Bí ẩn trong ‘lò’ sản xuất biển xe công vụ giả giá… bèo

Núp bóng điểm sửa chữa xe n máy tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành thuộc miền Trung, nhiều cơ sở lén lút  bán các loại biển số xe ôtô giả.

Trần Nhật Duật (Hoàn Kiếm, Hà Nội) – con đường nổi tiếng được giới xe cộ truyền tai nhau về khả năng cung cấp biển xe giả, nằm khuất dưới chân cầu Chương Dương. Nơi đây từ lâu đã tồn tại hàng chục cửa hàng chuyên cung cấp biển số xe máy, ô tô theo nhu cầu của khách.
Theo đó, những người bị mất biển số xe, thích biển số đẹp hay có bất cứ mục đích nào khác chỉ cần bỏ ra từ 300 - 400 nghìn đồng là có thể "tậu" ngay được một chiếc biển trắng giả như mong muốn.
Trên phố Trần Nhật Duật, giá một chiếc biển xanh khoảng 1 triệu đồng.
 Trên phố Trần Nhật Duật, giá một chiếc biển xanh khoảng 1 triệu đồng.
Tại đây, cũng không khó để khách có thể “sở hữu” những loại biển xanh của Bộ Công an nếu có nhu cầu. Tuy nhiên, giá phải trả cho chúng thường đắt gấp 2 đến 3 lần biển thường, có thể lên đến hơn 1 triệu đồng/biển.
Theo tiết lộ của người bán, giá các loại biển này cao hay thấp đều phụ thuộc vào chất lượng màu sơn và chất lượng con dấu.
Để mục sở thị loại hình buôn bán công khai này, chúng tôi vào vai tài xế cho một sếp lớn trong ngành Công an đang có nhu cầu tìm mua một chiếc biển xanh giả, vì xe vừa bị kẻ gian “nhảy” mất biển.
Đánh xe lượn lờ dọc đường Trần Nhật Duật, từ phía gầm cầu vượt Chương Dương đến khu vực ga Hà Nội, các cửa hàng kinh doanh mặt hàng này mọc lên san sát nhau.
Tuy nhiên, nếu không được mách nước từ trước, chúng tôi không biết được đây là nơi nổi tiếng cung cấp biển số giả. Bởi để bịt mắt cơ quan chức năng, phần lớn những cửa hàng này đều núp bóng dưới một cơ sở sửa chữa xe gắn máy, bên trên treo những tấm biển nhận đánh số nhà màu xanh.
Vừa đỗ xe trước cửa quán sửa xe số 46 Trần Nhật Duật, 2 thanh niên mặc quần lửng, áo cộc tay xộc ra, nhanh nhảu hỏi: “Làm biển không anh? Chỗ em làm nhanh và giá rẻ lắm”.
Để tránh “cò mồi” nghi ngờ, tôi giả bộ ngây ngô hỏi: “Có làm biển ô tô không em?”. “Có” - một thanh niên đáp.
Không đợi chúng tôi hỏi gì thêm, thanh niên này dẫn chúng tôi vào trong căn phòng rộng chừng chưa đến 3m2 để tiện việc… bàn bạc.
Đặt vấn đề muốn mua một chiếc biển ôtô giả cho người thân bị mất, dù chưa biết chúng tôi cần loại biển nào, thanh niên này đã đon đả giới thiệu: “Anh thích làm biển như thế nào? Đẹp hay xấu? Chỗ em làm giá rẻ và đảm bảo anh ạ. Anh làm loại xịn luôn nhé!”.
Thấy chúng còn mù mờ về khái niệm biển “xịn”, người thanh niên này tận tình giải thích: “Biển xịn là loại có quốc huy dập chìm, có phản quang đầy đủ, Công an có kiểm tra cũng không thể phát hiện ra”.
Vừa nói, thanh niên này vừa cầm ra 2 loại biển ra. Anh ta để chúng lên một chiếc ghế, ngay trước mặt chúng tôi, sau đó, cầm chiếc điện thoại hiệu Iphone 5 lên chụp ảnh.
Chụp xong, thanh niên này chìa ảnh ra và nói: “Biển xịn là cái phản quang nhìn rõ nét, còn biển đểu là biển nhìn tối hơn. Khi anh đi xe ban đêm, thì chiếc biển xịn nhìn rõ nét hơn, Công an người ta khỏi nghi”.
Ngắm nghía một lúc đôi biển trắng, chúng tôi ra vẻ hài lòng. Cuối cùng chúng tôi vào thẳng vấn đề là muốn tìm loại biển “xanh” của Bộ Công an.
Thanh niên này nhìn chúng tôi, tâm lý e dè. Nhưng sau vài phút suy nghĩ, anh ta đồng ý và nói: “Biển xanh em làm được, nhưng giá cao hơn biển thường. Giá biển trắng là 500.000 đồng/1 chiếc, thì biển xanh là 1.000.000 đồng/1 chiếc”.
Thấy chúng tôi nhìn nhau, ngần ngừ về giá cả, thanh niên này liền “chốt hạ”: “Nếu anh đồng ý làm, em lấy đúng 900.000 đồng/1 chiếc. Làm thế là em mất tiền công rồi đấy, nhưng anh em mình còn làm ăn với nhau nhiều”.
Chúng tôi gật đầu đồng ý, cậu thanh niên này vội vàng lấy ra một quyển sổ ghi chép và hỏi chúng tôi làm biển số bao nhiêu? Loại gì? Xịn hay đểu?... Chúng tôi yêu cầu làm biển 80AXXX loại xịn nhất và thanh niên này đồng ý ngay lập tức.
Trong lúc viết giấy, tôi bắt chuyện và lân la hỏi xem có thể làm được biển đỏ hay không? Thanh niên này luyến thắng và khăng khăng, biển xanh còn làm được thì biển “đỏ” chẳng có lí do gì là không làm được. “Biển tứ quý, phong thủy em làm được hết” – anh ta khẳng định.
Miệng nói, tay viết số biển, chàng thanh niên không quên tôi đặt cọc trước 400.000 đồng để “lấy chỗ đi lại” và hẹn tôi 11h trưa hôm sau quay lại lấy.
Đúng hẹn, ngày hôm sau chúng tôi có mặt tại địa chỉ trên để nhận “hàng”. Sau khi yêu cầu chúng tôi thanh toán số tiền còn lại, chàng thanh niên chìa một chiếc biển xanh như chúng tôi yêu cầu và nói: “Các bác cứ kiểm tra kỹ. Thấy ổn lần sau ai có nhu cầu làm biển, bác giới thiệu tới chỗ bọn em”.
Không riêng gì chúng tôi, ngay bên cạnh, một vài khách hàng cũng đang dò hỏi để làm biển. Nghe phong thanh, những khách hàng trẻ tuổi đến đặt biển xe máy “tứ quý” và “phong thủy”.
Sau vài phút “trao đổi kín”, những vị khách này cũng quyết định đặt cọc lại tiền và không quên dặn chủ quán làm càng nhanh càng tốt để mai còn có biển "chạy" với bạn bè cho... sang.

