Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Thế giới

Bí mật kinh hoàng của một nhà máy khí độc

18/08/2013 19:14

(Kiến Thức) - Mang một quá khứ kinh hoàng, nhà máy khí độc hoang tàn trên đảo Okunoshima từng gây ra chết chóc cho hàng triệu người vô tội không chỉ ở Nhật Bản mà còn các quốc gia khác.

Bạch Dương (Theo environmentalgraffiti)

Khám phá “thị trấn ma” ở Mỹ

Ớn lạnh hàng loạt thị trấn ma ở Italy

Nhìn bề ngoài, hòn đảo Okunoshima trông rất đỗi thơ mộng với cây cối um tùm, xanh tốt, những bãi cát trắng hoang sơ bao quanh bờ biển... song nơi đây lại có một quá khứ kinh hoàng...
Nhìn bề ngoài, hòn đảo Okunoshima trông rất đỗi thơ mộng với cây cối um tùm, xanh tốt, những bãi cát trắng hoang sơ bao quanh bờ biển... song nơi đây lại có một quá khứ kinh hoàng...
Đảo Okunoshima thuộc Takehara, tỉnh Hiroshima và là một trong nhiều đảo thuộc vùng biển nội địa Seto cách đất liền khoảng 3km và chỉ có chu vi khoảng 4km.
Đảo Okunoshima thuộc Takehara, tỉnh Hiroshima và là một trong nhiều đảo thuộc vùng biển nội địa Seto cách đất liền khoảng 3km và chỉ có chu vi khoảng 4km.
Năm 1925, chính phủ Nhật Bản chọn hòn đảo để xây một nhà máy sản xuất khí độc bí mật. Thời điểm đó, để giữ bí mật về nhà máy sản xuất vũ khí hóa học, chính phủ Nhật thậm chí loại hòn đảo Okunoshima ra khỏi bản đồ.
Năm 1925, chính phủ Nhật Bản chọn hòn đảo để xây một nhà máy sản xuất khí độc bí mật. Thời điểm đó, để giữ bí mật về nhà máy sản xuất vũ khí hóa học, chính phủ Nhật thậm chí loại hòn đảo Okunoshima ra khỏi bản đồ.
Đảo Okunoshima được cho là nơi lý tưởng để xây dựng nhà máy khí độc vì cách xa đất liền và nằm tách biệt, cô lập giữa biển khơi...
Đảo Okunoshima được cho là nơi lý tưởng để xây dựng nhà máy khí độc vì cách xa đất liền và nằm tách biệt, cô lập giữa biển khơi...
Nnếu xảy ra tại nạn hóa học, nó cũng không biến thành một thảm họa lớn. Trong khi đó, hòn đảo cũng không cách quá xa các căn cứ quân sự trên địa bàn Hiroshima.
Nnếu xảy ra tại nạn hóa học, nó cũng không biến thành một thảm họa lớn. Trong khi đó, hòn đảo cũng không cách quá xa các căn cứ quân sự trên địa bàn Hiroshima.
Trong suốt 16 năm, từ năm 1929 đến năm 1945, nhà máy sản xuất 5 loại vũ khí hóa học độc hại bao gồm chất mù tạc lưu huỳnh hay khí mù tạc cực độc, khí phosgene cũng như chất diphenyl chloroarsine.
Trong suốt 16 năm, từ năm 1929 đến năm 1945, nhà máy sản xuất 5 loại vũ khí hóa học độc hại bao gồm chất mù tạc lưu huỳnh hay khí mù tạc cực độc, khí phosgene cũng như chất diphenyl chloroarsine.
Sự độc hại của các loại khí độc trên là vô cùng khủng khiếp. Khí mù tạc gây ra cái chết đau đớn, chậm chạp cho nạn nhân sau một vài ngày hoặc vài tuần. Trong khi chất diphenyl chloroarsine khiến nạn nhân hắt hơi không kiểm soát, co giật, nôn mửa và tử vong. Tương tự khí mù tạc, phosgene cũng khiến nạn nhân chết từ từ trong khi phá hủy hệ thống hô hấp của con người.
Sự độc hại của các loại khí độc trên là vô cùng khủng khiếp. Khí mù tạc gây ra cái chết đau đớn, chậm chạp cho nạn nhân sau một vài ngày hoặc vài tuần. Trong khi chất diphenyl chloroarsine khiến nạn nhân hắt hơi không kiểm soát, co giật, nôn mửa và tử vong. Tương tự khí mù tạc, phosgene cũng khiến nạn nhân chết từ từ trong khi phá hủy hệ thống hô hấp của con người.
Những vũ khí hóa học cực độc hại này bị thế giới cấm sử dụng. Nhưng 6.000 tấn khí chết người đã được sản xuất ở Okunoshima và được chính phủ Nhật Bản sử dụng trong các cuộc chiến tranh, trong đó có chiến tranh với Trung Quốc trong những năm 1930 và 1940.
Những vũ khí hóa học cực độc hại này bị thế giới cấm sử dụng. Nhưng 6.000 tấn khí chết người đã được sản xuất ở Okunoshima và được chính phủ Nhật Bản sử dụng trong các cuộc chiến tranh, trong đó có chiến tranh với Trung Quốc trong những năm 1930 và 1940.
Theo nhiều báo cáo, vũ khí hóa học Nhật Bản đã gây ra thương vong cho 80.000 người Trung Quốc trong đó, hơn 6.000 người chết bao gồm cả dân thường và binh lính.
Theo nhiều báo cáo, vũ khí hóa học Nhật Bản đã gây ra thương vong cho 80.000 người Trung Quốc trong đó, hơn 6.000 người chết bao gồm cả dân thường và binh lính.
Năm 1942, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt từng ban hành cảnh báo nghiêm khắc yêu cầu Nhật Bản ngừng sử dụng vũ khí hóa học ở Trung Quốc song chính phủ nước này vẫn lén lút sử dụng những thứ chất độc chết người trên.
