Bị xử bắn, nữ tử tù xinh đẹp vẫn “bật quan tài” sống dậy

Bị Dự Vi, người được mệnh danh là nữ tử tù xinh đẹp nhất trong lịch sử Trung Quốc, đã sống lại từ cõi chết sau khi bị xử bắn. Điều gì đã xảy ra vào thời điểm đó?

Bị Dự Vi, nữ tử tù xinh đẹp, sinh năm 1983 tại huyện Phương Chính, tỉnh Hắc Long Giang. Mặc dù thành tích học tập hồi nhỏ không được tốt nhưng Dự Vi lại được trời ban cho nhan sắc đẹp tuyệt trần và thân hình chuẩn chỉnh nên cô được vô số chàng trai săn đón.
Năm 1999, bố mẹ của Dự Vi tới thành phố Cáp Nhĩ Tân làm việc. Để tiện chăm sóc con gái và để cô có điều kiện học tập tốt hơn nên sau đó Dự Vi được bố mẹ đón tới Cáp Nhĩ Tân. Tuy nhiên, tới năm thứ 2 trung học, Dự Vi quyết định bỏ học về quê kiếm việc làm do học lực quá kém.
Năm 2001, bố mẹ Dự Vi lo lắng con gái sẽ chơi bời lêu lổng khi không có bố mẹ bên cạnh nên họ lại đón cô tới Cáp Nhĩ Tân, xin cho cô học tại một trường thẩm mỹ viện với hy vọng cô có thể học thành nghề. Mọi chuyện đúng như dự tính của bố mẹ Dự Vi, cô đã thành thạo các kỹ năng làm đẹp và làm tóc sau hơn 1 năm học.
Bi xu ban, nu tu tu xinh dep van “bat quan tai” song day
Dự Vi bị bắt vì giết bạn trai. Ảnh minh họa. 
Khi Dự Vi 20 tuổi, cô được bố mẹ mở cho một tiệm làm tóc ở huyện Phương Chính, được đặt tên theo tên cô. Nhờ vẻ ngoài xinh đẹp, tiệm làm tóc của Dự Vi nhanh chóng thu hút nhiều khách hàng, đặc biệt là nam giới. Việc kinh doanh của cô nhờ đó mà phát đạt, thu nhiều lợi nhuận.
Dự Vi tuy không được học hành đến nơi đến chốn nhưng lại có tầm nhìn rất cao. Hầu hết những người đàn ông ghé tới quán cô đều là những tên giang hồ đường phố, đầu trộm đuôi cướp và Dự Vi không hề thích ai trong số đó.
Cho đến một ngày, một nam thanh niên tên Tưởng Lái Nghĩa tới cửa hàng của Dự Vi. Anh chàng này tốt nghiệp Khoa Triết học trường Đại học Hắc Long Giang. Vì khó tìm được việc làm nên Lái Nghĩa đành phải làm tạm thời ở bộ phận dịch vụ đánh máy. Tuy nhiên, để giữ thể diện trước Dự Vi, anh ta nói dối mình là một thiếu gia con nhà giàu có.
Thấy Lái Nghĩa là một người có vẻ ngoài lịch lãm, lại vừa có học thức vừa giàu có nên Dự Vi nhanh chóng đổ gục trước anh ta. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó, Dự Vi phát hiện bạn trai mình chỉ là một tên lừa đảo, chẳng phải là thiếu gia giàu có, thậm chí còn gặp khó khăn về kinh tế và công việc. Biết bản thân không thể mong đợi được gì ở chàng trai này, Dự Vi liền có ý định chia tay với Lý Nghĩa.
Bi xu ban, nu tu tu xinh dep van “bat quan tai” song day-Hinh-2
 Sau khi bị xử bắn, Dự Vi vẫn sống lại. Ảnh minh họa.
