Bí ẩn Đệ nhất phu nhân Triều Tiên vắng bóng suốt 4 tháng

(Kiến Thức) - Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju, vợ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, vắng bóng trước công chúng kể từ tháng 6/2019, làm dấy lên nhiều đồn đoán đằng sau sự "mất tích" bí ẩn này của bà.

Theo Yonhap, lần gần đây nhất Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju xuất hiện trước công chúng là khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm thủ đô Bình Nhưỡng vào ngày 20-21/6.
Các phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên đã không đưa tin về bà trong tổng cộng 122 ngày. Ngoài ra, bà Ri cũng không xuất hiện bên cạnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong các sự kiện 4 tháng qua.
Bi an De nhat phu nhan Trieu Tien vang bong suot 4 thang
Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju tại sân bay quốc tế Sunan, Bình Nhưỡng, ngày 21/6/2019. Ảnh: Yonhap. 
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên bà Ri "biến mất" khỏi công chúng. Vào năm 2016, bà không xuất hiện suốt khoảng 9 tháng, làm dấy lên đồn đoán rằng bà có thể mang thai hoặc sinh con.
Năm nay bà Ri có 6 lần xuất hiện công khai cho đến tháng 6, bao gồm việc tháp tùng ông Kim trong chuyến thăm Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 1-10/1, tham dự buổi biểu diễn kỷ niệm 71 năm thành lập lực lượng vũ trang Triều Tiên hồi tháng 2 và thăm một trang trại nuôi cá vào tháng 4/2019.

Mời độc giả xem thêm video: Phong cách giản dị nhưng sang trọng của Đệ nhất phu nhân Triều Tiên (Nguồn: VTC9)

Tuy nhiên, theo Yonhap, việc bà Ri vắng bóng trên truyền thông năm nay được coi là điều bất thường. Kể từ khi truyền thông nhà nước Triều Tiên bắt đầu gọi bà là Đệ nhất phu nhân vào năm ngoái, thay vì "đồng chí", bà thường được truyền thông nhắc đến ít nhất mỗi tháng một lần.
Được biết, trong thời gian bà Ri vắng mặt, em gái của ông Kim Jong-un, cô Kim Yo-jong, được nhìn thấy tháp tùng anh trai trong nhiều sự kiện quan trọng.

Hong Kong chìm trong khói lửa, bạo lực tuần thứ 20

(Kiến Thức) - Trong cuộc đụng độ ngày 20/10, người biểu tình quá khích đã ném bom xăng vào đồn cảnh sát ở Tiêm Sa Chủy, sau khi lực lượng an ninh Hong Kong dùng hơi cay và vòi rồng giải tán đám đông trên đường phố.

Hong Kong chim trong khoi lua, bao luc tuan thu 20
Theo Reuters, hàng chục nghìn người đã tham gia vào cuộc biểu tình ở Hong Kong trong tuần thứ 20 liên tiếp, bất chấp lệnh cấm. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Hong Kong chim trong khoi lua, bao luc tuan thu 20-Hinh-2
Trong cuộc đụng độ ngày 20/10, người biểu tình quá khích đã ném bom xăng vào đồn cảnh sát ở Tiêm Sa Chủy, Cửu Long, sau khi lực lượng cảnh sát Hong Kong dùng hơi cay và vòi rồng giải tán đám đông trên đường phố. 

Hong Kong chim trong khoi lua, bao luc tuan thu 20-Hinh-3
 Một số người biểu tình dựng rào chắn trên đường Nathan khi cảnh sát chống bạo động tiến về phía họ.

Hong Kong chim trong khoi lua, bao luc tuan thu 20-Hinh-4
 Hàng trăm người biểu tình tháo chạy khi cảnh sát phun thuốc nhuộm màu xanh.

Hong Kong chim trong khoi lua, bao luc tuan thu 20-Hinh-5
Dọc theo tuyến đường tuần hành, những người biểu tình đã đốt phá các nhà ga điện ngầm và hàng trăm cửa hàng, ném hàng hóa xuống đất. Một số ngân hàng Trung Quốc cũng trở thành mục tiêu bị tấn công. 

Hong Kong chim trong khoi lua, bao luc tuan thu 20-Hinh-6
 Cảnh sát chống bạo động được triển khai tới các giao lộ vào buổi tối. Họ đã thu giữ hơn 40 quả bom xăng của người biểu tình cuối tuần qua.

Hong Kong chim trong khoi lua, bao luc tuan thu 20-Hinh-7
Cuộc biểu tình ở Hong Kong nhằm phản đối dự luật dẫn độ bùng nổ từ tháng 6/2019 và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Từ đó đến nay, hơn 2.600 người đã bị bắt giữ. Ảnh: Người biểu tình đeo mặt nạ ném lựu đạn hơi cay về phía cảnh sát hôm 20/10. 

Hong Kong chim trong khoi lua, bao luc tuan thu 20-Hinh-8
 Một thanh niên đập phá đèn giao thông trong cuộc biểu tình cuối tuần qua. 

Hong Kong chim trong khoi lua, bao luc tuan thu 20-Hinh-9
Người biểu tình ném bom cháy về phía đồn cảnh sát Tiêm Sa Chủy hôm 20/10.

Hong Kong chim trong khoi lua, bao luc tuan thu 20-Hinh-10
 Lực lượng cảnh sát chống bạo động Hong Kong phong tỏa một con phố ngày 20/10.

Hong Kong chim trong khoi lua, bao luc tuan thu 20-Hinh-11
Hơi cay mù mịt trên đường phố Hong Kong trong cuộc biểu tình cuối tuần thứ 20 liên tiếp. 

Hong Kong chim trong khoi lua, bao luc tuan thu 20-Hinh-12
 Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối chính quyền Hong Kong tuần hành trên đường phố ngày 20/10.

