Bị réo tên trong đường dây gần 600 loại sữa giả, Công ty Alama nói gì?

Bị réo tên liên quan đến đường dây sản xuất, buôn bán gần 600 loại sữa giả, Công ty Alama - đơn vị sở hữu bản quyền và phân phối sữa Hiup đã lên tiếng về việc này.

Mới đây, đường dây sản xuất, buôn bán gần 600 loại sữa giả bị cơ quan Công an triệt phá đã gây rúng động dư luận. Đáng chú ý, một trong những sản phẩm cũng bị dư luận quay lưng theo dòng sự kiện này là Hiup - dòng sản phẩm bị phạt do vi phạm về quảng cáo vào tháng 3/2024.
Trước những thông tin liên quan, Công ty TNHH Kinh doanh và Công nghệ Alama Việt Nam (Công ty Alama) - đơn vị sở hữu bản quyền và phân phối chính thức sản phẩm dinh dưỡng Hiup 27 (sản phẩm Hiup), khẳng định “không liên quan” và đây là thông tin sai sự thật.
Công ty này cho rằng một số cá nhân và tổ chức đã lợi dụng sự việc để đăng tải thông tin sai lệch, xuyên tạc bản chất vụ việc như: Cố tình lồng ghép, gán ghép hình ảnh Hiup với các sản phẩm nghi là hàng giả; đăng tải, chia sẻ các bài bình luận mang tính công kích hay sai sự thật; gây hoang mang trong dư luận, làm ảnh hưởng danh tiếng của Alama…
“Những hành vi nêu trên không chỉ xâm hại trực tiếp đến uy tín thương hiệu, mà còn làm lung lay lòng tin của khách hàng, đối tác, gây thiệt hại đến hoạt động kinh doanh hợp pháp và danh dự của doanh nghiệp…”, phía Alama nhìn nhận.
Bi reo ten trong duong day gan 600 loai sua gia, Cong ty Alama noi gi?
 BTV Quang Minh, Vân Hugo trong hình ảnh quảng cáo sữa Hiup.
Đáng chú ý, một loạt nghệ sĩ cũng bị réo tên khi từng quảng cáo cho sản phẩm Hiup như: Vân Hugo, BTV Quang Minh...
Phản hồi thông tin này, Công ty Alama cho biết, Hiup là sản phẩm mà công ty đang sở hữu bản quyền và phân phối chính thức. Sản phẩm được sản xuất theo chuẩn ISO 22000:2018 - một trong những tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và được kiểm nghiệm định kỳ bởi Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia và nhiều đơn vị khác.
Sản phẩm đã được Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm - Sở Y tế Vĩnh Phúc cấp Giấy tiếp nhận bản công bố. Ngoài ra, Hiup cũng đã được kiểm nghiệm độc lập bởi Trung tâm Kiểm nghiệm và Tư vấn Khoa học - Công nghệ AVATEK, đảm bảo tính khách quan trong kiểm soát chất lượng.
Bi reo ten trong duong day gan 600 loai sua gia, Cong ty Alama noi gi?-Hinh-2
Công ty Alama giải thích khi bị réo tên trong đường dây gần 600 loại sữa giả. 
Vì vậy, doanh nghiệp này gửi lời xin lỗi đến khách hàng vì những bất an và lo lắng phát sinh liên quan đến thông tin truyền thông trong thời gian gần đây.
Nhắc đến việc bị xử phạt vào tháng 3/2024 liên quan đến thông tin quảng cáo cho rằng chỉ cần sử dụng sản phẩm Hiup là có thể đạt được hiệu quả tăng trưởng chiều cao như mong muốn, đại diện Alama cho biết, ngay sau đó công ty đã rà soát và điều chỉnh toàn bộ hoạt động truyền thông, gỡ bỏ các nội dung chưa chuẩn hóa để đảm bảo tuân thủ đúng Luật Quảng cáo và các quy định liên quan.
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam Vũ Mạnh Cường, Hoàng Mạnh Hà và 6 người khác liên quan đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả. Trong đó, Cường và Hà được xác định là cầm đầu, chủ mưu.
Theo cơ quan chức năng, từ tháng 8/2021 đến nay, các đối tượng đã thành lập Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group để sản xuất, kinh doanh sữa bột. Hai doanh nghiệp này đã sản xuất, bán ra thị trường 573 nhãn hiệu sữa bột dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai với doanh thu gần 500 tỷ đồng trong khoảng 4 năm.

Để mẹ bỉm sữa không lạc vào “ma trận” sữa nước

(Kiến Thức) - Rất nhiều khảo sát đã chỉ ra người tiêu dùng đang bị nhầm lẫn tên gọi “Sữa tiệt trùng” trên các hộp sữa nước, tưởng đó là sữa tươi.

Ngày 13/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã tổ chức cuộc Hội thảo lấy ý kiến về việc sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng (QCVN 5-1:2010/BYT). Với các mẹ bỉm sữa, đây là Quy chuẩn rất quan trọng vì sẽ giúp các bà mẹ chọn đúng được loại sữa nước phù hợp với nhu cầu của gia đình.
Chỉ cần gọi đúng tên gọi

Hai công ty sản xuất 573 nhãn hiệu sữa giả tăng vốn khủng

Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group trong đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả, tăng vốn điều lệ liên tục.

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam Vũ Mạnh Cường, Hoàng Mạnh Hà và 6 người khác liên quan đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả. Trong đó, Cường và Hà được xác định là cầm đầu, chủ mưu.
Theo cơ quan chức năng, từ tháng 8/2021 đến nay, các đối tượng đã thành lập Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group để sản xuất, kinh doanh sữa bột. Hai doanh nghiệp này đã sản xuất, bán ra thị trường 573 nhãn hiệu sữa bột dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai với doanh thu gần 500 tỷ đồng trong khoảng 4 năm.

BTV Thu Hà vô tình cho chồng uống sữa giả sau phẫu thuật não

BTV Thu Hà cho biết, rất may, chồng cô chỉ uống sữa giả trong 1-2 ngày.

Mới đây, sau thông tin Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group sản xuất, buôn bán gần 600 loại sữa bột giả, BTV Thu Hà phát hiện cô vô tình từng cho chồng uống sữa do Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma chịu trách nhiệm về sản phẩm.