Năm 1942, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt từng ban hành cảnh báo nghiêm khắc yêu cầu Nhật Bản ngừng sử dụng vũ khí hóa học ở Trung Quốc song chính phủ nước này vẫn lén lút sử dụng những thứ chất độc chết người trên.
Công nhân nhà máy sản xuất vũ khí hóa học Okunoshima theo ước tính bao gồm 6.500 người phần lớn là người bản địa trong suốt thời gian nó hoạt động.
Công nhân nhà máy sản xuất vũ khí hóa học Okunoshima theo ước tính bao gồm 6.500 người phần lớn là người bản địa trong suốt thời gian nó hoạt động.
Đáng nói là, hàng nghìn công nhân đáng thương làm việc trong nhà máy không hề biết họ đang sản xuất chất độc hóa học cực độc. Đến năm 1944, khi những người đàn ông, trai tráng trên đảo bị ép buộc phải tòng quân, hơn 1.000 trẻ em ở độ tuổi 13, 14 bị đưa đến nhà máy làm việc, trực tiếp tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Đáng nói là, hàng nghìn công nhân đáng thương làm việc trong nhà máy không hề biết họ đang sản xuất chất độc hóa học cực độc. Đến năm 1944, khi những người đàn ông, trai tráng trên đảo bị ép buộc phải tòng quân, hơn 1.000 trẻ em ở độ tuổi 13, 14 bị đưa đến nhà máy làm việc, trực tiếp tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Theo ông Yamauchi Masayuki, một trong những người dẫn tour du lịch tới thăm nhà máy hóa học hoang phế cho biết, rất nhiều người đã bị nhiễm độc bị chết hoặc phải chịu đựng hàng loạt các bệnh tật kinh khủng trong suốt cuộc đời còn lại.
Theo ông Yamauchi Masayuki, một trong những người dẫn tour du lịch tới thăm nhà máy hóa học hoang phế cho biết, rất nhiều người đã bị nhiễm độc bị chết hoặc phải chịu đựng hàng loạt các bệnh tật kinh khủng trong suốt cuộc đời còn lại.
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản cố che giấu chứng cứ về nhà máy vũ khí hóa học trên đảo Okunoshima bằng cách xóa sổ mọi tài liệu, hồ sơ cũng như lượng dự trữ các loại khí độc tại đây.
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản cố che giấu chứng cứ về nhà máy vũ khí hóa học trên đảo Okunoshima bằng cách xóa sổ mọi tài liệu, hồ sơ cũng như lượng dự trữ các loại khí độc tại đây.
Tuy nhiên, quân đội Mỹ vẫn phát hiện ra sự tồn tại của nhà máy vũ khí hóa học này. 5.000 tấn khí độc hại còn lại ở đây đã bị đổ xuống đại dương để tiêu hủy.
Tuy nhiên, quân đội Mỹ vẫn phát hiện ra sự tồn tại của nhà máy vũ khí hóa học này. 5.000 tấn khí độc hại còn lại ở đây đã bị đổ xuống đại dương để tiêu hủy.
Mãi cho đến năm 1995, chính phủ Nhật Bản mới công khai thừa nhận trách nhiệm về các loại vũ khí hóa học độc hại mà họ sử dụng trong chiến tranh.
Mãi cho đến năm 1995, chính phủ Nhật Bản mới công khai thừa nhận trách nhiệm về các loại vũ khí hóa học độc hại mà họ sử dụng trong chiến tranh.
Ngày nay, môi trường ở đảo Okunoshima đã được cải thiện. Hòn đảo cũng như nhà máy sản xuất vũ khí hóa học hoang phế hiện là khu vực cắm trại...
Ngày nay, môi trường ở đảo Okunoshima đã được cải thiện. Hòn đảo cũng như nhà máy sản xuất vũ khí hóa học hoang phế hiện là khu vực cắm trại...
... chơi golf với một sân golf nhỏ, hồ bơi, sân tennis và một khách sạn. Theo ước tính, Okunoshima thu hút 100.000 du khách hàng năm.
... chơi golf với một sân golf nhỏ, hồ bơi, sân tennis và một khách sạn. Theo ước tính, Okunoshima thu hút 100.000 du khách hàng năm.
Người dân địa phương không che giấu quá khứ đen tối, bi thương của hòn đảo. Họ xây dựng một bảo tàng nhằm tái hiện lại quá khứ và phản ánh những hậu quả khủng khiếp mà con người phải hứng chịu bởi nhà máy vũ khí hóa học.
Người dân địa phương không che giấu quá khứ đen tối, bi thương của hòn đảo. Họ xây dựng một bảo tàng nhằm tái hiện lại quá khứ và phản ánh những hậu quả khủng khiếp mà con người phải hứng chịu bởi nhà máy vũ khí hóa học.
Bảo tàng bao gồm 2 phòng trưng bày các thiết bị, dây chuyền sản xuất chất độc hóa học, một số chất độc hóa học và thậm chí nhật ký của các công nhân, hình ảnh các nạn nhân của nhà máy.
Bảo tàng bao gồm 2 phòng trưng bày các thiết bị, dây chuyền sản xuất chất độc hóa học, một số chất độc hóa học và thậm chí nhật ký của các công nhân, hình ảnh các nạn nhân của nhà máy.

