Bí mật căn bệnh khiến bà mẹ 3 con luôn bị ốm

(Kiến Thức) - Là bà mẹ của 3 đứa con và thường xuyên bị ốm, bà mẹ này tưởng điều đó là bình thường nhưng không phải. Thủ phạm là hội chứng suy giảm miễn dịch.  

Từ khi còn nhỏ, Angela Van Batavia, một bà mẹ 3 con sống tại Kansas (Mỹ) đã thường xuyên bị ốm. Bệnh viêm xoang và viêm đường hô hấp của cô hiếm khi đáp ứng với kháng sinh.

Khi sức khỏe thực sự xấu đi vào giữa những năm 30 tuổi, sau khi sinh đứa con thứ 3, cô đã nghĩ mình không thể tiếp tục sống như thế này nữa.

Phải mất 3 năm sau, sau rất nhiều lần thăm khám bác sĩ và chẩn đoán nhầm, cuối cùng vào năm 2012, Van Batavia được chẩn đoán bị suy giảm miễn dịch tiên phát, tức một nhóm gồm 300 gien bị rối loạn trong đó một phần của hệ miễn dịch bị thiếu hoặc hoạt động không đúng.

Sau khi được chữa bệnh, Angela hiện đang làm giáo viên tại một trường cấp 2 và vừa hoàn thành cuộc chạy marathon để kỷ niệm ngày sinh nhật lần thứ 40.

Bi mat can benh khien ba me 3 con luon bi om
Van Batavia cùng chồng là Brian vừa hoàn thành cuộc chạy marathon để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 40. 

Theo ước tính có khoảng 250.000 người Mỹ bị rối loạn miễn dịch nhưng con số thực tế bị ảnh hưởng là gần gấp đôi. Thông thường một người mắc bệnh phải mất khoảng thời gian 12 năm mới được chẩn đoán đúng bệnh.

Dấu hiệu của bệnh này là bệnh xoang và viêm tai tái phát và không đáp ứng với kháng sinh, viêm cuống phổi dẫn đến viêm phổi – một triệu chứng rất hay bị bỏ qua khiến người bệnh dễ bị hư hại các cơ quan nội tạng dẫn đến tàn tật hoặc thậm chí tử vong.

Hiện vẫn chưa có giải pháp điều trị với chứng bệnh suy giảm miễn dịch tiên phát này nhưng nếu được chẩn đoán sớm, điều trị cũng giúp những người như Van Batavia cảm thấy khỏe mạnh trở lại. 4

Ở những người bị suy giảm miễn dịch căn bản, các tế bào bạch cầu hay lymphocyte không sản sinh ra kháng thể và globulin miễn dịch nên cơ thể không thể chống lại các viêm nhiễm. Người bệnh còn dễ bị viêm nhiễm cơ hội khiến, nghĩa là bị ốm từ những nguyên nhân không gây ốm.

Bệnh ở trẻ em rất khó phát hiện vì trẻ em cũng rất dễ mắc bệnh nên khó xác định nguyên nhân có phải do suy giảm miễn dịch hay không, trừ khi tiến hành xét nghiệm máu và xét nghiệm gien.

Những dấu hiệu quan trọng cần để ý là: tiền sử gia đình, thường xuyên dùng kháng sinh nhưng không đáp ứng, bị viêm tai trên 5 lần mỗi năm, viêm xoang hoặc viêm phổi trên 2 lần mỗi năm.

Những khám phá gây sửng sốt về loài vẹt đêm

(Kiến Thức) - Vẹt đêm là loài vật đặc hữu của New Zealand. Nó còn được gọi với cái tên “cú đêm”, “cú vẹt” hay “vẹt Kakapo”.
 