Ngay trước khi định chia tay với Lý Nghĩa, Dự Vi lại quen biết được một người đàn ông khác tên là Kim Vương Nguyên, một thiếu gia thực thụ và anh ta rất hào phóng với Dự Vi. Vì vậy, Dự Vi ngay lập tức nhận lời yêu của Vương Nguyên.
Về phía Lý Nghĩa, anh cũng nhận thấy sự thay đổi trong thái độ của Dự Vi dành cho anh, thậm chí Dự Vi còn nói lời chia tay với anh. Vì muốn khôi phục mối quan hệ, Lý Nghĩa đã tới tìm Dự Vi và không ngờ anh lại nhìn thấy cô tay trong tay với người đàn ông khác.
Lý Nghĩa tức giận chất vấn Dự Vi người bên cạnh cô là ai nhưng bị Vương Nguyên đánh vào mặt. Sau khi về nhà, Lý Nghĩa nghĩ lại vẫn không muốn chia tay với Dự Vi nên anh ta liên tục quấy rối cô. Dự Vi cuối cùng không thể chịu đựng thêm được nữa nên cô hạ quyết tâm thoát khỏi anh ta.
Ngày 23/6/2004, Dự Vi rủ Lý Nghĩa đi chơi. Nghĩ rằng Dự Vi đã thay đổi ý định mà quay lại với mình nên Lý Nghĩa không chút do dự mà đồng ý ngay. Thế nhưng, Lý Nghĩa không thể ngờ rằng đó lại là ngày cuối cùng trong cuộc đời mình.
Bi xu ban, nu tu tu xinh dep van “bat quan tai” song day-Hinh-3
 Nhân viên nhà tang lễ phát hiện Dự Vi vẫn còn sống sau khi cô bị xử bắn. Ảnh minh họa.
Hôm đó, hai người cùng nhau đi leo núi và Dự Vi cố tình mệt để nhờ Lý Nghĩa cõng. Khi lên đến đỉnh núi, Dự Vi lấy ra một chai nước đã pha thuốc độc đưa cho Lý Nghĩa uống.
Vừa uống xong, Lý Nghĩa đau đớn lăn lộn trên đất. Lúc này, Dự Vi liền đẩy Lý Nghĩa xuống vách núi và anh đã chết theo cách này.
Sau khi giết Lý Nghĩa xong, Dự Vi quay trở về, vay Vương Nguyên 200.000 tệ (khoảng 706 triệu đồng) rồi bỏ trốn đến Thâm Quyến, dự định đến Hong Kong. Tại đây, cô ta chi 50.000 tệ (hơn 176 triệu đồng) cho một người môi giới để người này đưa cô tới Hong Kong. Thế nhưng, đến ngày hẹn, người này lại không tới mà thay vào đó là cảnh sát.
Dự Vi nhanh chóng bị bắt giữ và cô đã cúi nhận tội danh của mình tại đồn cảnh sát. Năm 2004, Dự Vi bị Tòa án Nhân dân Trung cấp Cáp Nhĩ Tân kết án tử hình và bồi thường thiệt hại kinh tế cho gia đình Lý Nghĩa khoản tiền 100.000 tệ (khoảng 353 triệu đồng).
Dự Vi bị xử tử vào ngày 1/4/2005 nhưng sự cố hy hữu đã xảy ra vào ngày này. Sau khi bị hành quyết bằng cách xử bắn ở ngoài pháp trường, thi thể của Dự Vi được đưa vào quan tài, chuyển tới nhà tang lễ để hỏa thiêu.
Nhưng sau đó, các nhân viên nhà tang lễ lại sốc nặng khi thấy Dự Vi vẫn còn sống và còn thở. Kết quả từ chuyên gia pháp y cho thấy, Dự Vi quả thực còn sống.
Thì ra, viên đạn bị bắn trượt, chỉ khiến Dự Vi hôn mê chứ chưa cướp đi mạng sống của cô nên các nhà chức trách phải tiến hành xử bắn thêm lần nữa. Cuối cùng, nữ tử tù xinh đẹp nhất lịch sử Trung Quốc đã ra đi ở tuổi 22, kết thúc cuộc đời ngắn ngủi chỉ vì lòng tham mà cuốn vào vòng lao lý.

