Bi kịch cô gái Pakistan tưởng lấy được chồng giàu ở Trung Quốc

Cha mẹ của Rabia Kanwal cảm thấy rất yên tâm sau khi đã gả cô cho một gia đình Trung Quốc giàu có theo đạo Hồi, với hi vọng con gái có tương lai tốt đẹp hơn, nhưng cô gái lại có linh cảm xấu.

“Tôi không cảm thấy hào hứng”, Kanwal, 22 tuổi, sống trong khu nghèo khó ở Gujranwala, Punjab phía đông Pakistan, nói trên New York Times. “Tôi linh tính có điều chẳng lành”.
Bi kich co gai Pakistan tuong lay duoc chong giau o Trung Quoc
 Kanwal đã mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn khi lấy chồng Trung Quốc .
Cuộc hôn nhân chóng vánh
Hôn nhân do gia đình sắp đặt khá phổ biến ở Pakistan, nhưng trường hợp của Kanwal có phần đặc biệt vì cô lấy chồng ngoại quốc. Chú rể Trung Quốc tự giới thiệu là chủ trang trạigiàu có, gặp gia đình Kanwal khi đang ở Pakistan khi đang đi du lịch.
Trước sự hối thúc của bố mẹ, Kanwal chấp nhận cưới. Khi chuyển đến Trung Quốc với chồng vào tháng 2, cô phát hiện sự thật rằng Zhang là một nông dân nghèo. Người chồng của Kanwal cũng không phải người Hồi giáo. Với sự giúp đỡ của Đại sứ quán Pakistan, Kanwal về nước và làm thủ tục ly dị.
Nhưng không phải ai cũng được suôn sẻ như Kanwal. Dư luận Pakistan thời gian qua chấn động về thông tin có tới 150 cô gái bị lừa sang Trung Quốc, một số bị ép hành nghề mại dâm.
Chính phủ Pakistan đã bắt giữ những kẻ môi giới trong đường dây môi giới hôn nhân nói trên, bao gồm khoảng hai chục người Trung Quốc và Pakistan.
Đại sứ quán Trung Quốc phủ nhận việc cô dâu Pakistan bị ngược đãi ở Trung Quốc. “Cả Pakistan và Trung Quốc nên nghiêm túc hành động trước các bằng chứng cho thấy phụ nữ và trẻ em gái Pakistan có nguy cơ trở thành nô lệ tình dục”, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) viết.
Cảnh sát Pakistan bắt giữ những người Trung Quốc liên quan đến đường dây môi giới cô dâu Pakistan.
Các điều tra viên Pakistan cho biết đàn ông Trung Quốc trả tiền cho môi giới để cưới phụ nữ ở đây. Họ cũng trả tiền cho đám cưới, và còn trả cho gia đình các cô gái hàng ngàn USD.
“Cha mẹ tôi nói con gái hàng xóm đang hạnh phúc bên Trung Quốc, nên tôi cũng sẽ như vậy”, Kanwal nói.
Cô cho biết mình gặp chồng tại văn phòng môi giới ở Islamabad, nơi có nhiều đàn ông Trung Quốc và phụ nữ Pakistan khác. Người chồng nói với Kanwal anh là người Hồi giáo.
Nhưng cô Kanwal không hề thấy anh ta cầu nguyện, ngay cả khi họ đến thánh đường Faisal nổi tiếng.
Lừa dối để mong lấy được vợ
Vào tháng hai, sau đám cưới, họ bay đến Urumqi, thủ phủ của vùng Tân Cương phía tây Trung Quốc. Sau khi quá cảnh, họ bay đến tỉnh Hà Nam ở miền Trung Trung Quốc.
Sau bốn giờ lái xe qua cánh đồng lúa mì và ngô, họ đến một ngôi làng ở tỉnh Sơn Đông, nơi cô tận mắt chứng kiến trang trại nuôi vịt của chồng. Đó không phải trang trại rộng lớn của người chủ giàu có mà cô mường tượng, mà là trang trại nhỏ, nơi chồng cô sống cùng cha mẹ và anh em trai.
Bi kich co gai Pakistan tuong lay duoc chong giau o Trung Quoc-Hinh-2
 Kanwal đã trở về nước và làm đơn ly dị người chồng Trung Quốc.
“Họ thậm chí không phải người Hồi giáo. Anh ấy đã lừa dối ngay từ đầu”, Kanwal nói. “Gia đình thậm chí không có phòng tắm tử tế trong nhà. Tôi chỉ còn biết khóc”.
Zhang nói mình đã trả khoảng 14.500 USD cho người môi giới Trung Quốc và đến Pakistan cuối năm ngoái với hi vọng mang về một cô dâu.
Anh cho biết đã thích Kanwal khi mới gặp cô. Nhưng anh thẳng thắn với cô rằng anh cải đạo sang Hồi giáo chỉ trên giấy tờ và không phải tín đồ thực sự.
Kanwal nói bị chồng nhốt trong phòng tới hai ngày để buộc phải ở lại, nhưng Zhang khăng khăng phủ nhận. Cô tìm cách gửi email cho Đại sứ quán Pakistan. Cảnh sát Trung Quốc sau đó tới đưa cô đi. Kanwal trở về nước ngay sau đó.
Kanwal nói 8 ngày ở Trung Quốc là điều “kinh khủng và không thể tưởng tượng nổi”. “Mỗi ngày tôi cầu nguyện hàng giờ, mong được trở về nước”, Kanwal nói. Mới đây, Kanwal nộp đơn ly hôn ở tòa án gia đình ở Gujranwala. Trong đó, cô viết rằng Zhang đã ép cô làm những hành vi “vô đạo đức” và rằng mình “thà chết còn hơn sống với người chồng như vậy”.
Trong khi đó, mẹ của Zhang, người ngoài 60 tuổi, nói mình đã cố hết sức chiều lòng con dâu: “Tôi xào gà và làm trứng ốp-la cho cô ấy, nhưng tôi làm gì cô ấy cũng không chịu ăn”.
“Ở đây không còn phụ nữ”, mẹ của Zhang giải thích vì sao đàn ông phải sang nước ngoài tìm vợ. “Trước đây, chúng tôi không được phép có thêm con, vì vậy mọi người đều muốn con trai”.

