Bí kíp nào để "sống ảo" thành công trên Instagram?

Công thức nào để tạo ra một tài khoản mạng xã hội khắc chủ nhân là người "giàu sang và hạnh phúc"? Hãy theo chân Amalia Ulman, hotgirl "sống ảo" trên Instagram và sẽ viết sách kể về nhu cầu được nổi tiếng trên mạng xã hội.

Những hình ảnh "ngụy tạo" Amalia Ulman đưa lên Instagram - Ảnh chụp màn hình
Những hình ảnh "ngụy tạo" Amalia Ulman đưa lên Instagram - Ảnh chụp màn hình 
Trên mạng xã hội, Ulman xây dựng hình tượng như một người phụ nữ trẻ lạc quan, theo đuổi sự nghiệp và giấc mơ của mình tại thành phố Los Angeles. Cô tự đưa bản thân mình vào một nhân vật bán hư cấu, dựa theo hình mẫu những "hot girls" trên Instagram.
Amalia Ulman sành điệu và yêu đời như bao mỹ nhân khác trên Instagram.
Bốn năm "diễn" trên Instagram
Nhưng đằng sau đó là một thí nghiệm xã hội trong dự án kéo dài 4 năm, bằng một loạt hoạt động cá nhân trên mạng xã hội với chủ đề "Con người, ai cũng muốn nổi tiếng…".
Ngày 5-8, Amalia Ulman sẽ xuất bản cuốn sách Excellences and Perfections (Tạm dịch: Xuất sắc và hoàn hảo) với đầy đủ những bí kiếp "sống ảo" trên mạng xã hội.
Trả lời CNN, Ulman khẳng định sở thích của mình là chụp ảnh, diễn trước khung hình, và rằng Instagram là nơi thích hợp nhất để phô bày những điều đó.
Đã là những phụ nữ "hot girls" như vậy thì thường, nội dung đăng tải nhất định phải lung linh theo công thức phải giàu có, sung túc, phải trẻ đẹp, da phải trắng.
Tất cả nội dung đưa lên đều nhằm mục đích chứng tỏ ta đây không hề cô đơn, và chứng tỏ cá tính trước hàng chục ngàn người dõi.
Kết quả Ulman có hàng ngàn lượt "follow" từ những người dõi theo chặng đường của cô. Trong 5 tháng, cô có 90.000 người theo dõi.
Và cô gái 29 tuổi này thừa nhận tất cả những gì đăng lên Instagram đều là diễn.
Hotgirl phải "lạc quan và lung linh"
Mọi thứ bắt đầu theo cách rất thông thường. Muốn lạc quan thì phải thế nào? Phải nhìn đời thật đẹp. Không khí mát quá. Con người ở đây thân thiện quá. Thức ăn ngon quá. Ồ, tuần mới đã lại đến, sẵn sàng đón nhận thôi. Những đoạn mô tả (caption) như thế được viết lên kèm theo ảnh đẹp, điển hình như: "Lại một ngày nắng đẹp nữa tại L.A (Los Angeles) aaaaaahhhhh. Tôi yêu cuộc đời quá đi".
Rồi, Ulman chia tay bạn trai. Thế là, một người "lạc quan" thì phải viết thế này: "Đừng buồn khi tất cả chấm dứt, hãy cười vì nó đã bắt đầu".
Thế là Ulman tiếp diễn câu chuyện của mình bằng kịch bản một người phụ nữ tự tin, mạnh mẽ vượt qua đau thương chất đầy của một chuyện tình tan vỡ.
Người phụ nữ ấy phải thế nào? Cô đăng những tấm ảnh chụp "selfie" gợi cảm của mình trước gương, đưa thông điệp "thả thính", tranh luận về nâng ngực, và đăng những video lấy nước mắt người xem.
Cô đã vượt qua chuyện tình buồn bằng yoga, bánh mì nướng bơ. Lẫn giữa những tấm hình chụp tự sướng và những đoạn văn truyền cảm hứng, là những tấm hình đẹp lung linh về trái cây và những đóa hoa.
Ai cũng có nhu cầu nổi tiếng
Bộc bạch của Ulman có thể mang tới cho giới truyền thông, học giả, giới quan sát những cái nhìn cận cảnh hơn về hiệu ứng xã hội thông qua mạng xã hội. Nhưng có lẽ nó sẽ khiến không ít những "followers" của cô cảm thấy bị xúc phạm.
Dù sao đi nữa, phản ứng ấy cũng không nằm ngoài dự tính của Ulman. Cô mong muốn lấy đó làm một thí nghiệm xã hội để giải phóng hiện thực khỏi chính các nền tảng mạng xã hội, muốn lật bộ mặt thật của nhu cầu được nổi tiếng.
"Vấn đề là mọi người đều có nhu cầu được làm người nổi tiếng. Trước đây chỉ những người hoạt động trong ngành nghệ thuật, giải trí mới đòi hỏi phải đối diện với một số vấn đề nhất định, thì nay tất cả đều phải học kỹ năng trở thành một người nổi tiếng dù trong phạm vi nhỏ. Họ phải học cách xuất hiện, học cách nhận thức, điều vốn là một điều rất nguy hiểm".