Điều ít biết về phu nhân của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ

(Kiến Thức) - Phu nhân của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert C. O'Brien, bà Lo-Mari, là một người khá kín tiếng trước truyền thông.

Theo thông tin trên trang informationcradle.com, không giống như nhiều phu nhân của các chính trị gia nổi tiếng khác trên thế giới, bà Lo-Mari, phu nhân của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert C. O'Brien, là người khá kín tiếng trước truyền thông và luôn tránh sự chú ý của công chúng.
Dieu it biet ve phu nhan cua Co van An ninh Quoc gia My
 Ông O'Brien và phu nhân, bà Lo-Mari. Ảnh: Zimbio.
Những thông tin về tuổi tác hay nghề nghiệp,... của bà Lo-Mari cũng được giữ kín.

Một trong những lần hiếm hoi hình ảnh bà Lo-Mari được ống kính phóng viên ghi lại là vào tháng 5/2018, khi chồng bà, ông Robert C. O'Brien, được Tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm làm Đặc phái viên của Tổng thống về vấn đề con tin tại Bộ Ngoại giao Mỹ.

Khi đó, bà Lo-Mari đứng cầm cuốn Kinh thánh trong lúc chồng bà tuyên thệ nhậm chức.

Bên trong căn phòng treo cổ tử tù ở Nhật Bản

Căn phòng thi hành án tử hình với tử tù ở Nhật Bản được coi là một trong những nơi tuyệt mật nhất, chuyên sử dụng để hành quyết các tử tù một cách nhanh chóng nhất.

Theo Mirror, việc thi hành án tử hình với tử tù ở Nhật Bản lâu nay luôn bí mật và chịu ảnh hưởng bởi các nghi thức. Nhật Bản ngày nay vẫn duy trì án tử hình dù nhiều quốc gia trên thế giới đã xóa bỏ bản án này. Người mới nhất tử vong trong căn phòng thi hành án tử hình là thủ lĩnh giáo phái “tận thế” Shoko Asahara.
Bên trong căn phòng thi hành án tử hình ở Nhật Bản.
Bên trong căn phòng thi hành án tử hình ở Nhật Bản. 
Đối với tử tù như Masakatsu Nishikawa, cái chết chỉ là để mở lối sang một thế giới khác. Nền nhà sạch bong, ánh đèn dễ chịu, tiếng kinh Phật trầm bổng, êm ái và nghệ thuật trang nhã trong phòng. Nishikawa, 61 tuổi, bị kết án tử hình tội sát hại 4 phụ nữ trong một vụ giết người kinh hoàng xảy ra cách đây hơn 25 năm.
Trong căn phòng có một bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và đó là khuôn mặt duy nhất tử tù này nhìn thấy trước khi thi hành án. Tử tù sau đó sẽ bước vào ô vuông màu đỏ ở giữa phòng.
Đây là nơi tử tù sám hối với mục sư trước khi được đưa vào phòng thi hành án.
Đây là nơi tử tù sám hối với mục sư trước khi được đưa vào phòng thi hành án. 
Tổ thi hành án sẽ quấn dây quanh cổ tử tù. Một khi thời khắc đến, cửa sập mở ra khiến tử tù rơi xuống căn phòng bên dưới và tử vong ngay lập tức.
Thống kê trong giai đoạn từ năm 2012-2016 cho thấy có 24 người bị tử hình ở Nhật Bản. Cho đến ngày 31.12.2017, có 123 tử tù đang chờ thi hành án. Đây là con số cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2007.
Đây là nơi quan sát quá trình thi hành án.
 Đây là nơi quan sát quá trình thi hành án.
Tử tù mới nhất bị tử hình trong căn phòng trên là Shoko Asahara, thủ lĩnh giáo phái “tận thế”, đứng sau vụ tấn công bằng khí độc sarin ở ga tàu điện ngầm Tokyo năm 1995.
Vụ tấn công khiến 13 người thiệt mạng và hơn 6.000 người khác bị thương. Asahara bị treo cổ cùng với 5 đồng phạm trong ngày 6.7.
Có 3 nút bấm và đội thi hành án sẽ ấn nút đồng thời để kết liễu tử tù đứng ở ô màu đỏ.
 Có 3 nút bấm và đội thi hành án sẽ ấn nút đồng thời để kết liễu tử tù đứng ở ô màu đỏ.
Buổi thi hành án diễn ra tốt đẹp và gần như không bị dư luận lên tiếng phản đối, một phần vì Nhật Bản luôn giữ bí mật quy trình thi hành án tử hình.
Theo Mirror, đa phần tử tù Nhật Bản phải chờ đợi ít nhất 5 năm mới đến lượt thi hành án. Có những người như Nishikawa hay Asahara thì phải chờ đợi hàng thập kỷ, không biết ngày cuối cùng của mình sẽ đến lúc nào.
Năm 2010, chính quyền Nhật Bản đã có động thái chưa từng có tiền lệ. Đó là cho phép các phóng viên đến ghi hình tại nơi giam giữ tử tù cũng như căn phòng thi hành án.
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát là khuôn mặt cuối cùng mà tử tù nhìn thấy trước khi bị bịt mắt.
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát là khuôn mặt cuối cùng mà tử tù nhìn thấy trước khi bị bịt mắt.