Bí mật “nghĩa địa” dưới biển của hạm đội Nhật

Người Anh đã có những thước phim đầu tiên về khu nghĩa địa tàu thuyền dưới nước "có 1-0-2" của thế giới với đủ loại, từ tàu mặt nước tới tàu ngầm.

Ngày 7/12/1941, không quân Nhật Bản với nòng cốt là một đội phi công cảm tử đã bất ngờ tấn công vào Trân Châu Cảng (Hawaii), không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho những chiếc tàu chiến thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, mà còn khiến sĩ khí của những người Mỹ ở nội địa tụt xuống mức thấp nhất. Nhằm lấy lại niềm tin từ dân chúng, người đứng đầu Nhà Trắng lúc bấy giờ, Franklin D. Roosevelt, đã hạ lệnh đánh bom thủ đô Tôkyô của Nhật Bản.
Tàu chiến Nhật Bản ở đảo Chuuk bị oanh tạc.
 Tàu chiến Nhật Bản ở đảo Chuuk bị oanh tạc.
Ngoài ra, theo một số tài liệu vừa mới giải mật, ngày 17/2/1944, quân Mỹ còn ra đòn báo thù nhằm vào đảo Chuuk (Truk), nơi được mệnh danh là "Trân Châu Cảng" của Nhật Bản. Nhằm chứng thực điều này, hãng BBC của Anh đã huy động một đội ngũ nhân lực, gồm hơn 30 thợ lặn, nhà quay phim dưới nước và nhà nghiên cứu sinh học biển sâu tiến hành tìm kiếm tại khu vực biển gần đảo Chuuk, ở độ sâu hơn 300 m. Kết quả, họ đã có những thước phim đầu tiên về khu nghĩa địa tàu thuyền dưới nước có một không hai của thế giới với đủ loại, từ tàu mặt nước tới tàu ngầm. Hiện tất cả các tàu của Nhật Bản chìm ở đây đã bị rỉ sét nghiêm trọng, trở thành nơi trú ngụ của các sinh vật biển.
Phần còn lại của một khẩu pháo lắp trên tầu chiến Nhật Bản bị đánh chìm.
 Phần còn lại của một khẩu pháo lắp trên tầu chiến Nhật Bản bị đánh chìm.
Trở lại với sự kiện Trân Châu Cảng. Đòn tấn công của không quân cảm tử Nhật Bản đã làm hải quân Mỹ mất 4 tàu chủ lực, 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục, 188 máy bay, khiến 2.450 người chết và bị thương. Lầu Năm Góc khát khao có một ngày được ra đòn trả miếng. Chiến dịch oanh tạc thủ đô Tôkyô theo sự bật đèn xanh của Tổng thống Roosevelt vẫn chưa đủ để làm dịu bớt nỗi hận Trân Châu Cảng. Những đòn báo thù vẫn tiếp tục và lần này mục tiêu nhắm tới là đảo Chuuk của Nhật Bản. Bởi việc tiêu hao binh lực của Nhật Bản ở đảo Chuuk còn giúp quân Mỹ đảm bảo ưu thế về không quân và hải quân so với Nhật Bản, đặt nền tảng chiến thắng cho cuộc tấn công Eniwetok.
Xe tăng Nhật Bản bị đánh chìm cùng tầu chiến ở dưới đáy biển.
Xe tăng Nhật Bản bị đánh chìm cùng tầu chiến ở dưới đáy biển.  
Sau khi tiến hành trinh sát mọi mặt, ngày 17/2/1944, Đô đốc Raymond Spruance đã ra lệnh mở màn Chiến dịch Hailstone, tấn công đảo Chuuk. Lực lượng tác chiến đặc biệt số 58, dưới sự chỉ huy của Phó Đô đốc Marc A. Mitscher, gồm 5 tàu sân bay cỡ lớn (Enterprise, Yorktown, Essex, Intrepid, Bunker Hill) và 4 tàu sân bạy hạng nhẹ (Belleau Wood, Cabot, Monterey, Cowpens), mang theo hơn 500 máy bay và một đội ngũ tàu mặt nước, tàu ngầm hùng hậu đã giáng những đòn mạnh mẽ vào quân Nhật đồn trú ở đảo Chuuk. Cuộc tấn công kéo dài hai ngày, đánh chìm 3 tàu tuần dương (Agano, Katori, Naka), 4 tàu khu trục (Oite, Fumizuki, Maikaze, Tachikaze), 2 tàu ngầm (Heian Maru, Rio de Janeiro Maru), 3 tàu chiến cỡ nhỏ (Akagi Maru, Aikoku Maru, Kiyosumi Maru), 32 tầu buôn và làm bị thương hàng chục tàu khác của Nhật Bản. Cuộc tấn công cũng phá hủy 270 máy bay và khiến hơn 3.000 quan quân Nhật Bản làm mồi cho cá biển.
Trong hành động tác chiến này, quân Mỹ chỉ mất có 25 máy bay và 16 phi hành đoàn trong số đó đã được tàu ngầm và thủy phi cơ của Mỹ cứu sống. Chiến dịch Hailstone thành công mĩ mãn. Điều quan trọng là nó đã khiến quân Nhật ở Eniwetok không thể nhận được sự chi viện theo yêu cầu, tạo thuận lợi cho việc đánh chiếm Eniwetok của quân Mỹ, bắt đầu một ngày sau khi Chiến dịch Hailstone được mở màn.
Đảo Chuuk, nằm ở phía tây nam quần đảo Marshall, phía bắc quần đảo Solomon, sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất đã trở thành vùng đất ủy trị của Nhật Bản. Trong Chiến tranh Thái Bình Dương, đảo Chuuk là căn cứ hải quân, không quân quan trọng nhất của Nhật Bản ở Thái Bình Dương, được mệnh danh là "Eo Gibraltar trên Thái Bình Dương" và "Trân Châu Cảng của Nhật Bản". Từ đây, quân đội Nhật Bản đã mở nhiều chiến dịch chống lại quân Đồng minh ở Niu Ghinê và quần đảo Solomon.

