Bí ẩn ma mị ở quán cafe 3 cô gái chết oan TP HCM (1)

Trước khi trở thành quán cafe “Căn nhà màu tím”, nơi đó là ngôi biệt thự một tầng từng có 3 cô gái chết oan.

Ngôi biệt thự nằm ở mặt tiền đường QL.50 thuộc địa bàn xã Đa Phước, một xã thị tứ của huyện Bình Chánh TP. Hồ Chí Minh. Ngôi biệt thự này sơn màu tím, rất lãng mạn, chủ nhân của “ngôi biệt thự màu tím” là đôi vợ chồng giàu có với ba cô con gái xinh đẹp liền kề tuổi nhau.
Ba cô gái chết oan cho số đề?
Cả ba cô gái đều thích trang phục màu tím, tóc cô nào cũng dài tha thướt và cài băng-đô màu tím. Sau khi cha mẹ các cô ra nước ngoài sinh sống, trong một lần đi chơi Vũng Tàu trở về thành phố, không may chiếc ô tô chở ba cô bị tai nạn, cả ba chị em đã chết. Từ đó ngôi biệt thự gần như bỏ hoang. Cách đây khoảng 3 năm, bỗng có một người đàn ông tên Phát đến thuê “ngôi biệt thự màu tím”, cải tạo lại làm quán cà phê sân vườn và đặt cho quán cái tên “Căn nhà màu tím”.
Cũng từ ngày đó người dân quanh khu vực bỗng nghe rộ lên tin đồn… 3 cô gái chết oan khuất kia rất linh thiêng, thường hiện hồn về nhập vào xác một phụ nữ cho số đề, ai thành tâm tới quán uống cà phê, mua nhang đèn, trái cây để cúng 3 cô trị giá 100.000 đồng sẽ có cơ may trúng số đề. Thế là cả ngày lẫn đêm, quán cà phê “ Căn nhà màu tím” trở nên tấp nập, không chỉ có thanh niên nam nữ mà cả những người lớn tuổi đổ xô tới quán uống cà phê, lấy số thứ tự chớ tới lượt diện kiến 3 cô nhập xác phàm cho số đề. Tin đồn ngày càng lan rộng, không chỉ người ở địa phương, các quận giáp ranh như quận 6, 7, 8, Bình Tân mà đến người mê tín, nhẹ dạ ở Long An cũng kéo về, khiến quán cà phê “Căn nhà màu tím” trở nên nổi tiếng.
Bi an ma mi o quan cafe 3 co gai chet oan TP HCM (1)
 Quán cà phê ba cô gái chết oan đầy ma mị.
Cách đây không lâu người viết bài này cùng một đồng nghiệp nữ đến địa bàn xã Đa Phước của huyện Bình Chánh hỏi thăm đường đến quán cà phê “Căn nhà màu tím”. Không khó khăn gì để tìm đến địa chỉ trên, bởi quán quá nổi tiếng, người trong khu vực hầu như ai cũng biết, kể cả mấy đứa trẻ con. Khi chúng tôi đến nơi quán đã đông nghịt khách, lướt qua số xe máy dựng kín trong chu vi sân vườn chúng tôi có thể đóan được vào giờ này có khoảng hơn trăm người tới quán uống cà phê, hầu hết là để chờ mua lễ vật, lấy số thứ tự lên lầu cầu nguyện 3 cô nhập xác đồng, xin số đề.
Chúng tôi không có cách chọn lựa nào khác mà phải tự xách hai chiếc ghế chen vào ngồi chung bàn với số người đến trước. Vừa phải “nhập vai” đôi tình nhân đến quán uống cà phê bình thường, vừa phải “diễn” sao cho nhuần nhuyễn hai gương mặt mang vẻ thành kính, pha chút hiếu kỳ, nôn nóng đợi đến lượt “cung tiến” lễ vật viếng 3 cô.
Hên xui tùy ba cô cho số
Khách đông đặc là thế, nhưng khi chúng tôi vừa ngồi xuống liền thấy một thanh niên người tong teo, da ngâm đen, mặt choắt, cặp mắt láo liên tiến đến hỏi giật giọng:
- Uống gì?
Chúng tôi gọi cà phê đá. Gã thanh niên mặt choắt, vẻ gian xảo mang ra hai ly cà phê đá đặt xuống bàn là đòi chúng tôi trả tiền ngay.
- Bao nhiêu?-Tôi hỏi.
- Ba chục. Bộ mới tới lần đầu sao không biết giá?-Gã thanh niên vẻ khó chịu.
Cô bạn đá nhẹ chân tôi làm hiệu rồi dịu lời:
- Chúng tôi nghe đồn 3 cô rất linh nên đến uống cà phê và đợi xin… số đề. Uống cà phê là phụ.
Gã thanh niên cầm tiền, nhìn thẳng vào mặt chúng tôi vẻ dò xét. Khi thấy không có gì khả nghi gã buông giọng:
- Xin số bằng cách cầu cơ, muốn cô cho số phải mua trứng gà, đèn cầy, nước ngọt hoặc cà phê mỗi thứ đều phải mua 3 phần, một bó nhang. Giá 100.000 đồng.
Ngồi chung bàn với chúng tôi có một phụ nữ ăn mặc khá mô-đen, mặt mũi sửa tòan diện, vẻ giàu có, giọng rất đỏng đãnh khoe:
- Nghe nói ba cô linh lắm mà sao tui đi xin số hoài không trúng. Hình như cúng lễ vật không chưa đủ mà còn phải hợp giờ linh, hợp vía nữa kia. Tui theo cả tháng nay rồi, mất cả trăm triệu mà vẫn chưa được cô cho số trúng, toàn số trật không à. Hay là cô thử thách mình?
Một người đàn ông trung niên, mặc áo chim cò, mặt xanh khướt như con nghiện gật gù, giọng chia sẻ:
- Tôi cũng thế, theo hoài mà vẫn chưa được gì. Người ta nói hên xui, chả biết khi nào cô cho mình mình vận hên đây. Nếu xui hoài chắc phải… thế chấp nhà vay ngân hàng nuôi mấy con số quá.
Lúc sau có một người đàn ông trạc 50-52 tuổi từ trên lầu đi xuống, đứng giữa quán nói lớn:
- Ai xin số thì tới quầy mua lễ vật rồi lên lầu. Cô sắp nhập xác cho số rồi.
Còn nữa...