Vẹt đêm có thể đạt chiều cao từ 58cm-63cm và nặng từ 0,9kg-4kg, có lông đốm màu vàng nâu. Nó có đôi mắt màu nâu, cái mỏ to cũng màu nâu. Vẹt đêm là loài vẹt duy nhất không biết bay. Đôi cánh của nó ngắn, chỉ sử dụng để giữ thăng bằng và đáp xuống mặt đất.
Vẹt đêm có thể đạt chiều cao từ 58cm-63cm và nặng từ 0,9kg-4kg, có lông đốm màu vàng nâu. Nó có đôi mắt màu nâu, cái mỏ to cũng màu nâu. Vẹt đêm là loài vẹt duy nhất không biết bay. Đôi cánh của nó ngắn, chỉ sử dụng để giữ thăng bằng và đáp xuống mặt đất. 
Đúng như tên gọi của nó, vẹt đêm hoạt động về đêm. Nó đậu trên cây hoặc trên mặt đất để ngủ vào ban ngày. Thức ăn ưa thích của vẹt đêm là trái cây, các loại hạt, các loại lá cây, rễ cây, mật hoa và nấm.
Đúng như tên gọi của nó, vẹt đêm hoạt động về đêm. Nó đậu trên cây hoặc trên mặt đất để ngủ vào ban ngày. Thức ăn ưa thích của vẹt đêm là trái cây, các loại hạt, các loại lá cây, rễ cây, mật hoa và nấm. 
Vẹt đêm có khứu giác cực tốt. Kẻ thù trong tự nhiên của nó là đại bàng. Khi vẹt đêm phát hiện ra nguy hiểm, nó sẽ “đóng băng” lại và trở nên “tàng hình” trước kẻ thù. Tuy nhiên, cách lẩn trốn này của vẹt đêm không phát huy hiệu quả đối với một số kẻ thù đánh hơi để tìm thức ăn như mèo, chuột và chồn.
Vẹt đêm có khứu giác cực tốt. Kẻ thù trong tự nhiên của nó là đại bàng. Khi vẹt đêm phát hiện ra nguy hiểm, nó sẽ “đóng băng” lại và trở nên “tàng hình” trước kẻ thù. Tuy nhiên, cách lẩn trốn này của vẹt đêm không phát huy hiệu quả đối với một số kẻ thù đánh hơi để tìm thức ăn như mèo, chuột và chồn. 
Mùa giao phối của vẹt đêm diễn ra từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Vẹt cái thường đẻ từ 1-2 quả trứng và trứng sẽ nở sau 30 ngày. Vẹt đực sẽ không chăm sóc con cái. Vẹt con sẽ sẵn sàng rờ tổ khi nó được 10 -12 tuần tuổi những vẫn phải sống phụ thuộc vào vẹt mẹ ít nhất một vài tháng nữa.
 Mùa giao phối của vẹt đêm diễn ra từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Vẹt cái thường đẻ từ 1-2 quả trứng và trứng sẽ nở sau 30 ngày. Vẹt đực sẽ không chăm sóc con cái. Vẹt con sẽ sẵn sàng rờ tổ khi nó được 10 -12 tuần tuổi những vẫn phải sống phụ thuộc vào vẹt mẹ ít nhất một vài tháng nữa.
Vẹt đêm tiếp tục sinh sản cứ sau 2- 5 năm khi nguồn thức ăn dồi dào. Vẹt đêm có thể tồn tại hơn 90 trong môi trường tự nhiên.
Vẹt đêm tiếp tục sinh sản cứ sau 2- 5 năm khi nguồn thức ăn dồi dào. Vẹt đêm có thể tồn tại hơn 90 trong môi trường tự nhiên. 

Điểm danh 5 loài nhảy “siêu” nhất giới thế giới động vật

(Kiến Thức) - Cùng điểm danh những “vận động viên” nhảy cao, nhảy xa cừ khôi nhất thế giới động vật!

Bọ chét chim. Bọ chét chim được mệnh danh là “vận động viên nhảy cao xuất sắc nhất thế giới động vật” với khả năng nhảy cao gấp 200 lần chiều dài cơ thể chúng và nhảy xa 150 lần chiều cao cơ thể. Thật đáng kinh ngạc phải không nào?

Bọ chét chim. Bọ chét chim được mệnh danh là “vận động viên nhảy cao xuất sắc nhất thế giới động vật” với khả năng nhảy cao gấp 200 lần chiều dài cơ thể chúng và nhảy xa 150 lần chiều cao cơ thể. Thật đáng kinh ngạc phải không nào? 

Ếch cây. Cũng góp mặt trong danh sách những “siêu sao” nhảy cao phải kể đến loài ếch cây. Nó có khả năng nhảy được khoảng cách gấp 150 lần chiều dài cơ thể, tương đương với việc một người nhảy một quãng đường dài bằng con tàu Titanic.

Ếch cây. Cũng góp mặt trong danh sách những “siêu sao” nhảy cao phải kể đến loài ếch cây. Nó có khả năng nhảy được khoảng cách gấp 150 lần chiều dài cơ thể, tương đương với việc một người nhảy một quãng đường dài bằng con tàu Titanic. 


Nhện nhảy. Với khả năng nhảy một quãng đường dài gấp 100 lần chiều dài cơ thể, nhện nhảy xứng đáng đứng ở vị trí thứ 3 trong danh sách những “vận động viên” nhảy cừ khôi nhất thế giới động vật.

Nhện nhảy. Với khả năng nhảy một quãng đường dài gấp 100 lần chiều dài cơ thể, nhện nhảy xứng đáng đứng ở vị trí thứ 3 trong danh sách những “vận động viên” nhảy cừ khôi nhất thế giới động vật. 


Châu chấu. Châu chấu là loài côn trùng phổ biến. Châu chấu cái thường to hơn châu chấu đực, với cơ quan đẻ trứng ngắn. Đặc biệt, ít ai nghĩ rằng loài vật nhỏ bé này lại có thể nhảy xa gấp 20 lần chiều dài cơ thể nó, tương đương với việc một người có thể nhảy từ đầu sân đến cuối sân bóng rổ.
 Châu chấu. Châu chấu là loài côn trùng phổ biến. Châu chấu cái thường to hơn châu chấu đực, với cơ quan đẻ trứng ngắn. Đặc biệt, ít ai nghĩ rằng loài vật nhỏ bé này lại có thể nhảy xa gấp 20 lần chiều dài cơ thể nó, tương đương với việc một người có thể nhảy từ đầu sân đến cuối sân bóng rổ.
Ve sầu Froghopper. Ve sầu Froghopper chỉ dài 6mm, nhưng có thể phóng mình xa tới 70cm vào không trung. Loài này cũng vinh dự được xuất hiện trong cuốn sách ghi nhận các kỉ lục của động vật với khả năng nhảy xuất chúng trong giới côn trùng.

Ve sầu Froghopper. Ve sầu Froghopper chỉ dài 6mm, nhưng có thể phóng mình xa tới 70cm vào không trung. Loài này cũng vinh dự được xuất hiện trong cuốn sách ghi nhận các kỉ lục của động vật với khả năng nhảy xuất chúng trong giới côn trùng.