Top tin bài hot nhất

Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

20/04/2025 20:31
Top sự thật kinh ngạc ít người biết về đất nước Uruguay

Top sự thật kinh ngạc ít người biết về đất nước Uruguay

15/05/2025 09:02
Phát hiện thi thể không nguyên vẹn trong khuôn viên trường đại học

Phát hiện thi thể không nguyên vẹn trong khuôn viên trường đại học

08/05/2025 20:30
Kinh ngạc cuộc sống bộ tộc du mục cuối cùng ở Nepal

Kinh ngạc cuộc sống bộ tộc du mục cuối cùng ở Nepal

08/05/2025 07:10
Nữ sinh câm điếc bị nghi là AI vì quá xinh đẹp

Nữ sinh câm điếc bị nghi là AI vì quá xinh đẹp

23/04/2025 20:30

Bạn có thể quan tâm

Kinh ngạc bên trong phòng giam của nhà tù khắp thế giới

Kinh ngạc bên trong phòng giam của nhà tù khắp thế giới

Bức tượng Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump bị lấy trộm

Bức tượng Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump bị lấy trộm

Câu chuyện sinh tồn phi thường của 6 chàng trai ở đảo hoang

Câu chuyện sinh tồn phi thường của 6 chàng trai ở đảo hoang

Ô tô va chạm xe tải, gia đình 5 người thiệt mạng

Ô tô va chạm xe tải, gia đình 5 người thiệt mạng

Israel mở chiến dịch quân sự mới tại Dải Gaza

Israel mở chiến dịch quân sự mới tại Dải Gaza

Lãnh đạo nhiều nước lên tiếng sau cuộc hòa đàm Nga - Ukraine

Lãnh đạo nhiều nước lên tiếng sau cuộc hòa đàm Nga - Ukraine

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status