Thăng quân hàm 2 phi công tử nạn vụ Su-22

Liệt sĩ phi công Lê Văn Nghĩa và Liệt sĩ phi công Nguyễn Anh Tú hy sinh trong vụ máy bay Su-22 gặp nạn vừa được truy phong quân hàm trước niên hạn.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vừa có quyết định truy phong quân hàm trước niên hạn với 2 liệt sĩ phi công vụ Su-22 gặp nạn, gồm Liệt sĩ phi công Lê Văn Nghĩa (nguyên Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 937) và Liệt sĩ phi công Nguyễn Anh Tú (nguyên Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn Không quân 937).

Cụ thể Liệt sĩ phi công Lê Văn Nghĩa được truy phong quân hàm trước niên hạn từ Trung tá lên Thượng tá và Liệt sĩ phi công Nguyễn Anh Tú được truy phong quân hàm trước niên hạn từ Đại úy lên Thiếu tá.

Ban Thanh niên Quân đội cũng đã làm thủ tục đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đoàn truy tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm đối với đoàn viên thanh niên, liệt sĩ phi công Nguyễn Anh Tú.

Thang quan ham 2 phi cong tủ nạn vu Su-22
Đặc công người nhái đang trao một thiết bị máy bay Su-22 vừa tìm được cho lực lượng tìm kiếm. Ảnh: Chinhphu.vn 
Theo thông tin từ Quân chủng Phòng không – Không quân: Sáng 3/5, Quân chủng Phòng không – Không quân sẽ phối hợp với Quân khu 7 tổ chức Lễ viếng, truy điệu đối với hai phi công Lê Văn Nghĩa và Nguyễn Anh Tú đã tử nạn trong vụ máy bay Su – 22 gặp nạn tại vùng biển Bình Thuận ngày 16/4, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh). Lễ an táng sẽ được tổ chức tại Nghĩa trang liệt sĩ quê nhà (Hà Nội và Hải Phòng) theo nguyện vọng của gia đình hai phi công.

Ngày 28/4, lực lượng đặc công nước (Lữ đoàn Đặc công nước) đã tìm được bộ phận dẫn đường của máy bay Su-22 và tìm thấy phần thân máy Su-22 mang số hiệu 5857 và thi thể phi công Lê Văn Nghĩa, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937.

Ngày 1/5, Sở Chỉ huy tiền phương tìm kiếm cứu nạn hai máy bay Su-22 mất liên lạc trên vùng biển đảo Phú Quý (Bình Thuận) cho biết, lực lượng tìm kiếm tiếp tục trục vớt được một phần thân máy bay Su-22 và tìm thấy thi thể phi công Nguyễn Anh Tú, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937; đưa về thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận).

Như vậy, sau gần nửa tháng, đến nay lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thi thể hai phi công của hai chiếc Su-22 bị nạn gần đảo Phú Quý.

Như thông tin đã đưa, vào trưa ngày 16/4, hai chiếc máy bay Su-22 của Trung đoàn 937, thuộc Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không - Không quân) đang bay huấn luyện trên vùng biển gần đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận thì mất liên lạc với Sở Chỉ huy lúc 11h30 phút cùng ngày.

Hai phi công gặp nạn là Trung tá Lê Văn Nghĩa, lái máy bay Su-22 số hiệu 5857, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, Sư đoàn 370 và phi công Nguyễn Anh Tú, điều khiển máy bay Su-22 số hiệu 5863, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370.

Chuyển động 24h lố bịch: Biến em bé Syria thành... em bé Nepal

(Kiến Thức) - Chương trình Chuyển động 24h trưa nay gây bức xúc khi "hô biến" em bé được giải cứu trong đống đổ nát ở Syria thành nạn nhân vụ động đất ở Nepal. 

Video chương trình Chuyển động 24h nói về việc "giải cứu em bé Nepal"  trưa 2/5/2015:

Ẩu đả trong quán cà phê, 2 người chết

(Kiến Thức) - Xích mích tại một quán cà phê cóc ven đường, một nhóm người dùng hung khí lao vào ẩu đả túi bụi hậu quả làm 2 người chết.

Ngày 17/12, công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến hai cái chết của anh Nguyễn Ngọc Minh (40 tuổi), ngụ tại Thái Phiên, phường 12, và anh Huỳnh Bình (38 tuổi), phường 9, TP Đà Lạt.
Quán cà phê nơi xảy ra án mạng và đám tang anh Bình
 Quán cà phê nơi xảy ra án mạng và đám tang anh Bình
Ngày 16/12, anh Huỳnh Bình sau một thời gian được Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng tích cực cấp cứu đã tử vong do vết thương trên đầu quá nặng. Trước đó, vào ngày 14/12, anh Nguyễn Ngọc Minh cũng đã tử vong tại tại bệnh viện cũng do chấn thương sọ não.