Hong Kong chim trong khoi lua, bao luc tuan thu 20-Hinh-13
 Một người biểu tình bị cảnh sát bắt giữ.

Hong Kong chim trong khoi lua, bao luc tuan thu 20-Hinh-14
 Những người biểu tình ném trả lựu đạn hơi cay về phía cảnh sát hôm 20/10.

Tân Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên là ai?

Tướng Pak Jong Chon, người từng là tư lệnh lực lượng pháo binh, trở thành tổng tham mưu trưởng mới của Quân đội Nhân dân Triều Tiên.

Bình Nhưỡng đã chỉ định tướng quân đội với chuyên môn về pháo binh trở thành chỉ huy quân sự mới của họ. Theo các nhà phân tích, động thái này có thể báo hiệu kế hoạch phát triển vũ khí mới của Triều Tiên.

Sự thật bất ngờ vùng đất linh thiêng của người Triều Tiên

Núi Paektu được xem là nơi khai sinh dân tộc Triều Tiên, nơi vương quốc đầu tiên trên bán đảo ra đời, cũng là nơi gắn liền với cuộc cách mạng của nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành.

Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien
 Con tàu đưa du khách đến đài quan sát nằm gần núi Paektu (Bạch Đầu), một trong những địa điểm linh thiêng nhất với người dân Triều Tiên. Núi Paektu được coi là nơi khai sinh dân tộc Triều Tiên, nơi nhà nước đầu tiên trên bán đảo (Gojoseon, 2333 TCN-108 TCN) ra đời. Ảnh: AFP.

Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-2
Mỗi năm, hàng chục nghìn người Triều Tiên đến tham quan nước Paektu, còn có tên khác là núi Trường Bạch, theo cách gọi của Trung Quốc. Ảnh: AFP. 

Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-3
Theo thần thoại Triều Tiên, núi Paektu là nơi sinh của Dangun, người lập ra vương quốc Gojoseon (Cổ Triều Tiên). Cha của ông được cho là Hwanung, con trai của Trời, và mẹ của ông là Ungnyeo, một con gấu biến thành người. Ảnh: AFP. 

Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-4
 Các vương quốc kế tục trên bán đảo bao gồm Buyeo (Phù Dư), Goguryeo (Cao Câu Ly), Balhae (Bột Hải), Goryeo (Cao Ly) và Joseon (Triều Tiên) đều coi núi Paektu là địa điểm linh thiêng. Ảnh: AFP.

Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-5
 Nằm trên biên giới Trung - Triều, núi Paektu là một núi lửa đang hoạt động cao 2.744 m, cao nhất bán đảo Triều Tiên và vùng đông bắc Trung Quốc. Trên đỉnh núi là hồ Thiên Trì, được tạo ra sau trận phun trào dữ dội của núi lửa này vào năm 946. Ảnh: Wikimedia Commons.

Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-6
 Những người tới đây thường mặc trang phục khaki gợi nhớ hình ảnh những người lính Triều Tiên trong chiến tranh cách đây hơn nửa thế kỷ. Ảnh: AFP.

Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-7
 Rừng rậm bao quanh ngọn núi là căn cứ của quân đội Triều Tiên trong thời kỳ kháng Nhật (1910-1945) cũng như của binh sĩ miền Bắc bán đảo trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Ảnh: AFP.

Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-8
 Ngọn núi được xem căn cứ địa cách mạng gắn liền với hai cố lãnh đạo Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) và Kim Chính Nhật (Kim Jong Il). Triều Tiên cũng tuyên bố đây là nơi ông Kim Chính Nhật ra đời, dù một số tài liệu nói ông sinh ra tại Liên Xô. Trong ảnh, người tham quan đi trước một bức tranh tường khắc họa hình ảnh ông Kim Nhật Thành và vợ bế con trai Kim Chính Nhật tại lối vào địa điểm được gọi là "Doanh trại bí mật" của ông Kim Nhật Thành trong chiến tranh. Ảnh: AFP.

Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-9
Tượng ông Kim Nhật Thành được dựng tại "Doanh trại bí mật". Từ nơi này, ông đã đi khắp bán đảo Triều Tiên cũng như đến Trung Quốc "để hoàn thành mục tiêu lịch sử là giải phóng đất nước". Ảnh: AFP. 

Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-10
 Một hướng dẫn viên đứng trước phiên bản dựng lại của ngôi nhà được cho là nơi ông Kim Nhật Thành sinh sống tại "Doanh trại bí mật". Ảnh: AFP.

Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-11
 Triều Tiên nói rằng có 216 bậc dẫn lên đỉnh núi, tượng trưng cho ngày sinh của ông Kim Chính Nhật 16/2 (viết theo thứ tự trong tiếng Triều Tiên là 216), song thực tế số bậc nhiều hơn như vậy. Ảnh: AFP.

Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-12
 Núi Paektu đã được khắc họa trên quốc huy Triều Tiên từ năm 1993, cũng như được nhắc đến trong Điều 169 Hiến pháp Triều Tiên, mô tả đây là "ngọn núi linh thiêng của cách mạng". Ảnh: AFP.

Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-13
 Ngọn núi cũng xuất hiện trong quốc ca hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc, cũng như trong bài dân ca "Arirang" nổi tiếng của người dân bán đảo. Ảnh: AFP.

Su that bat ngo vung dat linh thieng cua nguoi Trieu Tien-Hinh-14
Thời tiết trên núi rất thất thường, đôi khi khắc nghiệt với nhiệt độ trung bình năm là −4.9 °C. Trong mùa hè, nhiệt độ có thể lên đến 18 °C, còn mùa đông nhiệt độ có thể giảm xuống đến −48 °C. Ảnh: AFP. *) Title do Kiến Thức biên tập lại