Giả mã bí mật về sa mạc nóng nhất thế giới

(Kiến Thức) - Sa mạc nóng nhất thế giới Sahara nổi tiếng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hoang vu. Tuy nhiên, đây là nơi sinh sống của khoảng 2 triệu người. Nhiều bí mật thú vị về sa mạc này đã được giới chuyên gia giải mã.

Sahara là sa mạc nóng nhất thế giới. Nhiệt độ cao kỷ lục của Sahara được ghi nhận ở Azizia, Libya năm 1922, lên tới 57,7 độ C.
Sahara là sa mạc nóng nhất thế giới. Nhiệt độ cao kỷ lục của Sahara được ghi nhận ở Azizia, Libya năm 1922, lên tới 57,7 độ C.  

Cuộc đời vợ cũ cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela qua ảnh

(Kiến Thức) - Madikizela Mandela, nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc và là vợ cũ của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, vừa qua đời ở tuổi 81. Trong cuộc đời của mình, bà đã đấu tranh vì quyền lợi của những người da màu Nam Phi.

Vợ cũ của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Madela, bà Madikizela Mandela, vừa qua đời hôm 2/4 sau thời gian dài lâm bệnh vì tuổi cao sức yếu. Bà được biết đến là nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc nổi tiếng ở Nam Phi. Ảnh: The Star.
 Vợ cũ của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Madela, bà Madikizela Mandela, vừa qua đời hôm 2/4 sau thời gian dài lâm bệnh vì tuổi cao sức yếu. Bà được biết đến là nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc nổi tiếng ở Nam Phi. Ảnh: The Star.

Được biết, trong thời gian ông Mandela bị bắt giam trước đây, bà Madikizela (Winnie Mandela) đã đấu tranh không ngừng nghỉ để ông được trả tự do cũng như đấu tranh vì quyền lợi của những người da màu Nam Phi. Dưới đây là loạt ảnh ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng trong cuộc đời bà Madikizela. Ảnh: ANA.
 Được biết, trong thời gian ông Mandela bị bắt giam trước đây, bà Madikizela (Winnie Mandela) đã đấu tranh không ngừng nghỉ để ông được trả tự do cũng như đấu tranh vì quyền lợi của những người da màu Nam Phi. Dưới đây là loạt ảnh ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng trong cuộc đời bà Madikizela. Ảnh: ANA.

Bà Winnie Mandela kết hôn cùng ông Nelson Mandela năm 1958. Ảnh: Đám cưới của bà Winnie và ông Nelson ở Bizana, Nam Phi, năm 1958. Ảnh: Guardian.
 Bà Winnie Mandela kết hôn cùng ông Nelson Mandela năm 1958. Ảnh: Đám cưới của bà Winnie và ông Nelson ở Bizana, Nam Phi, năm 1958. Ảnh: Guardian.

Bà Winnie mặc bộ váy truyền thống khi tham dự phiên tòa xét xử chồng của bà, ông Nelson, ở Pretoria năm 1962. Trong phiên tòa này, ông Nelson đã được tuyên bố vô tội trước cáo buộc xúi giục và rời khỏi Nam Phi một cách bất hợp pháp. Ảnh: AP.
Bà Winnie mặc bộ váy truyền thống khi tham dự phiên tòa xét xử chồng của bà, ông Nelson, ở Pretoria năm 1962. Trong phiên tòa này, ông Nelson đã được tuyên bố vô tội trước cáo buộc xúi giục và rời khỏi Nam Phi một cách bất hợp pháp. Ảnh: AP. 

Bà Winnie khi được cho phép thăm ông Nelson lần đầu tiên trong hai năm. Ảnh: Guardian.
Bà Winnie khi được cho phép thăm ông Nelson lần đầu tiên trong hai năm. Ảnh: Guardian. 

Vợ cũ của ông Mandela trong thời gian sống lưu vong ở Brandfort năm 1977. Ảnh: Getty Images.
 Vợ cũ của ông Mandela trong thời gian sống lưu vong ở Brandfort năm 1977. Ảnh: Getty Images.

Bà Winnie vừa có bài phát biểu tại đám tang của một thanh niên 19 tuổi bị quản ngục đâm chết ở Brandfort năm 1985. Ảnh: AP.
 Bà Winnie vừa có bài phát biểu tại đám tang của một thanh niên 19 tuổi bị quản ngục đâm chết ở Brandfort năm 1985. Ảnh: AP.