Thông tin chính thức vụ ngạt khí lò vôi ở Thanh Hóa

Trưa 2/1, Công an tỉnh Thanh Hóa đã có thông tin chính thức về vụ ngạt khí lò vôi, khiến 8 người chết, 1 người bị thương tại khu lò vôi xã Hoàng Giang.

Theo đó, khoảng 16h30 ngày 1/1/2016, tại cơ sở sản xuất vôi (lò đốt đá vôi bằng than) của gia đình ông Lê Văn Thong (SN 1959) và vợ là Lê Thị Nguyên (SN 1963), thôn 1, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, xảy ra vụ tai nạn lao động ngạt khí lò vôi, hậu quả làm 8 người chết, 1 người bị thương.

Ngay sau khi nhận được tin báo, Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, Giám đốc Công an tỉnh đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo các lực lượng chức năng nhanh chóng xử lý vụ việc. Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo Cơ quan CSĐT Công an tỉnh phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ tiến hành các hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, điều tra làm rõ vụ việc.

Thong tin chinh thuc vu ngat khi lo voi o Thanh Hoa
 Chiếc lò vôi oan nghiệt đã cướp mất 8 mạng người.

Kết quả điều tra ban đầu xác định: Gia đình ông Lê Văn Thong và bà Lê Thị Nguyên là chủ cơ sở sản xuất vôi thủ công, có thuê ông Phạm Văn Tuyên, SN 1963, ở thôn 1 xã Hoàng Giang, Nông Cống làm công nhân kỹ thuật.

Khoảng 14h30 ngày 1/1, khi đã xếp được 2/3 nguyên liệu (đá và than) vào lò thì ông Thong đốt lửa ở dưới lò, ông Tuyên tiếp tục xếp nguyên liệu ở trên lò cho đầy (đây là quy trình sản xuất vôi được nhân dân áp dụng nhiều năm nay).

Khi đang xếp nguyên liệu thì bất ngờ ông Tuyên ngất, ông Thong hô hoán để mọi người biết, đồng thời lao vào cứu ông Tuyên. Không thấy ông Tuyên và ông Thong ra, những người xung quanh (7 người gồm vợ, con ông Thong và người thân, hàng xóm) chạy vào cứu thì cũng không ra được.

Lúc này nhân dân đã phá hông lò, lấy quạt thổi khí và đưa nạn nhân đi cấp cứu, đến 19h00 cùng này thì 8 nạn nhân đã tử vong, gồm: Ông Lê Văn Thong, (SN 1959), ở thôn 1 xã Hoàng Giang; Lê Thị Mai, (SN 1985), là con gái đầu của ông Thong; Lê Thị Nga, (SN 1990), là con gái thứ hai của ông Thong, hiện đang mang bầu và bà Lê Thị Nguyên, là vợ ông Thong (hiện đang cấp cứu ở bệnh viện), ông Phạm Văn Tuyên, (SN 1963), là người làm công cho ông Thong, ông Nguyễn Đình Hoàn, (SN 1959), anh Hoàng Văn Việt, (SN 1978) đều trú tại thôn 1 xã Hoàng Giang; anh Lê Văn Tân, (SN 1972) và anh Lê Gia Cường, (SN 1986) đều ở đội 9, xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống.

Theo nhận định ban đầu của cơ quan Công an, có nhiều khả năng 9 nạn nhân bị ngộ độc khí CO.

Bước đầu, UBND tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ 5 triệu đồng đối với mỗi nạn nhân tử vong, 3 triệu đồng và miễn hoàn toàn tiền viện phí điều trị tại bệnh viện đối với người bị thương, đồng thời đã bàn giao tử thi cho gia đình mai táng theo phong tục của địa phương.

Hiện, Công an Thanh Hóa đang phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, các ngành chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngày đầu Tết dương: 22 người chết, 25 người bị thương

Trong ngày đầu Tết Dương lịch 1/1/2016 cả nước xảy ra 38 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 22 người, bị thương 25 người.

Thông tin từ Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia cho biết trong ngày Tết Dương lịch 1/1/2016 cả nước xảy ra 38 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 22 người, bị thương 25 người. Tất cả số vụ tai nạn và thương vong đều xảy ra trong lĩnh vực đường bộ. Lĩnh vực đường thủy, đường sắt không xảy ra tai nạn.