập Cận Bình muốn giành ưu thế trong khu vực "mà không cần phải tiến hành một cuộc chiến tranh lớn". Ở Biển Đông, Trung Quốc không vấp phải sự chống trả quyết liệt như sự chống trả của Nhật Bản ở Biển Hoa Đông. Cho đến nay, phản ứng của Tổng thống Barack Obama là “tối thiểu” và nước Mỹ có nguy cơ “thất bại dần dần”.
Về nguy cơ mà Trung Quốc phải đối mặt, giáo sư Shi Yinghong cho rằng nguy cơ này “sẽ gia tăng đáng kể”, đặc biệt nếu nước Mỹ có một tổng thống quyết đoán hơn sau cuộc bầu cử trong tháng 11/2016.
Nhà phân tích Ross Terrill của Đại học Harvard mô tả Trung Quốc ngày nay là một đế chế "mang tư tưởng đế quốc Trung Hoa, tạo ra một chế độ chuyên chế 2500 năm tuổi để kiểm soát dân chúng số và bắt nạt các nước láng giềng".
Video tàu chiến Mỹ tuần tra sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Quần đảo Trường Sa. (Nguồn VTC):

Vì sao tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Lần thứ hai, Mỹ đã đưa một tàu chiến vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

Ngày 30/1, một tàu chiến Mỹ đã tiến hành tuần tra Biển Đông gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974.  Đây là chuyến tuần tra Biển Đông thứ hai của tàu chiến Mỹ trong mấy tháng gần đây. Đảo Tri Tôn là một trong nhiều địa điểm có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, gây căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Vi sao tau chien My thach thuc Trung Quoc o Bien Dong?
Tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông.
Mỹ  cũng có lợi ích trong khu vực, không chỉ vì  quan hệ phức tạp với Trung Quốc, mà còn vì Biển Đông là cho một tuyến đường thương mại quan trọng đối với giao lưu thương mại toàn cầu. Vì vậy, chuyến tuần tra Biển Đông lần này, tập trung vào đảo Tri Tôn,  là một phần trong chiến lược của Mỹ thúc ép Bắc Kinh tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.

Bãi cạn Scarborough: Nơi đối đầu Trung-Mỹ ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Trước phán quyết bất lợi của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) của LHQ, Trung Quốc có thể liều lĩnh hành động ở Biển Đông, đặc biệt ở bãi cạn Scarborough.

Do Bắc Kinh dự kiến sẽ thua ít nhất một phần trong vụ kiện mà Manila đã đưa lên Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye, Trung Quốc có thể sẽ hành động để chứng minh rằng nước này sẽ không bị “trói tay” bởi phán quyết của tòa PCA. Leo thang xung đột tiềm năng ở Biển Đông có thể bao gồm việc Trung Quốc lại phong tỏa của quân đội Philippines đồn trú tại Bãi Cỏ Mây, triển khai vũ khí khí tài tại các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp và xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa hoặc thông báo thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Thế nhưng, trọng tâm phản ứng của Trung Quốc có lẽ lại nằm ở việc biến bãi cạn Scarborough thành “đảo nhân tạo”.
Bai can Scarborough: Noi doi dau Trung-My o Bien Dong
Bãi cạn Scarborough cách đảo Luzon, đảo chính của Philippines, khoảng 120 hải lý và cách thủ đô Manila có 185 hải lý. Đồ họa Google earth