Ảnh mới công bố: Kennedy khi bị ám sát

(Kiến Thức) - Đó là những hình ảnh hiếm về Tổng thống Kennedy và Đệ nhất phu nhân do những người dân chụp lại trong và sau ngày ông chủ Nhà Trắng bị ám sát.

Những tấm ảnh quý hiếm này hiện được trưng bày tại Trung tâm Nhiếp ảnh Quốc tế ở New York, Mỹ. Hầu hết chúng đều được chụp vào ngày 22/11/1963. Trong ảnh là Thống đốc John Connally, Nellie Connally đi cùng xe Limousine dành cho Tổng thống John F. Kennedy và Đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy ở Dallas trong ngày định mệnh.
 Những tấm ảnh quý hiếm này hiện được trưng bày tại Trung tâm Nhiếp ảnh Quốc tế ở New York, Mỹ. Hầu hết chúng đều được chụp vào ngày 22/11/1963. Trong ảnh là Thống đốc John Connally, Nellie Connally đi cùng xe Limousine dành cho Tổng thống John F. Kennedy và Đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy ở Dallas trong ngày định mệnh.
Nhiếp ảnh gia không rõ danh tính đã chụp ảnh Tổng thống Kennedy chuẩn bị bắt tay một người.
 Nhiếp ảnh gia không rõ danh tính đã chụp ảnh Tổng thống Kennedy chuẩn bị bắt tay một người.

10 lời sấm truyền trật lất về thế giới

Dù "trật lất" nhưng 10 lời sấm truyền này lại có sức ảnh hưởng cực lớn đến toàn nhân loại.

