Bị cáo nào nhận được nhiều “ưu ái” nhất trong vụ án Đinh La Thăng?

(Kiến Thức) - Không chỉ một mà nhiều bị cáo trong vụ án Đinh La Thăng lên tiếng xin xem xét lại hình phạt với Lê Đình Mậu - nguyên phó trưởng Ban QLDA điện lực dầu khí Thái Bình 2, trong đó gồm cả Nguyễn Xuân Sơn và Ninh Văn Quỳnh.

Đó thực sự là một điều lạ lùng, bởi trong tuần đầu xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm, điều người ta thấy nhiều nhất là cảnh các bị cáo “đổ tội” cho nhau, thậm chí là chỉ trích lẫn nhau giữa phiên tòa. Mà đỉnh điểm là việc bị cáo Lương Văn Hòa - nguyên Giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thẳng thừng phản ứng Trịnh Xuân Thanh: “Anh tự hỏi lương tâm của mình, vì anh hay vì ai mà biết bao nhiêu người phải đứng trước phiên tòa này?”.
Với ông Lê Đình Mậu - nguyên phó trưởng Ban QLDA điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thì khác. Trong phần tự bào chữa hôm 14/1, hàng loạt bị cáo đã đứng lên xin giảm nhẹ tội cho Mậu.
Cụ thể, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn – nguyên Phó TGĐ PVN – người đã mang án tử trong vụ án OceanBank đã nhận trách nhiệm thuộc về mình, không phải là ông Mậu.
"Trong vụ án này, nếu truy tố xét xử bị cáo Lê Đình Mậu - nguyên phó trưởng Ban QLDA điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN với hành vi cho tạm ứng tiền thì không thỏa đáng. Kính mong HĐXX có xem xét đặc biệt đối với anh Lê Đình Mậu, tôi cho rằng trách nhiệm của anh Lê Đình Mậu thuộc về tôi và anh Ninh Văn Quỳnh - nguyên kế toán trưởng PVN", bị cáo Sơn phát biểu tại tòa.
Bị cáo Lê Đình Mậu "là người cẩn thận, chỉnh chu trong công việc, vô tình phạm lỗi".
 Bị cáo Lê Đình Mậu "là người cẩn thận, chỉnh chu trong công việc, vô tình phạm lỗi". 
Không chỉ có bị cáo Nguyễn Xuân Sơn mà bị cáo Ninh Văn Quỳnh khi được HĐXX gọi lên tự bào chữa cũng xin xem xét miễn trách nhiệm đối với bị cáo Mậu vì ông Mậu chỉ là cấp phó, ký quyết định cấp tiền theo sự ủy quyền của ông.
“Anh Mậu giống như là người xuất kho, không nắm được sự việc cũng như khiếm khuyết của hợp đồng 33, xin HĐXX xem xét giảm nhẹ”, bị cáo Quỳnh nói.
Đồng quan điểm với bị cáo Sơn và Quỳnh, trong phần tự bào chữa của mình, bị cáo Phạm Tiến Đạt (cựu Kế toán trưởng Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí - PVC) cũng xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo: Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC), bị cáo Trương Quốc Dũng (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC), bị cáo Lê Đình Mậu (nguyên Phó ban Tài chính kế toán và kiểm toán PVN).
Theo bị cáo Đạt, bị cáo Nguyễn Ngọc Quý vốn không có chuyên môn về tài chính, bị cáo Trương Quốc Dũng không biết nguồn gốc dòng tiền trong tài khoản, bị cáo Lê Đình Mậu là người cẩn thận, chỉnh chu trong công việc, vô tình phạm lỗi.
Có lẽ việc các bị cáo đồng loạt xin giảm nhẹ tội cho Lê Đình Mậu cũng tạo ra tác động không hề nhỏ tới đề nghị mức án do VKSND đưa ra. Trong sáng ngày hôm qua (15/1), rất bất ngờ khi VKS đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho 5 bị cáo, trong đó có ông Lê Đình Mậu. 4 người còn lại gồm: bị cáo Bùi Mạnh Hiển - giám đốc PVC; Lương Văn Hòa - nguyên giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch; Phạm Tiến Đạt - nguyên Kế toán trưởng PVC; Nguyễn Ngọc Quý - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT PVC.
Đại diện VKS cũng đồng thời không bắt buộc các bị cáo Quý, Mậu, Hiển, Đạt liên đới bồi thường thiệt hại hơn 119.8 tỷ đồng trong vụ án. Tuy nhiên đối với những bị cáo còn lại đại diện VKS vẫn giữ nguyên quan điểm luận tội.

Bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh khai gì về hợp đồng EPC 33?

(Kiến Thức) - Trong khi ông Trịnh Xuân Thanh khai rằng không đọc hợp đồng EPC số 33 thì ông Đinh La Thăng cho hay việc chỉ định PVC làm tổng thầu căn cứ vào năng lực.

Sáng ngày 9/1, phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Đinh La Thăng và các đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại PVN và PVC tiếp tục với phần xét hỏi.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh trước giờ vào Tòa.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh trước giờ vào Tòa. 

Tại sao ông Đinh La Thăng bị cách ly khỏi phòng xử án?

Trong phiên xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm, với người làm chứng hoặc khi lời khai bị cáo nếu có xung đột, mâu thuẫn thì HĐXX tạm thời cho cách ly khỏi phòng xử.

Tại phiên tòa sơ thẩm ông Đinh La Thăng và đồng phạm diễn ra từ ngày 8/1 và dự kiến kéo dài khoảng 2 tuần, có 22 bị cáo được đưa ra xét xử trong vụ án xảy ra tại Công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Với người làm chứng hoặc khi lời khai của các bị cáo nếu có xung đột, mâu thuẫn thì Hội đồng xét xử tạm thời cho cách ly khỏi phòng xử án. Trong ảnh: Khu vực cách ly bị cáo.
 Tại phiên tòa sơ thẩm ông Đinh La Thăng và đồng phạm diễn ra từ ngày 8/1 và dự kiến kéo dài khoảng 2 tuần, có 22 bị cáo được đưa ra xét xử trong vụ án xảy ra tại Công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Với người làm chứng hoặc khi lời khai của các bị cáo nếu có xung đột, mâu thuẫn thì Hội đồng xét xử tạm thời cho cách ly khỏi phòng xử án. Trong ảnh: Khu vực cách ly bị cáo.

Vì sao Đinh La Thăng “ép” cấp dưới đẩy tiến độ dự án nhà máy Nhiệt điện TB2 ?

(Kiến Thức) - Bị cáo Đinh La Thăng phân trần đây là dự án cấp bách, Chính phủ yêu cầu khởi công trong quý 1/2009 nên mới ép cấp dưới thực hiện đẩy nhanh tiến độ .

Trong phiên xét xử bị cáo Đinh La Thăng cùng các đồng phạm chiều nay (9/1), sau khi HĐXX mời các bị cáo, nhân chứng lên trả lời, đối chất lời khai, thì phiên tòa tiếp tục diễn ra với các luật sư xét hỏi bị cáo.
Các luật sư xét hỏi các bị cáo trong phiên xét xử chiều ngày 9/1.
 Các luật sư xét hỏi các bị cáo trong phiên xét xử chiều ngày 9/1.