CNN: Quan chức Triều Tiên “bị xử tử” vẫn còn sống

Nhà ngoại giao cấp cao Triều Tiên mà một tờ báo Hàn Quốc nói đã bị xử bắn vẫn còn sống và đang bị giam giữ để điều tra, theo một số nguồn thạo tin.

Các nguồn tin của CNN cho hay ông Kim Hyok Chol, đặc phái viên của Triều Tiên tại Mỹ, đang bị điều tra vì vai trò trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều hồi tháng 2. Hội nghị kết thúc mà hai bên không đạt được thỏa thuận, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột bỏ về sớm.

YouTube trở thành điểm tụ họp của những kẻ ấu dâm?

Một nhóm nghiên cứu phát hiện hệ thống đề xuất tự động của YouTube đang tập hợp các video trẻ em và giới thiệu chúng cho những người có xu hướng ấu dâm.

Christiane C. không lo nghĩ gì khi cô con gái 10 tuổi và một người bạn đăng tải đoạn video chúng đang chơi ở bể bơi.

Hàng trăm phụ nữ Myanmar bị bán làm nô lệ tình dục ở Trung Quốc

Các nhà chức trách ở Trung Quốc và Myanmar đang gặp thách thức trong việc ngăn chặn nạn buôn phụ nữ trẻ từ vùng Kachin của Myanmar sang Trung Quốc làm nô lệ tình dục, theo báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW).

Báo cáo được công bố ngày 21.3 cho biết phụ nữ thường bị lừa đến Trung Quốc với lời hứa cung cấp việc làm hoặc bị bắt cóc để bán làm cô dâu cho đàn ông Trung Quốc.