Lời tiên tri về ngày tận thế của người Maya ngày 21/12/2012: Không thể bỏ qua trong danh sách này là sự kiện ngày tận thế vừa diễn ra vào cuối năm ngoái, khiến cho toàn nhân loại một phen “thót tim”. Theo lịch Long Count của nền văn minh Maya tại Trung Mỹ được sử dụng từ năm 2000 trước Công nguyên tới thế kỷ 16, ngày 21/12/2012 sẽ là ngày kết thúc chu kỳ bao gồm 2.880.000 ngày của bộ lịch và là ngày đánh dấu sự chấm dứt của nền văn minh nhân loại. Lời tiên tri của người Maya đã gây nên rất nhiều sự sợ hãi và lo lắng của con người trên toàn thế giới. Nhiều người đã chuẩn bị nơi trú ẩn, lương thực hay các kế hoạch dài ngày trong trường hợp ngày Tận thế xảy ra. Thậm chí ở nhiều nơi cảnh sát đã phải can thiệp để lập lại trật tự. Báo chí khắp nơi đều viết về sự kiện này cùng hàng loạt những lý giải cặn kẽ. Cuối cùng, dự đoán của người Maya đã sai. Không có ngày tận thế nào vào 21/12/2012 cả.
 Lời tiên tri về ngày tận thế của người Maya ngày 21/12/2012: Không thể bỏ qua trong danh sách này là sự kiện ngày tận thế vừa diễn ra vào cuối năm ngoái, khiến cho toàn nhân loại một phen “thót tim”. Theo lịch Long Count của nền văn minh Maya tại Trung Mỹ được sử dụng từ năm 2000 trước Công nguyên tới thế kỷ 16, ngày 21/12/2012 sẽ là ngày kết thúc chu kỳ bao gồm 2.880.000 ngày của bộ lịch và là ngày đánh dấu sự chấm dứt của nền văn minh nhân loại. Lời tiên tri của người Maya đã gây nên rất nhiều sự sợ hãi và lo lắng của con người trên toàn thế giới. Nhiều người đã chuẩn bị nơi trú ẩn, lương thực hay các kế hoạch dài ngày trong trường hợp ngày Tận thế xảy ra. Thậm chí ở nhiều nơi cảnh sát đã phải can thiệp để lập lại trật tự. Báo chí khắp nơi đều viết về sự kiện này cùng hàng loạt những lý giải cặn kẽ. Cuối cùng, dự đoán của người Maya đã sai. Không có ngày tận thế nào vào 21/12/2012 cả.
Dự báo về thị trường chứng khoán năm 1929 của Irving Fisher: Irving Fisher sinh ngày 27/2/1867 tại Saugerties, New York (Mỹ). Ông là một nhà kinh tế học rất nổi tiếng tại Mỹ thời bấy giờ, thế nhưng một sự đoán sai đã làm mất đi danh tiếng Fisher tạo dựng trong suốt nhiều năm. 3 ngày trước khi thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ, ông đã dự đoán rằng: “Giá cổ phiếu dường như đã đạt đến mức cao nhất và ổn định nhất”. Sau khi sự sụp đổ thị trường diễn ra dẫn tới cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1930-1040, Fisher đã phải trả giá đắt cho dự đoán sai của mình. Danh tiếng và tài sản của ông nhanh chóng bị hủy hoại. Sau này, tên của ông được sử dụng cho một số thuật ngữ kinh tế trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2000, ví dụ như phương trình Fisher, giả thuyết Fisher, tác động quốc tế Fisher và các định lý tách Fisher.
 Dự báo về thị trường chứng khoán năm 1929 của Irving Fisher: Irving Fisher sinh ngày 27/2/1867 tại Saugerties, New York (Mỹ). Ông là một nhà kinh tế học rất nổi tiếng tại Mỹ thời bấy giờ, thế nhưng một sự đoán sai đã làm mất đi danh tiếng Fisher tạo dựng trong suốt nhiều năm. 3 ngày trước khi thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ, ông đã dự đoán rằng: “Giá cổ phiếu dường như đã đạt đến mức cao nhất và ổn định nhất”. Sau khi sự sụp đổ thị trường diễn ra dẫn tới cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1930-1040, Fisher đã phải trả giá đắt cho dự đoán sai của mình. Danh tiếng và tài sản của ông nhanh chóng bị hủy hoại. Sau này, tên của ông được sử dụng cho một số thuật ngữ kinh tế trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2000, ví dụ như phương trình Fisher, giả thuyết Fisher, tác động quốc tế Fisher và các định lý tách Fisher.