Bà Winnie xuất hiện sau khi các cáo buộc chống lại bà bị hủy bỏ năm 1986. Ảnh: Guardian.
Bà Winnie xuất hiện sau khi các cáo buộc chống lại bà bị hủy bỏ năm 1986. Ảnh: Guardian. 

Winnie Mandela giơ tay khi tham dự lễ tang của 17 người da màu thiệt mạng trong một vụ bạo động ở Johannesburg năm 1986. Ảnh: AP.
 Winnie Mandela giơ tay khi tham dự lễ tang của 17 người da màu thiệt mạng trong một vụ bạo động ở Johannesburg năm 1986. Ảnh: AP.

Bà Winnie “hội ngộ” với Coretta Scott King, vợ của nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi Martin Luther King Jr, ở Soweto năm 1986. Ảnh: Guardian.
 Bà Winnie “hội ngộ” với Coretta Scott King, vợ của nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi Martin Luther King Jr, ở Soweto năm 1986. Ảnh: Guardian.

Bà Winnie thông báo kế hoạch tổ chức một buổi hòa nhạc ngoài trời gần Soweto để kỷ niệm ngày sinh nhật lần thứ 70 của chồng bà năm 1988. Ảnh: AP.
 Bà Winnie thông báo kế hoạch tổ chức một buổi hòa nhạc ngoài trời gần Soweto để kỷ niệm ngày sinh nhật lần thứ 70 của chồng bà năm 1988. Ảnh: AP.

Vợ chồng ông Mandela nắm tay nhau rời khỏi nhà tù Victor Verster và vẫy chào đám đông vào năm 1990 ở Paaarl, Nam Phi. Ảnh: Getty.
Vợ chồng ông Mandela nắm tay nhau rời khỏi nhà tù Victor Verster và vẫy chào đám đông vào năm 1990 ở Paaarl, Nam Phi. Ảnh: Getty. 

Ông bà Mandela đi dạo trong khu vườn ở Cape Town một ngày sau khi ông Mandela được phóng thích năm 1990. Ảnh: Getty.
 Ông bà Mandela đi dạo trong khu vườn ở Cape Town một ngày sau khi ông Mandela được phóng thích năm 1990. Ảnh: Getty.

Vợ chồng cựu Tổng thống Mandela chơi đùa với cháu, Bambata, tại nhà ở Soweto năm 1990. Ảnh: Getty.
 Vợ chồng cựu Tổng thống Mandela chơi đùa với cháu, Bambata, tại nhà ở Soweto năm 1990. Ảnh: Getty.

Bà Winnie bị bắt giữ trong lúc tham gia biểu tình ở Johannesburg để kêu gọi phóng thích các tù nhân tuyệt thực năm 1991. Ảnh: Getty.
 Bà Winnie bị bắt giữ trong lúc tham gia biểu tình ở Johannesburg để kêu gọi phóng thích các tù nhân tuyệt thực năm 1991. Ảnh: Getty.

Winnie Mandela xuất hiện tại tòa án tối cao ở Johannesburg năm 1991. Ảnh: Guardian.
 Winnie Mandela xuất hiện tại tòa án tối cao ở Johannesburg năm 1991. Ảnh: Guardian.

Winnie Mandela giơ tay khi rời khỏi tòa án. Bà dính vào bê bối pháp lý với 43 cáo buộc lừa đảo và 25 cáo buộc trộm cắp tài sản công. Ảnh: AP.
 Winnie Mandela giơ tay khi rời khỏi tòa án. Bà dính vào bê bối pháp lý với 43 cáo buộc lừa đảo và 25 cáo buộc trộm cắp tài sản công. Ảnh: AP.

Bà Winnie tham dự buổi lễ nhằm vinh danh cựu Tổng thống Mandela tại Công viên Tự do ở Pretoria năm 2009. Được biết, bà Winnie và ông Nelson ly thân từ năm 1992 và chính thức ly dị năm 1996. Ảnh: Getty Images.
 Bà Winnie tham dự buổi lễ nhằm vinh danh cựu Tổng thống Mandela tại Công viên Tự do ở Pretoria năm 2009. Được biết, bà Winnie và ông Nelson ly thân từ năm 1992 và chính thức ly dị năm 1996. Ảnh: Getty Images.

Bà Winnie nắm tay Tổng thống Nam Phi khi đó là ông Jacob Zuma trong phiên khai mạc hội nghị chính sách ANC ở Johannesburg năm 2017. Ảnh: Getty.
Bà Winnie nắm tay Tổng thống Nam Phi khi đó là ông Jacob Zuma trong phiên khai mạc hội nghị chính sách ANC ở Johannesburg năm 2017. Ảnh: Getty.