Biển Đông: Triển vọng COC vẫn còn khá mờ mịt

(Kiến Thức) - Quan chức ngoại giao ASEAN và Trung Quốc bước đầu tham vấn về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), thế nhưng triển vọng đồng thuận còn khá xa vời.

Triển vọng đạt được COC xem ra vẫn còn khá mờ mịt.
Triển vọng đạt được COC xem ra vẫn còn khá mờ mịt.

Sau cuộc họp kéo dài hai ngày 14/9-15/9 ở Tô Châu, Trung Quốc tuyên bố tiến trình đi đến bộ quy tắc để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Nam Hải) phải diễn ra một cách "dần dần".

Tối Chủ Nhật (15/9), Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông cáo: "Tất cả các bên tại cuộc gặp... đã thống nhất sẽ dần dần mở rộng đồng thuận và thu hẹp khác biệt... đồng thời tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc nghị trình thảo luận về bộ quy tắc".
ASEAN đã nỗ lực đối thoại đàm phán COC với Trung Quốc cả mười năm nay, nhưng giới học giả quốc tế nhận xét COC là mục tiêu khó khăn, thậm chí một số người còn cho rằng đó là mục tiêu không thể đạt được.
Hội nghị ASEAN-Trung Quốc ở Tô Châu thống nhất "tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả" Tuyên bố chung giữa các bên liên quan về Biển Đông (DOC) và giao cho một nhóm công tác chung hỗ trợ các quan chức trong tiến trình trao đổi xây dựng COC.
Tuy nhiên không có thời gian biểu nào được đưa ra.
Đáng chú ý là bên cạnh việc họp với khối ASEAN, Trung Quốc vẫn tiếp tục các hành vi đơn phương nhằm vào các quốc gia riêng lẻ trong khối, nhất là Philippines - nước đã kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông.
Tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc hôm 16/9 cáo buộc Manila là tìm cách làm "gián đoạn tham vấn ASEAN-Trung Quốc".
Trong bài xã luận đăng hôm 16/9, China Daily viết: "Lập trường thiếu trách nhiệm của Manila sẽ chỉ khiến Philippines ngày càng bị cô lập trong khu vực vì xu hướng không thể đảo ngược hiện nay là tìm kiếm giải pháp phù hợp cho tranh chấp Nam Hải (Biển Đông) thông qua tham vấn và hợp tác song phương".
Có thể thấy đến giờ phút này Bắc Kinh vẫn bám lấy lập trường cũ là chỉ đàm phán song phương với các bên tranh chấp.
Năm ngoái, Trung Quốc đã giành kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tay Philippines và đang lăm le chiếm nốt Bãi Cỏ Mây ở quần đảo Trường Sa mà Manila cũng tuyên bố chủ quyền.

Những ngộ nhận chết người về nội chiến Syria

(Kiến Thức) - “Ván bài Syria” không phải là “được ăn cả, ngã về không” và báo cáo của Liên Hợp Quốc “tố” rằng cả hai bên tham chiến đều phạm tội ác chiến tranh.

Nạn nhân đầu tiên và cuối cùng của cuộc nội chiến Syria chính là dân thường.
Nạn nhân đầu tiên và cuối cùng của cuộc nội chiến Syria chính là dân thường.
Ngay từ đầu, những người có lý trí cũng nghi ngờ cáo buộc chế độ Assad là thủ phạm duy nhất gây ra các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học.

Đông Nam Á chống khủng bố như thế nào?

(Kiến Thức) - Cuộc tập trận quốc tế chống khủng bố ở Indonesia nhằm trao đổi kinh nghiệm thực và phối hợp hành động chống khủng bố ở Đông Nam Á.

Đối với khu vực Đông Nam Á, chống khủng bố là là vấn đề rất cấp bách.
Đối với khu vực Đông Nam Á, chống khủng bố là là vấn đề rất cấp bách. 
Chuyên gia Dmitry Mosyakov - phụ trách Trung tâm Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga - nhận định: “Mật độ hoạt động khủng bố ở Đông Nam Á khá cao và trước hết liên quan tới các nhóm ly khai dân tộc và tôn giáo. Ở Indonesia, tồn tại những tổ chức Hồi giáo ngầm, đặc biệt là Jemaah Islamiyah. Tổ chức có mục tiêu thành lập siêu cường Hồi giáo Nusantara, bao trùm các lãnh thổ Indonesia, Malaysia, Brunei, miền nam Philippines và Thái Lan cũng như một phần lãnh thổ Australia. Jemaah Islamiyah chịu trách nhiệm về rất nhiều vụ nổ chống người khác tôn giáo ở các nước được nêu. Khét tiếng nhất là vụ đánh bom trên đảo Bali năm 2002, giết chết hơn 200 người. Mặc dù các thủ lĩnh của tổ chức đã lần lượt bị bắt, Jemaah Islamiyah vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh và mối đe dọa khủng bố ở Indonesia chưa được loại bỏ. Ngoài ra, tại Aceh, phía bắc đảo Sumatra cũng tồn tại một phong trào ly khai khá mạnh”.

Hai cách tiếp cận trong tranh chấp Biển Đông

Phó giáo sư Simon Tay - Chủ tịch Viện các vấn đề quốc tế của Singapore (SIIA).
 Phó giáo sư Simon Tay - Chủ tịch Viện các vấn đề quốc tế của Singapore (SIIA).

Trong một bài viết đăng trên nhật báo "Today” của Singapore ra ngày 13/7, Phó giáo sư Simon Tay - Chủ tịch Viện các vấn đề quốc tế của Singapore (SIIA) – cho rằng tranh chấp tại Biển Đông không chỉ là mối đe dọa tiềm ẩn đối với bốn nước thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc tại vùng biển này mà còn ảnh hưởng tới sự đoàn kết nói chung của ASEAN, với biểu hiện cụ thể là cuộc họp của nhóm nước này vào năm ngoái tại Campuchia không ra được tuyên bố chung vì vấn đề nhạy cảm đó.